SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Bạch Huệ

  1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức, kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cách làm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người hoàn thiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài – đức cho học sinh.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS).

Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh THCS thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đến như sau:

  • Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô  tâm,  thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. 
  • Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn…
  • Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch. 

           - Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online. 

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở lứa tuổi dậy thì rất quan trọng, là nhiệm vụ cấp thiết, ngoài việc quản lí việc học tập, việc giáo dục rèn luyện đao đức học sinh trong giai đoạn này rất khó khăn do sự chuyển biến phức tạp của tâm sinh lí tuổi dậy thì, giáo viên phải thường xuyên không ngừng học hỏi tìm hiểu để rút ra được những kinh nghiệm mới nhằm thúc đẩy và phát huy tốt vai trò giáo dục đạo đức học sinh cấp trung học cơ sở đang ở lứa tuổi dậy thì, mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu của mình đối với học sinh là giáo dục và giáo dưỡng. Trong quá trình giảng dạy ta không nên xem thường hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới.

doc 19 trang minhlee 07/03/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Bạch Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thcs_n.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Bùi Thị Bạch Huệ

  1. Phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí việc đi lại học tập của con em mình, xây dựng tốt nề nếp học tập ở nhà cũng như ở trường của các em, như : việc ghi chép bài vở ở lớp, việc học và làm bài tập ở nhà. Kịp thời phát hiện biểu hiện sa sút về việc rèn luyện học tập, từ đó có cơ sở giáo dục, động viên các em chỉnh đốn theo hướng có hiệu quả nhất . b. Đối với giáo viên bộ môn dạy lớp : Thường xuyên trao đổi, tìm hiểu tình hình học tập và thái độ rèn luyện đạo đức của các em trong các tiết học, để kịp thời uốn nắn và giáo dục những hành vi sai phạm và khen thưởng những biểu hiện tốt của các em c. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Sinh hoạt kỹ những nội dung yêu cầu của nhà trường và của lớp về việc rèn luyện đạo đức và học tập đối với các em trong năm học mới. Đề ra được kế hoạch rèn luyện đạo đức và phương pháp học tập có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các em tự đề ra những hình phạt nghiêm khắc khi bản thân vi phạm nội qui, nhằm mang tính răng đe, giúp các em khắc phục những mặc hạn chế trong việc rèn luyện đạo đức và nâng cao dần chất lượng học tập . Thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện về sự chuyển biến tâm sinh lí của các em, tạo không khí thoải mái cho các em khi tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm, xem giáo viên chủ nhiệm như một người bạn đáng tin cậy mà chúng có thể giải tỏa tâm tư thầm kín của chúng. Không cáo gắt với các em khi các em phạm sai lầm, phải thật bình tĩnh giáo dục khuyên bảo, phân tích cho các em thấy và nhận ra được lỗi sai của mình. Nếu làm ngược lại, đôi khi ảnh hưởng đến tính khí bất đồng của trẻ, từ đó việc giáo dục sẽ không mang lai hiệu quả. Phải luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu tâm lí của trẻ. Tìm hiểu kỹ về bản năng, tính cách và sự phát triển tâm sinh lí của các em đang ở mức độ nào? thông qua các buổi trò chuyện tập thể, những trò chơi trắc nghiệm tâm lí, hoạt động tập thể do đoàn - đội tổ chức . Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lối sống sinh hoạt của các em ở nhà và địa phương . Từ đó giúp bản thân người giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ hơn từng nhân cách của học sinh và có giải pháp giáo dục khác nhau dành riêng 9
  2. đã đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, từ đó các em tự hình thành ý thức học tập và rèn luyện bản thân trở thành người công dân có ích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà . d. Đối với các đoàn thể : Thường xuyên trao đổi, phối hợp thật tốt trong việc quản lí và giáo dục các em. Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc Tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nền nếp – Kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khoá; các hoạt động ”đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn” nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh. 7. Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến kinh nghiệm Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về kĩ năng sống của học sinh THCS mà đã đưa được ra các nhóm kĩ năng sống cần phải rèn luyện cho học sinh: - Nhóm kĩ năng nhận thức - Nhóm kĩ năng xã hội - Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen không lành mạnh do địa bàn dân cư sinh sống. Thông qua các câu hỏi cho học sinh trả lời về nhận thức cách ứng xử trong gia đình, nề nếp của mỗi gia đình, thông qua cách phát ngôn cửa miệng, qua việc nói chuyện tiếp xúc thì thấy rằng ở địa phương thường hay nói bậy, chửi thề, nhiều gia đình mải việc làm ăn không có người lớn ở nhà cho nên dẫn đến việc các em phát ngôn tự do, trống không là rất lớn. Với việc đánh giá học sinh còn nhiều thiếu sót trong kỹ năng cư xử, sinh hoạt hàng ngày, nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đồng chí giáo viên trong toàn trường giáo dục học sinh thông qua các giờ lên lớp chính khóa lồng ghép các chương trình giáo dục ngoại khóa để giúp các em bỏ thói quen xấu, rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa. Công việc này nhà trường đã tiến hành thường xuyên liên tục ở mọi nơi mọi lúc khi thấy các em có hành vi nói năng không phù hợp ở mọi nơi mọi lúc đều được các thầy cô nhắc nhở phân tích do đó học sinh đã ngoan hơn việc nói tục nói bậy được chấm dứt không còn hiện tượng chửi thề trong nhà trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa đi thực tế phù hợp với tâm sinh lý học sinh, qua việc sinh hoạt nhóm tập thể đã giúp các em nhận thức được bản thân tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và có hướng phấn đấu để sửa chữa, nhiều em đã từ học sinh trung bình trở thành học sinh khá, nhiều em từ mang tính tự kỷ đã dần dần hòa nhập được cộng đồng Một số học sinh chưa ngoan đã có ý thức tu dưỡng hơn. 11
  3. lai. Từ đó hình thành bước đầu kĩ năng xây dựng kế hoạch cuộc đời và đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện trong học tập cũng như tu dưỡng về mặt đạo đức. Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. Tiếp cận với những hoạt động truyền thống lễ hội của địa phương để giáo dục ý thức truyền thống cách mạng và tính gắn bó cộng đồng hình thành nên nhân cách tương thân, tương ái hướng thiện. Biết thông cảm với hoản cảnh, điều kiện của ngưởi khác. Đồng thời biết giúp đỡ những người gặp khó khăn một cách vui vẻ. Trong năm học dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được sự chỉ đạo cụ thể thông qua các chương giáo dục từng bộ môn, dạy tích hợp và các yêu cầu hoạt động xây dựng trường học thân thiện một cách đồng bộ đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Việc rèn kĩ năng của học sinh đã động viên được các em tham gia trong các hoạt động, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các bạn, các thầy cô và các thầy cô đã trở thành những người tư vấn, giải quyết giúp các em các khó khăn trong các ứng xử, va chạm trong xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em tự đánh giá được bản thân mình và biết kiềm chế bản thân có niềm tin trong cuộc sống. Các em được học tập trong các phòng học bộ môn, học ngoài trời giữa thiên nhiên đã giúp các em thấy tự tin hơn và có thể chủ động nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua chương trình rèn kĩ năng sống của tỉnh đoàn, qua cuộc nói chuyện về các hoàn cảnh đời sống thường ngày, sự trả lời tọa đàm ngay tạo sân trường với các câu hỏi gợi mở, những câu hỏi tình huống để cho các em xử lý sự việc, sự vật xảy ra và từ đó có tình cảm, thái độ biểu thị sự sẻ chia với các hoàn cảnh éo le mà cuộc vận động “vì ngưởi nghèo” đã được các em thể hiện một cách tích cực hiệu quả, giúp các bạn nghèo trong nhà trường có điều kiện học tập tốt hơn. Đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo con người toàn diện cho xã hội, với việc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: Kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý bản thân, đã có tác dụng tích cực đến kỹ năng sống của học sinh và mang lại những kết quả khả quan tích cực: - Học sinh đã nhận thức tốt về mối quan hệ thầy trò, thầy giáo cô giáo là những người cho ta kiến thức, dạy ta cách làm người, học sinh phải luôn luôn tôn trọng, lễ phép. Khi giao tiếp các em đã biết thưa gửi, biết thể hiện các hành động tôn trong thầy cô giáo, lòng biết ơn công lao người dạy bảo mình mong cho mình tiến bộ. Đồng thời nhiều em đã biết phê phán những hành vi không đúng đối với thầy cô giáo của các bạn khác. - Mối quan bạn bè cùng trường, cùng lớp các em đã hòa đồng hơn, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, biết chia sẻ niềm vui với nhau, vui trước thành công của bạn, nhưng các em cũng đã mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm khi bạn mắc sai lầm. Các em đã biết 13
  4. muốn gì? Bản thân phải nắm rõ kiến thức về sự phát triển tâm sinh lí tuổi vị thành niên, từ đó tạo niềm tin tuyệt đối của trẻ dành cho giáo viên chủ nhiệm trước những hiểu biết mà chúng đang cần tìm hiểu. Tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, tin tưởng ở người giáo viên chủ nhiệm, xem giáo viên chủ nhiệm như một người bạn thân mà chúng có thể tâm sự thoải mái, không bị gò bó bởi áp lực như ở gia đình. Thông qua việc tiếp cận với các đối tượng, bản thân mới đề ra được những biện giáo dục dành riêng cho từng cá nhân một cách phù hợp và có hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em nhận thức được con đường hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt phù hợp với con người của xã hội mới hiện nay. Với tình hình phát triển giới tính của trẻ hiện nay, chúng rất thích nghe nói về những thông tin có liên quan đến tâm sinh lí của chúng, do đó chúng sẽ thần tượng những ai mang lại cảm giác thỏa mãn được tính hiếu kỳ của chúng. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thanh niên đạt được hiệu quả cao . 2. Giáo viên phải xây dựng cho bản thân là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo : Một là, phải xây dựng cho bản thân tác phong chuẩn mực của một nhà mô phạm trong giao tiếp với trẻ như : + Mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói; nói năng mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, cử chỉ đĩnh đạc, đàng hoàng, tự tin; thống nhất giữ lời nói và việc làm . + Thái độ và những biểu hiện của thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi, ví dụ trách phạt học sinh thì phải có giọng nói dứt khoát, ánh mắt nghiêm nghị, cử chỉ rõ ràng. Ngược lại nếu khen ngợi thì lời nói, hành vi phải nhẹ nhàng hoặc sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ . + Trong trường hợp khó xử, cần phải khoan dung và trung hậu. Nhân cách mẫu mực của giáo viên tạo ra uy tín đảm bảo thành công trong giao tiếp sư phạm, nhưng phải thường xuyên rèn luyện mới có được . Hai là, phải tôn trọng nhân cách học sinh : Phải coi chúng là con người có đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động, nhận thức với những đặc trưng tâm lí riêng, bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực, có đặc điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng, giáo viên không nên áp đặt, ép buộc các em phải theo ý thầy cô một cách máy móc, duy ý chí . Ba là, phải có thiện ý trong giao tiếp với trẻ : + Giáo viên phải dốc lòng đem tài năng và trí lực phục vụ cho việc giảng dạy học sinh. + Khi nhận xét đánh giá các em , phải đảm bảo được tính công bằng , khích lệ ý chí vươn lên trong học tập của các em. Đối với học sinh có 15
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiệp vụ quản lí trường THCS – tập 04 – trường cán bộ quản lí TPHCM năm 2003 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 3. (2004- 2007) môn GDCD 3. Sách SGK 6,7,8,9 4. - Phương pháp dạy tích hợp bộ môn đạo đức trong trường trung học- NXB Đại Học QG Hà Nội - Giáo dục gia trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS-NXB Đại học QG Hà Nội - Tài liệu giáo dục giới tính : Cẩm nang nữ sinh THCS-NXB Giáo dục Việt Nam - Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS- NXB Giáo dục Việt Nam - Tâm lý lứa tuổi học sinh- NXB Đại học QG Hà Nội 19