SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lệ Tuyết

1. Thuận lợi

Đơn vị tôi công tác trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, nên cơ sở hạ tầng được quan tâm nâng cấp và đầu tư. Trong đó trường THCS cũng nằm trong tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu phải đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình. Chính vì vậy, các trường học trong địa bàn được quan tâm và đầu tư khang trang về cơ sở hạ tầng, cảnh quan sư phạm đẹp thoáng mát. Các phòng chức năng THCS được đầu tư trang bị hiện đại nhằm thúc đẩy phong trào giáo dục và học tập lan tỏa. Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường phát huy các phong trào học tập bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt câu lạc Tiếng Anh, hội thi Tài Năng Tiếng Anh, Rung chuông Vàng… tạo sân chơi lành mạnh , thú vị cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn phát huy sự sáng tạo và phát triển kỉ năng của người dạy ngoại ngữ.

2. Khó khăn:

Nơi tôi công tác là một khu vực thuộc địa bàn phần lớn người dân làm nông nghiệp, còn phụ thuộc vào cây lúa. Đời sống còn bấp bênh, khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em. Còn phó thác cho nhà trường, xã hội, ít quan tâm đến học sinh. Chính vì vậy, phần lớn ý thức học tập trong học sinh THCS chưa cao và dễ dàng bị lôi kéo các thói xấu trong xã hội phát triển ngày nay ở địa phương. Đặc biệt bộ môn ngoại ngữ , học sinh chỉ được học tập theo lí thuyết để đối phó với hình thức kiểm tra thi cử theo quy định nghành, không được thực hành kĩ năng nhiều. Dần dần , học sinh quên đi kĩ năng nói và không tự tin khi thể hiện ngôn ngữ của bản thân, có  nhiều từ nhưng không biết thể hiện như thế nào. Đơn giản vì các em sợ sai và không có cơ hội để thực hành do thời gian trên lớp hạn hẹp.   

Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh”. 

  • Lĩnh vực: Tiếng Anh
doc 27 trang minhlee 07/03/2023 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lệ Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_sinh_hoat_clb_tieng.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lệ Tuyết

  1. + Giáo viên tổng kết điểm b. Trò chơi: Sentence Arranging (có thể thay thể cho thủ thuật Jumble sentences) - mục đích: sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở tiết language focus hay các câu giao tiếp thông dụng. - Thời gian: 5-7 phút - Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị các tấm bài giấy cứng( A3 hay giấy roki) hoặc các tấm thẻ được ép plastic, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra. - Các bước thực hiện: + Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần hoạt động và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ có kèm keo nam chăm để dễ dán lên bảng + Chia nhóm (từ 2-3 nhóm) + Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho học sinh + Học sinh thảo luận và sắp xếp câu trả lời trên bảng + Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho đội + Giáo viên tổng kết: đội nào nhiều điểm hơn thì thắng trò chơi c. Trò chơi : Concertration (có thể thay thể cho hoạt động học tập Pelmanism). - Mục đích: trò chơi này được sử dụng để ôn các từ vựng hay điểm ngữ pháp và được thực hiện ở giai đoạn đầu hoạt động - Thời gian: 6-8 phút - Chuẩn bị : giáo viên phải chuẩn bị một bảng phụ như sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 - Các bước tiến hành: + Giáo viên chia lớp thành nhóm nhiều hay tùy số lượng học sinh + Các nhóm oẳn tù tì hoặc bắt thăm để phân định thứ tự lượng đi + Nhóm đến lượt đi sec gọi ra 2 số và giáo viên phải viết nội dung như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng 9
  2. + Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số, giáo viên phải viết nội dung như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng. 1 2 fly 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 flew 15 16 17 18 19 20 + Khi 2 nội dung phù hợp nhau thì giáo viên cho nhóm 1 điểm và giáo viên phải gạch 2 nội dung đó đi nhưng vẫn để chúng trên bảng. Nhóm này sẽ được đi thê lượt nữa. + Nếu như 2 nội dung không phù hợp nhau thì giáo viên phảo xóa chúng và lượt chơi dành cho đội khác + Giáo viên tổng kết điểm: nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng trò chơi. Minh họa qua giáo án Powerpoint với thủ thuật “Concertration” d. Trò chơi: spelling bee - Mục đích: trò chơi này được sử dụng để nhớ lại các từ vựng , ngữ pháp . - Thời gian: 3-5 phút - Các bước thực hiện: + Giáo viên chia nhóm (2 nhóm) và chọn 2 dãy học sinh (hàng ngang hoặc hàng dọc) đại diện cho 2 nhóm đứng lên tại chỗ. + Giáo viên hướng dẫn nội dung trò chơi rằng sẽ đưa ra từ yêu cầu học sinh nói ra một từ khác cùng chủ đề hoặc cùng từ mà học sinh đưa ra. 11
  3. e. Guessing game: Ở trò chơi này học sinh có thể đoán từ, đoán đồ vật hoặc đoán nghề nghiệp thông qua một số gợi ý: + Đoán đồ vật Học sinh chơi theo cặp (pairs work). Người tổ chức sẽ cho học sinh ở mỗi cặp được bốc thăm từ mà họ được miêu tả và gọi tên đúng. Sau đó hai học sinh đứng đối diện nhau, người được bốc thăm sẽ gợi ý 3 câu về đồ vật mà họ được nhận, học sinh còn lại sẽ đoán tên đồ vật đó căn cứ vào lời miêu tả của bạn mình. Ví dụ: Học sinh bốc thăm được từ “table” - It is made of wood, - It has four legs. - It is used for people to write + Đoán từ về địa điểm: Người tổ chức đưa ra 3 gợi ý, nếu trả lời được ở 3 gợi ý đầu tiên sẽ được 30 điểm, ở gợi ý thứ hai được 20 điểm và có câu trả lời đúng ở gợi ý cuối cùng sẽ được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi gợi ý là 15 giây + Đoán nghề nghiệp: Ở trò chơi này học sinh có thể chơi theo cặp hoặc theo nhóm (pairs work or group work). Ở mỗi đội sẽ thống nhất và cử ra một đại diện của tổ mình để miêu tả về nghề nghiệp nào đó thông qua hành động (kịch câm). Đội bạn sẽ quan sát và đoán tên nghề nghiệp mà đại diện của đội bạn vừa thể hiện. f. Picture description Ở trò chơi này học sinh theo đội (group work) sẽ được tính chung cho tất cả đội. Mỗi đội sẽ có thời gian chuẩn bị vẽ một bức tranh theo chủ đề tự chọn, sau đó cử đại diện để thuyết minh cho bức tranh đó. Thông qua trò chơi này sẽ giúp các em phát triển kĩ năng nói trước đám đông, đồng thời phát hieenh năng khiếu về môn mỹ thuật của học sinh. g. Quizzes Phần trò chơi này có thể dành cho khán giả hoặc các đội chơi bằng cách tính điểm trực tiếp nếu trả lời đúng. 13
  4. - Tổ trưởng phải xây dựng cơ cấu tổ chức và chương trình hoạt động, trình Lãnh đạo nhà trường để xem xét, bổ sung và ký duyệt. - Trong tổ bộ môn phải có sự thống nhất, đồng tình về sự phân công và chương trình hành động. a) Cơ cấu tổ chức bao gồm - Chủ nhiệm câu lạc bộ: Thành viên ban giám hiệu (Có sự theo dõi của Tổ trưởng chuyên môn). - Các thành viên phụ trách các mảng chuyên môn, văn nghệ b) Nhiệm vụ: - Chủ nhiệm câu lạc bộ: Chỉ đạo và quản lý chung, cộng tác với các thành viên xây dựng chương trình hoạt động, đề xuất ý kiến, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên. - Thành viên: Các thành viên trong câu lạc bộ phải chấp hành sự phân công, chỉ đạo của các nhóm trưởng và thầy cô có trách nhiệm trong câu lạc bộ. Đảm bảo thực hiện đúng lịch sinh hoạt của câu lạc bộ và sinh hoạt có hiệu quả. 3.4.2. Chương trình hoạt động: - Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải vừa sức với khả năng của học sinh theo từng khối lớp, chủ điểm của các hoạt động lời nói phải gần gũi với đời sống xung quanh, phải thực tế và bám sát chương trình học chính khóa. - Chương trình hoạt động cho cả năm ban tổ chức phải xây dựng và trình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo và Ban giám hiệu ngay từ đầu năm. - Chương trình sinh hoạt định kỳ: 1 lần / tháng . Chương trình sinh hoạt định kỳ ban tổ chức phải xây dựng trước 2 tuần để có sự chuẩn bị chu đáo. - Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa việc rèn luyện chuyên môn và các hoạt động văn nghệ, trò chơi bổ trợ khác. Chương trình phải thật sự lôi cuốn học sinh. - Chương trình hoạt động phải thường xuyên có sự thay đổi, cải tiến hoặc làm mới các hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả của câu lạc bộ. - Trong sinh hoạt câu lạc bộ, ban tổ chức phải chú trọng đến mảng hình thức trang trí và phần âm nhạc, cho từng chương trình. 15
  5. làm được điều này thì CLB sẽ lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả của CLB. Đối với công tác phối hợp, hỗ trợ cho sinh CLB là rất cần thiết: + Ban giám hiệu: cần quan tâm, tham vấn tổ trưởng chuyên môn, tạo điều kiện tốt nhất để CLB sinh hoạt đúng định kì , động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh cũng như giáo viên tham gia sinh hoạt. Một trong những điều kiện tối ưu cho hoạt động CLB thành công , đó chính là cơ sở vật chất, địa điểm, âm thanh, màn hình chất lượng sẽ giúp cho hoạt động thành công. Từ đó, dẫn đến sự ham thích cho hoạt động lần sau. + Công tác thư viện: thường xuyên mở cửa thư viện, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham khảo, tìm các thông tin chủ đề sinh hoạt trước sinh hoạt. Giúp học sinh có tính tự chủ, học hỏi trao dồi kiến thức kĩ năng trong học tập. + Phòng bộ môn Tin học – Tiếng Anh: nên thường xuyên mở cửa để học sinh tìm thông tin trên Internet để phục vụ cho sinh hoạt CLB, qua đó học sinh phát huy kĩ năng sử dụng vi tính thuần thục. + Công tác xã hội hóa: nhằm giúp cho buổi sinh hoạt CLB thêm phần sinh động, cuốn hút học sinh. Trước hết, tài chính là một trong những yếu tố giúp hoạt động CLB thành công. Chúng ta cần có những phần quà nho nhỏ tặng trong các hoạt động đến học sinh, để tạo niềm vui , sự động viên tinh thần cho các em. Bên cạch, tài chính cũng giúp chúng ta trang bị các dụng cụ, thiết bị sinh động hỗ trợ cho tiết sinh hoạt thêm phần lôi cuốn người tham gia sinh hoạt. 3.4.3 Dưới đây là một số gợi ý: - Trình bày quan điểm theo các chủ đề, trả lời các câu hỏi. -Trình bày các kinh nghiệm học tập, trả lời các câu hỏi để chia sẻ kinh nghiệm với các học sinh khác. - Đưa ra tình huống, tổ chức thi giữa các nhóm trong cùng một khối. Hoạt động này hết sức phong phú, gần gũi với các chủ đề trong chương trình chính khóa, và rất thiết thực với các em học sinh. Tuy nhiên yêu cầu thực hiện các đơn vị lời nói phải phù hợp với đối tượng học sinh trong từng khối học. Ban tổ chức không nên đặt nặng về kỷ năng ngôn ngữ mà nên chú trọng và phát huy về sự dạn dĩ, sử dụng được đơn vị lời nói có tính thông báo và sự linh hoạt sáng tạo của các em. 17
  6. - Câu lạc bộ sẽ thực hiện sơ và tổng kết và báo cáo hoạt động ở cuối học kì. Từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động sau. 19
  7. Hình ảnh hoạt động câu lạc bộ Năm học 2014 -2015 21
  8. 2. Kết quả điều tra vào cuối tháng 4/ 2018 (năm học 2017 – 2018) Số lượng học sinh tham gia CLB của học sinh: Đối tượng điều tra Thích tham gia Ngại tham gia khối SL SL TL% SL TL% K6 200 145 72.5 55 27.5 K7 195 173 88.7 22 11.3 K8 175 156 89.1 19 10.9 K9 250 175 70.0 75 30.0 TT 820 649 79.1 171 20.9 V. Mức độ ảnh hưởng: Qua việc thực hiện CLB Tiếng Anh từ năm học 2016 đến nay, sáng kiến kinh nghiệm này dễ dàng thực hiện trong nhà trường và cho tất cả GVBM giảng dạy môn Tiếng Anh. Với các giải pháp giúp câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động hiệu quả hơn, giúp học sinh nhận định tự tin vào khả năng ngôn ngữ của bản thân để thể hiện bản thân. Giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và phát huy kỹ năng mà được rèn giũa nơi câu lạc bộ. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường cũng như huyện nhà. Bên cạnh đó, người giáo viên được phát huy và vận dụng các kiến thức được đào tạo vào thực tế, giúp học sinh hứng thú học bộ môn và có cách nhìn tích cực về kiến thức ở ghế nhà trường vào thực tế cuộc sống. Hơn thế nữa, bằng các hình thức khen thưởng với những phần quà “ticker” gây sự yêu thích, tò mò về hoạt động câu lạc bộ đã động viên tinh thần học tập của học sinh. Từ đó, câu lạc bộ có kế hoạch đổi quà dụng cụ học tập cho học sinh. Đã thu hút số lượng thành viên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh tăng đáng kể. Năm học 2017 -2018, với sự chuẩn bị nhiều năm trước, đội tuyển tiếng Anh của nhà trường tham gia thi “ Tài năng tiếng Anh cấp huyện “ cũng đã đạt được giải khuyến khích cấp huyện. Đây chính là sự nổ lực, hiệu quả của cách nhìn nhận, học tập môn tiếng Anh thay đổi trong học sinh. Với một số kinh nghiệm trong hoạt động duy trì và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng anh tại trường và một số giải pháp có hiệu quả trong tổ chức CLB. Tôi nhận thấy rằng sáng kiến này dễ dàng áp dụng cho tất cả tổ bộ môn và giáo viên trong và 23
  9. mỗi Giáo viên, tổ bộ môn Tiếng anh có thể tổ chức và duy trì CLB Tiếng Anh để giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và học tốt môn Tiếng Anh đồng thời góp phần nâng cao việc dạy và học Tiếng anh trong trường THCS hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trên đây là một số giải pháp của bản thân trong việc tổ chức sinh hoạt CLB Tiếng anh mà tôi đã thực hiện tại trường trong những năm qua. Tuy nhiên với kinh nghiệm và thời gian viết còn hạn chế, mong ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp góp ý cho tôi để sáng kiến hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của Huyện nhà đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn. Định Mỹ, ngày 15 tháng 11 năm 2019 Người Viết 25
  10. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I- Sơ lược lý lịch tác giả: 1 II. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1-2 III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: 3 3. Nội dung sáng kiến 4 V. Hiệu quả đạt được 21 VI. Mức độ ảnh hưởng 23 VII. Kết luận 24 27