SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Kim Yến

  * Tình hình đơn vị:

Nơi tôi công tác là một xã nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, dân cư chủ yếu là làm nông nghiệp, làm mướn. Tình hình giáo dục của xã những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, người dân bắt đầu có sự quan tâm đến giáo dục. Hệ thống trường lớp có nhiều phát triển, Trường tôi công tác đóng trên địa bàn của xã, rất thuận lợi cho học sinh đi học. Năm học 2018- 2019 này trường có 19 lớp với tổng số học sinh là hơn 600 em. Tổng số các bộ nhân viên là 49, đáp ứng đủ cho việc phân công giảng dạy.

           *  Thuận lợi:

     - Được sự quan tâm của Chi bộ nhà trường, sự phối hợp, kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, nhất là Hội CMHS.

- Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã, các tổ chức đoàn thể.

- Đa số CB – GV – CNV nhiệt tình trong công tác, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động.

- Nề nếp HS tiếp tục được củng cố và ngày càng tiến bộ hơn trước. Việc đào tạo HS phát triển một cách toàn diện ngày càng được chú trọng đồng thời nhiều phong trào được tổ chức hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học. 

- Cơ sở vật nhà trường hoàn thiện tạo điều kiện cho việc tăng cường nề nếp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.

- BGH có sự đầu tư lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong điều kiện lực lượng giáo viên hiện có.

- Đa số giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác, quan tâm khá sâu sát với HS lớp chủ nhiệm, thực hiện khá tốt sổ sách quản lý lớp góp phần quan trọng vào việc xây dựng nế nếp giáo dục và học sinh.

           *  Khó khăn:

- Một bộ phận gia đình HS thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường nên hàng năm nhiều HS vi phạm nội quy trường lớp bị đưa ra hội đồng kỉ luật của trường xem xét, xử lí. 

- Một số GVCN chưa theo sát phong trào và các hoạt động của lớp.

- Một bộ phận HS chưa hưởng ứng tích cực các phong trào do trường và Đoàn Đội tổ chức.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh trong học sinh có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn chậm.

- Việc phối hợp của Đoàn – Đội  với GVCN chưa đồng bộ, chưa điều tay.

- Dù có cố gắng liên hệ gia đình học sinh và phối hợp với địa phương nhưng hiệu quả vận động học sinh trở lại lớp chưa cao.

- Nề nếp tự quản trong học sinh dù được quan tâm xây dựng nhưng đạt hiệu quả chưa cao ở nhiều lớp. Vai trò của cán bộ lớp chưa được phát huy đúng mức.

- Một số giáo viên chưa thực sự gắng bó, quan tâm sâu sát với học sinh lớp chủ nhiện nên việc năm bắt giải quyết một số biểu hiện của học sinh chưa kịp thời ít hiệu quả.

      * Tên sáng kiến: Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh.

      * Lĩnh vực: Chủ nhiệm

doc 31 trang minhlee 07/03/2023 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_doi_voi_viec_g.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Kim Yến

  1. vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thường hay vi phạm đạo đức. b. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp 9A3 trong năm học 2018 -2019: Hạnh kiểm Sỉ số Tốt Khá Đầu năm 32 30 02 Cuối năm 32 32 0 2. Lợi ích thu được khi sáng kiến được áp dụng ➢ Tích cực: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. ➢ Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, uống rượu, đánh nhau có hung khí, tham gia buôn lậu thuốc lá qua biên giới. Trong năm học trường đã xử lý kỷ luật 09 trường hợp từ mức cảnh cáo đến đuổi học một tuần. ➢ Nguyên nhân tiêu cực: - Khách quan: + Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em. + Cha mẹ giàu có, nuông chiều cho tiền nhiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục. + Tình hình phức tạp, đời sống nhân dân còn khó khăn, tệ nạn xã nhiều, cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trò giáo dục của mình. + Đa số người dân địa phương nghèo phải đi làm để kiếm sống cho cả gia đình. - Chủ quan: + Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỷ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt. 19
  2. cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội. 1.1.3. Cách làm 1.1.3.1. Đối với Hiệu trưởng - Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. - Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh. - Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quan sư phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh. - Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt. - Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ trường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2011. - Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng. - Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm. 21
  3. Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do đó giáo viên nhất là giáo viên dạy GDCD phải được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy . Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy học GDCD là hành động phù hợp với các các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Nếu học sinh không có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệu quả. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở nhà trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được phát triển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ở THCS. * Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THCS - Từ những sự đổi mới của chương trình SGK thì việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạy học phải là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu tượng, khô khan áp đặt. - Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội. - Phối hợp sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, động não, đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đàm thoại, kể chuyện, trình bày trực quan, đề án, điều tra thực tiễn, báo cáo, nêu gương, khen thưởng, trách phạt. 23
  4. GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Nội dung 1.3.2.1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao - Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp mình chủ nhiệm. 1.3.2.2. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học - Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, GVCN phải nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học. 25
  5. - Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh. - Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ. - Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. - Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. - GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: * Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân: - Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Thứ hai, người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và học sinh, phải tôn trọng và yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình cảm như thế ấy. - Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh. Qua quá trình thực hiện các biện pháp đề xuất đã nêu, tôi thấy việc áp dụng “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để giáo dục đạo đức học sinh” đã giúp cho học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đến nay, tôi đã có niềm tin và khẳng định được việc nhận xét thường xuyên thay cho điểm số không hề ảnh hưởng đến kết quả học tập của 27
  6. - Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và đạo đức của học sinh mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường THCS vùng nông thôn nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh./. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Người viết sáng kiến 29
  7. 1. Nghiệp vụ quản lý trường THCS – tập 4- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003. 2. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS- tập 2- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003. 3. Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam. 4. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ 3( 2004-2007) môn GDCD- vụ giáo dục trung học. 5. Th.s Nguyễn Thị Cúc – Lý luận giáo dục – Khoa sư phạm trường ĐH An Giang. năm 2006. 6. Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. 7. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học. 31