SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực học đường trong công tác chủ nhiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Định Mỹ

          Trường nằm trên bờ sông Long Xuyên – Rạch Giá (kênh Thoại Hà), những năm gần đây đường sá hầu hết được bê tông hóa nên việc đi lại thuận lợi. Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế của đa số người dân vẫn còn nhiều khó khăn do giá lúa không ổn định, một bộ phận không có ruộng đất thì đời sống càng bấp bênh. 

          Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã có một cơ ngơi khá ổn định. Diện tích của trường đáp ứng đủ qui định, điều kiện sân bãi ổn định cho việc vui chơi, sinh hoạt và học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng và chất lượng. Các hoạt động của trường được phát triển theo hướng toàn diện và bền vững, chất lượng giáo dục được cải tiến rõ nét, đạt thành tích cao trong hoạt động giáo dục ngày càng nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát huy và thể hiện rõ nét góp phần hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Mối liên kết giữa 3 môi trường giáo dục ngày càng chặt chẽ hơn.

         Tuy nhiên, như đã nêu trên phần lớn gia đình HS có hoàn khó khăn phải bỏ đi làm ăn xa, con em gửi lại cho người thân để các em được đến trường, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp bên cạnh những thuận lợi giáo viên chủ nhiệm còn gặp phải những khó khăn.

1. Thuận lợi:

Đối với trường, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.

Gia đình học sinh đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...

docx 22 trang minhlee 07/03/2023 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực học đường trong công tác chủ nhiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_han_che_bao_luc_hoc_duong_trong_cong_t.docx

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp hạn chế bạo lực học đường trong công tác chủ nhiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Định Mỹ

  1. Trước hết giáo viên phải làm cho HS hiểu bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân của hành động bạo lực học đường xảy ra dưới những hình thức nào? Hậu quả của nó? Cách phòng tránh khi xảy ra bạo lực học đường 3.1.1. Bạo lực học đường là gì? Có thể hiệu bạo lực học đường là những biểu hiện dẫn đến hành vi cụ thể như xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. 3.1.2. Nguyên nhân Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. • Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ). • Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. • Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. • Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. 3.1.3. Hậu quả - Với nạn nhân: • Tổn thương về thể xác và tinh thần. • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. • Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. - Người gây ra bạo lực: • Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” là mất dần nhân tính. 7
  2. - Xây dựng cộng đồng văn hoá tạo môi trường lành mạnh, vững chắc, cơ hội sống tích cực: Chúng ta tạo các mối quan hệ xã hội tích cực cho người chưa thành niên nói chung và học sinh nói riêng bằng cách mở rộng các chương trình đào tạo kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tạo các sân chơi lành mạnh để thanh thiếu niên sống tích cực, không tham gia vào các hoạt động tiêu cực. Đồng thời cần chủ động đưa người chưa thành niên tham gia vào các hoạt động cộng đồng có ích, tránh để người chưa thành niên rơi vào tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” hoặc trầm cảm, suy nghĩ lệch lạc và có hành vi tiêu cực. - Nhà trường ngoài việc dạy chữ, truyền đạt những kiến thức cơ bản cần hết sức quan tâm và giành nhiều thời lượng dạy về kỹ năng sống, kỹ năng làm người thông qua việc giáo dục về đạo đức truyền thống, lịch sử, pháp luật, giao tiếp trong gia đình và xã hội. Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, thông báo thường xuyên, kịp thời về kết quả học tập, thời gian học tập những thay đổi về tư cách đạo đức, những biểu hiện lệch lạc trong lối sống của các em với gia đình để có biện pháp kết hợp cùng giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Trên đây là những giải pháp để giúp HS phòng tránh bạo lực học đường, tùy theo đặc điểm từng lớp, từng lứa tuổi và từng đối tượng mà giáo viên có thể giáo dục HS. GV cần cho HS thấy những tấm lòng cao cả bằng cách nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Từ đó hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp đỡ bạn bè nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. 3.2. Thời gian thực hiện: Bắt đầu năm học 2018 - 2019 và 2019-2020 3.3 . Biện pháp tổ chức : Một giờ sinh hoạt lớp có sự đầu tư kỹ lưỡng với tính mới mẻ, sáng tạo sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. Một trong những hướng thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Với hướng này, có thể “biến” giờ sinh hoạt lớp thành một trò chơi tập thể mang đầy tính giáo dục. Vì vậy GVCN lớp 9
  3. + Nêu vấn đề qua trò chơi. + Nêu vấn đề qua tiểu phẩm, kịch nghệ. + Nêu vấn đề qua film, ảnh và phương pháp động não. + Nêu vấn đề qua Gameshow 3.3.6. Giải quyết vấn đề: Kĩ năng giải quyết vấn đề và thực hành các biện pháp - Mục đích là cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đang đặt ra. - Cung cấp cho các em những biện pháp cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề nêu trên một cách hiệu quả. - Giúp các em nắm vững các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề - Các hình thức giải quyết vấn đề: + Đố vui. + Ghép truyện tranh. + Trò chơi. + Phỏng vấn. + Thảo luận nhóm. + Thuyết trình. + Tranh ảnh. + Gameshow 3.3.7. Tổng kết vấn đề: khắc sâu ý chính và áp dụng thực tế - Tổng kết (Rút ra thông điệp từ hoạt động): + Giúp HS đúc kết các ý chính đã triển khai. + Khi tổng kết, nên mời các em lặp lại các thông điệp ngắn gọn của từng ý chính. - Hoạt động giáo dục tích cực: Rút ra bài học từ hoạt động và mời gọi áp dụng vào thực tế. - Các hình thức tổng kết và giáo dục tích cực: + Tổng kết bằng cách: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận hoặc cho từng cá nhân thể hiện quan điểm, thái độ hoặc thực hành hoạt động tập thể. + Giáo dục tích cực: có thể cho HS chủ động đề nghị những biện pháp thực hành ngoài cuộc sống hoặc lập phiếu nhóm, phiếu cá nhân - Kết thúc hoạt động: Thường là một bài hát tập thể sôi động. 11
  4. ( ảnh minh họa ) 15
  5. chửi thề, gây gổ, đánh nhau, trốn học, gian lận trong thi cử thậm chí nhiều HS vi phạm pháp luật. Thống kê mỗi năm, cả nước có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trung bình 5 vụ / ngày. Nhiều vụ bạo lực học đường trở thành bức xúc của xã hội như nhiều HS “đánh hội đồng” 1 HS khác rồi quay clip tung lên mạng xã hội ( Trích báo An Giang ngày 7/10/2019) Bước 3: Kết luận Các em thân mến, như vậy nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Nếu muốn ngăn chặn thì mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế để tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Muốn vậy thì trước hết các em phải giữ môi trường học tập thân thiện, lành mạnh trong học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ! 5.2. Nội dung 2: Thực hiện tình yêu thương, giúp đỡ bạn cụ thể như thế nào? * Bước 1: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về trách nhiệm của mình trong việc thể hiện tình yêu thương và giúp đỡ bạn khi gặp bạn đánh nhau, hoặc việc đó xảy ra với chính bản thân mình. Giáo viên cho các em diễn tiểu phẩm về tình huống xảy ra. Ví dụ: Như tình huống đã nêu trên * Bước 2: Kết luận: Thông qua tiểu phẩm, chúng ta cần hiểu rõ được việc đánh nhau là rất có hại, nó sẽ ảnh hưởng từ rất nhiều đến hành vi, nhân cách và tâm lí học sinh , vì thế bản thân các em phải biết tự nhìn nhận ra những yếu tố nào có lợi và không có lợi cho bản thân để từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng với chính bản thân mình lúc, đừng bao giờ vì bất cứ điều gì và hãy suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi lựa chọn cách giải quyết vấn đề đúng nhất, đừng vì một phút suy nghĩ nhất thời, bồng bột mà làm hại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình đôi khi gây hậu quả khó lường . Tình bạn là không thể thiếu trong 17
  6. + Học sinh biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, các em có ý thức hơn trong cách cư xử, giao tiếp với bạn bè, biết cách xử lí các mâu thuẫn phát sinh theo chiếu hướng tích cực. + Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 95%. + Thái độ và ý thức học tập tốt của học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh cảm nhận được tình bạn hồn nhiên trong sáng. - Đối với học sinh: + Đa số học sinh đã chủ động, tích cực và hăng say hơn khi tham gia các hoạt động học tập, các buổi lao động do trường tổ chức, không có học sinh gây gỗ, đánh nhau. + Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan ngoãn và có tinh thần tự giác, tự lập cao trong việc giúp đỡ và bảo vệ bạn. + Học sinh biết cách xử lí các tình huống có vấn đề như: khi thấy bạn có biểu hiện cãi vả hay đánh nhau. Kết quả đạt được cuối năm của HS lớp chủ nhiệm năm 2018 - 2019 là hạnh kiểm tốt 100% V. Mức độ ảnh hưởng: Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về phía năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những nguyên nhân từ phía nhà trường, gia đình học sinh hay các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn khi những năm đầu mới được phân công làm công tác chủ nhiệm. Nhưng sau một thời gian làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra rằng chính mình sẽ làm thay đổi cách thức chủ nhiệm của mình, để có thể làm tốt được công tác chủ nhiệm. Chính vì lí do đó, bản thân tôi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp có thể áp dụng được cho công tác chủ nhiệm đối với bất kì môi trường nào, đối tượng học sinh nào. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, bản thân đã tìm ra được một số giải pháp trong đó có áp dụng giáo dục lồng ghép các kỹ năng để làm tốt công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm đó vào công tác chủ nhiệm của mình và đã đạt được rất nhiều những thành công. Những thành công ấy không chỉ cho chính bản thân mình mà còn cho cả chính tập thể lớp mình chủ nhiệm. 19
  7. nhà giáo dục. Khi làm tốt hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng đều có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng mỗi thế hệ học trò yêu dấu. Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực của mỗi giáo viên vì vậy GVCN cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác, nhà giáo là một người trí tuệ, giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như người cha, người mẹ, đúng như câu nói: “Cha mẹ cho con hình hài, vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để em vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 21