SKKN Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục huyện, chính quyền các cấp đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học của trường chúng tôi đạt hiệu quả cao nhất.
- Trang bị đầy đủ phòng chức năng, đồ dùng dạy học từ đó tạo hứng thú cho GV và học sinh trong giảng dạy cũng như trong học tập.
- Cảnh quan nhà trường thoáng mát, sạch đẹp cho các em vui học.
- BGH có sự đầu tư lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong điều kiện lực lượng giáo viên hiện có.
- Đa số giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác, quan tâm khá sâu sát với HS lớp chủ nhiệm, thực hiện khá tốt sổ sách quản lý lớp góp phần quan trọng vào việc xây dựng nề nếp giáo dục học sinh.
* Khó khăn:
- Việc phối hợp của Đoàn – Đội với GVCN chưa đồng bộ, chưa điều tay.
- Dù có cố gắng liên hệ gia đình học sinh và phối hợp với địa phương nhưng hiệu quả vận động học sinh trở lại lớp chưa cao.
- Nề nếp tự quản trong học sinh dù được quan tâm xây dựng nhưng đạt hiệu quả chưa cao ở nhiều lớp. Vai trò của cán bộ lớp chưa được phát huy đúng mức.
- Một số giáo viên chưa thực sự gắn bó, quan tâm sâu sát với học sinh lớp chủ nhiệm nên việc nắm bắt, giải quyết một số biểu hiện của học sinh chưa kịp thời ít hiệu quả.
- Tên sáng kiến: “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM THCS”
- Lĩnh vực: công tác chủ nhiệm .
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_gio_sinh_hoat_chu_nhiem.doc
Nội dung text: SKKN Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” Nguyễn Ngọc Kha Lười học bài cũ , không làm bài 5,9 Khá tập, không nghiêm túc trong thi 5 cử, thầy cô nhắc nhỡ thì có biểu hiện vô lễ, đi học dùng môi son, . Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trở thành học sinh các biệt: Sau khi đã phân loại học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào thì giáo viên tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở thành cá biệt như vậy. Bản chất của một con người vốn rất tốt đẹp như Khổng Tử từng nói “ Nhân chi sơ tính bản thiện” Vậy thì ai, cái gì đã biến học sinh của mình trở thành cá biệt như vậy? Đó là công việc không hề đơn giản mà cần đến cái tâm của người làm nghề giáo, giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, tìm gặp đến gia đình và nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất. Việc giáo dục học sinh các biệt mỗi người có mỗi cách khác nhau nhưng theo tôi sự gần gũi, yêu thương, vỗ về các em là hữu hiệu nhất. Người giáo viên chủ nhiệm phải thật sự có tâm, nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu thương học sinh và cần có một phương pháp đúng đắn, không vì sự hư hỏng của các em mà bỏ mặt các em được, hãy coi học sinh cá biệt như một sự thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua, đừng coi đó là sự đen đủi khi chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt. Muốn thành công được thì giáo viên phải có tâm huyết yêu nghề, yêu học trò, giáo dục các em từ học sinh cá biệt thành những con ngoan, trò giỏi, đó là thành tích cao nhất của mình . Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức được vai trò của việc học tập đối với cuộc đời mình mà chỉ đi học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được gặp bạn bè, để tránh việc nhà, các em học cho có chứ chẳng có ý thức học để làm gì, có tác dụng như thế nào cho cuộc sống sau này của mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học Page 17
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” các em đưa ra. Tôn trọng cả sự cá biệt của các em vì mỗi con người một tính cách độc đáo cần được tôn trọng. Xin đừng áp đặt thô bạo đối với các em, không xúc phạm làm tổn thương danh dự của các em trước tập thể, cố gắng thận trọng khi phát ngôn vì học sinh cá biệt rất nhạy cảm. - Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì học sinh cá biệt là thử thách rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kiềm chế của mỗi giáo viên, không nên nóng vội, không nên khắt khe với các em, không nên đe dọa và thành kiến với các em. Đừng nhắc đi nhắc lại lỗi của các em vì như thế sẽ tạo nên sự xấu hổ và dần dần sẽ chai lì. - Phải kiên quyết cứng rắn, lời nói đi đôi với việc làm, đừng nói suông, đã nói phải thực hiện, dù gần gũi với các em nhưng vẫn giữ khoảng cách thầy trò. - Học sinh cá biệt dù có khó giáo dục đến đâu thì bên trong các em vẫn luôn tìm ẩn nhưng nhân tố, những phẩm chất tích cực, như khổng tử có câu: "Nhân chi sơ, tính bản thiện", nếu có phương pháp đúng đắn chúng ta vẫn khơi gợi để làm thức tỉnh các em từ đó phát huy, làm điểm tựa cho các em, khôi phục lại niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, để các em vứt bỏ đi sự tự ti, mặc cảm mà tự giác, chủ động hội nhập với các bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của các em để các em có thể vượt qua sự tự ti mặc cảm để trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội. - Thầy cô nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, đừng quan trọng hóa vấn đề, tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội sửa chữa, hãy tin tưởng và chờ đợi sự thay dổi và chuyển biến của các em, thầy cô càng nóng vội càng tạo áp lực cho các em, càng làm các em bối rối và càng sa vào đối phó. - Thầy cô nhìn nhận sự tiến bộ của các em không quá khắt khe, nên có cái nhìn bao dung, độ lượng, chân tình, vị tha, trân trọng sự tiến bộ, thay đổi của các em dù là việc nhỏ nhất vì đó là cả một sự nổ lực và cố gắng rất lớn từ các em, mạnh dạn biểu dương các em trước tập thể, đừng tiết kiệm lời khen ngợi với các em vì một lời động viên khen ngợi có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm điểm. Page 19
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” khấu, em đã góp sức của mình vào thành tích cho phong trào của lớp, đó là sự cố gắng và nổ lực của em, tập thể ghi nhận và tôi ghi nhận, tôi thầm mừng vì mình đã thay đổi được một phần ở em để em được ngoan hơn. Vì vậy trong tiết sinh hoạt lớp tôi đã tuyên dương em trước tập thể, đó là động viên tinh thần nhưng vô cùng có ý nghĩa đối với em và cũng làm nôi cho các em khác. Em Nguyễn Trường Hải: So với các bạn trong lớp thì em Hải là một học sinh khá cá tính, em học thuộc loại khá của lớp, và có thể nói là thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Nhưng em cũng có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ em phải làm ăn xa, em ở nhà sống với ông bà ngoại, những năm học trước em là một học sinh rất ngoan, chăm chỉ nhưng từ khi bố mẹ đi làm ăn xa thì em lại thay đổi tính nết, đó cũng là điều dễ hiểu bởi lứa tuổi của em là tuổi đang ăn đang lớn , mê chơi mà không ai dạy dỗ. Vì vậy bắt đầu từ năm học trước em thay tính đổi nết hẳn đi, hay nói chuyện trong giờ học, cười nói vô tư với bạn bè mà không cần biết có thầy cô trong lớp, khi thầy cô nhắc nhở thì em biện minh cho hành động của mình, môn học nào, thầy cô nào em không thích thì trong tiết học ấy em cứ nói chuyện, mặc dù được nhiều thầy cô nhắc nhở nhưng em vẫn không sửa chữa. Bên cạnh đó em lại yêu đơn phương một bạn nữ trong lớp, xăm tên mình và bạn ấy trên tay. Một lần trao đổi giữa tôi và em, tôi khuyên em nhiều điều nhưng cũng chưa làm em thay đổi được vì cái gì cũng có thời gian, phải kiên trì, phải chờ đợi, mặc dù trong các tiết học tiếp theo em không bị thầy cô nhắc nhở và ghi vào sổ đầu bài nữa nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhỡ em thường xuyên, trao đổi với gia đình em về tình hình học tập ở trường của em, tôi không lo về học tập của em nhưng tôi lo rằng sự thay đổi tính nết dần dần làm em suy thoái về đạo đức bởi trong xã hội thời bây giờ cái tốt học lâu nhưng những tệ nạn xấu trong học đường thì xâm nhập rất nhanh đặc biệt đối với những em học sinh cá biệt. Và qua một thời gian sau tôi đã thấy được sự thay đổi dần trong em, em ít nói leo hơn, em ít nói chuyện hơn trong giờ học những môn như Toán hay tiếng anh nữa, tôi thiết nghĩ sự động viên, an ủi, vỗ về của tôi đối với em đã đạt hiệu quả dù chưa cao nhưng Page 21
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” Đối với trường hợp các em: Tô Thanh Phú, Nguyễn Ngọc Kha, Lê Văn Sang, : Các em đều là con trong những gia đình có điều kiện, có lẽ do công việc làm ăn nên bố mẹ ít quan tâm, không có thời gian để theo dõi các em một cách sát sao hơn trong học tập, do đó các em bị buông lỏng nên từ chỗ ham chơi đến chán học, các em đến trường là chỉ để đối phó với bố mẹ, để khỏi bị đánh đòn chứ không có ý thức trong việc học tập, trong giờ học các em không ghi chép bài, hay nói chuyện, khi thầy cô nhắc nhở thì các em tỏ thái độ không thích hoặc chỉ chép đối phó, Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tôi đã phân tích cho các em thấy phải trái để các em nhận ra lỗi lầm của mình mà có cách sữa chữa. Tôi đã gặp và trao đổi với gia đình các em để nói rõ những khuyết điểm của các em. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tìm ra hướng giáo dục mới, đề nghị gia đình thường xuyên quan tâm kiểm tra việc học tập và sinh hoạt của các em. Cho các em viết bản kiểm điểm có sự cam kết của gia đình, nếu tái phạm không xử lý trong phạm vi của lớp mà đưa lên nhà trường xử lý kỉ luật. Giờ đây hầu hết các em đã hòa nhập được với bạn bè, thầy cô trong trường, các em không còn nghĩ mình là học sinh cá biệt như trước nữa. Trong học tập các em đã có ý thức hơn trong quá trình học tập của mình, các em lắng nghe thầy cô giảng bài, không còn cúp tiết hay đi chơi như trước nữa và quan trọng hơn là các em đã nhận thấy được những sai sót mà bản thân cần sửa chữa. Page 23
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” IV. Hiệu quả đạt được: + Đối với giáo viên: Qua thực tế bản thân tôi có thể tiếp cận đối với nhiều học sinh cá biệt hơn, tìm hiểu hoàn cảnh của các em nhiều hơn và thông cảm đối với các em hơn , tôi đã không giận, không ghét mà càng thương cho các em hơn bởi đáng lẻ ra các em không phải chịu những thiệt thòi như vậy,các em cần được gia đình quan tâm nhiều hơn nữa, động viên nhiều hơn nữa để các em có suy nghĩ chín chắn trong học tập và chuẩn bị cho tương lai của mình. Qua đó bản thân tôi cũng rút ra được nhiều bài học cũng như kinh nghiệm trong quá trình giáo dục học sinh của mình. + Đối với học sinh: Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi đã đạt được kết quả khả quan: những em học sinh cá biệt lớp tôi đã thay đổi, từ việc hay nói chuyện trong giờ học, lười học thì ngược lại các em đã có ý thức học tập hơn, có tinh thần phát biểu xây dựng bài khi học trên lớp, một số em khác đi học đều hơn, bớt nói leo trong giờ học. Riêng đối với em Hải có thể nói là đã thay đổi, em không gây gỗ với bạn bè nữa, chuyên tâm vào việc học và không còn nói leo nhiều như trước nữa. Đối với những em học sinh tôi không chủ nhiệm thì các em cũng đã thay đổi, từ chỗ lười học, không chép và học bài thì đến nay đã có tiến bộ, bài vở ghi chép đầy đủ, trong giờ học nghiêm túc không quậy phá nữa, mặc dù tiến bộ nhưng các em cần phải cố gắng nhiều hơn. Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn, giáo viên cần phải thực sự hiểu rõ hoàn cảnh của từng em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp mình từ đó có cách giáo dục thích hợp. STT Họ và tên Những biểu hiện tiến bộ Học Hạnh lực kiểm Page 25
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” giáo dục HS, tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh cá biệt của lớp mình chủ nhiệm. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân cũng như của học sinh lớp chủ nhiệm. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của BGH nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn. VI. Kết luận: - Giáo dục học sinh cá biệt trong trường học hiện nay là vấn đề cấp bách và cần thiết bởi học sinh cá biệt trong trường học có thể nói tăng lên từng giờ, vì vậy hơn ai hết giáo viên chủ nhiệm là người quan tâm, theo dõi để phối hợp cùng gia đình có biện pháp kịp thời uốn nắn các em thành người tốt sau này giúp ích cho xã hội và cho đất nước giống như Bác Hồ từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không là nhờ vào công lao động và học tập của các em”. Từ những cố gắng và việc làm cụ thể của tôi nêu trên trong thời gian qua tôi thấy các em đã thay đổi. - Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về hình ảnh của các hoạt động vui chơi tập thể mà tôi đã tổ chức cho học sinh để đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này. Trong quá trình thực hiện đề tài do sự hạn chế của bản thân nên chắc chắn không tránh những sai sót. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài càng hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Page 27
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” Page 29
- SKKN:”Giáo dục học sinh cá biệt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm THCS” Page 31