Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên - Lai Châu

doc 29 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên - Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_ti_le_chuyen.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên - Lai Châu

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên - Lai Châu” 2. Nhóm tác giả 1. Họ và tên: Bùi Xuân Đạo Năm sinh: 20/11/1980 Nơi thường trú: Khu 6 - Thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS số 2 xã Khoen On Điện thoại: 0971323116 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 2. Họ và tên: Đinh Văn Sơn Năm sinh: 11/6/1986 Nơi thường trú: Cẩm Trung - Mường Than - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Toán Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng. Nơi làm việc: Trường THCS số 2 xã Khoen On Điện thoại: 0989681116 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Họ và tên: Phạm Huy Thành Năm sinh: 24/11/1985 Nơi thường trú: Khu 5ª Thị trân Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Toán Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS số 2 xã Khoen On Điện thoại: 01696007144 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thuộc lĩnh vực bán trú. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2018.
  2. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THCS số 2 xã Khoen On. Địa chỉ: Trường THCS số 2 xã Khoen On - Than Uyên - Lai Châu. Điện thoại: 0971323116 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Tình trạng học sinh lứa tuổi THCS bỏ học giữa chừng ở huyện Than Uyên nói chung và ở xã Khoen On nói riêng vẫn còn xảy ra. Tỷ lệ chuyên cần của học sinh ở những trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Một số học sinh do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, gia đình không có khả năng cho con em mình đến trường, các em phải ở nhà để phụ giúp cha mẹ, có em phải trực tiếp tham gia lao động, có em phải ở nhà chăm sóc em, một số em còn mải chơi, gia đình lại không quan tâm nên các em tự ý bỏ học... Nắm bắt được tình hình thực tế trên, thực hiện chủ trương của nhà nước. Năm ... nhà trường được lãnh đạo UBND huyện Than Uyên, Phòng GD&ĐT Than Uyên, chính quyền địa phương tạo điều kiện để nhà trường tổ chức mô hình học sinh bán trú dân nuôi với mục địch tạo điều kiện để học sinh nhà ở xa trường ở lại sinh hoạt tại trường, tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể đến trường học tập. Tuy nhiên việc duy trì số lượng và tỷ lệ chuyên cần của học sinh bán trú còn gặp nhiều khó khăn. Hằng năm học sinh bán trú của nhà trường chiếm khoảng hơn 1/3 trên tổng số học sinh toàn trường, 100% các em là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái và dân tộc H ’Mông ) nên hầu hết các em chưa quen, chưa hoà nhập được với nề nếp sinh hoạt tập thể, chưa có tính kỷ luật, chưa có ý thức nền nếp trong lối sống sinh hoạt cá nhân cũng như việc sử dụng các công trình công cộng. Các em vẫn quen với những nếp sống thường ngày ở gia đình, hầu hết các em còn rụt rè, nhút nhát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống còn hạn chế 2
  3. Về phía gia đình học sinh: Chưa nắm và hiểu rõ về chủ trương, chính sách hỗ trợ cho học sinh về ở bán trú, nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đa số giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm cũng như hiểu biết về phong tục tập quán của địa phương còn ít, sự khác biệt về ngôn ngữ là một rào cản không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp, tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh đến trường. Trong quá trình tổ chức quản lý, nuôi dưỡng cho học sinh bán trú còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đủ sức thu hút được học sinh hứng thú tham gia, hiệu quả đạt được chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh bán trú bỏ về nhà giữa tuần điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ chuyên cần chung của nhà trường. Tỉ lệ chuyên cần thấp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của học sinh bán trú nói riêng và chất lượng của nhà trường nói chung dưới đây là bảng thống kê cụ thể tỷ lệ chuyên cần chất lượng học sinh bán trú trong ba năm gần đây: Tỉ lệ Chất lượng giáo dục từ trung Tổng số chuyên TT Năm học bình trở lên HS BT cần Số lượng Tỉ lệ 1 2014-2015 39 78.5% 24 61,5% 2 2015-2016 41 79.3% 25 61% 3 2016-2017 41 79.3% 27 65,9% Từ bảng thống kê trên cho thấy tỷ lệ chuyên cần và chất lượng trên của học sinh bán trú khá thấp, chưa đảm bảo so với yêu cầu chung. Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề này, từ năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018 Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực chỉ đạo và có những giải pháp nhằm thu hút học sinh đi học đầy đủ, yêu trường, yêu lớp hơn để từng bước nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh bán trú. Chúng tôi với vai trò là những cán bộ quản lý, giáo viên luôn trăn trở, tâm huyết yêu ngành, với sự nghiệp giáo dục của địa phương, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà nói chung và của trường nói riêng. Chúng tôi mạnh dạn 3
  4. đề xuất sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên - Lai Châu” 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Tập trung vào các giải pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần học sinh bán trú ở trường THCS số 2 xã Khoen On huyện Than Uyên. Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong hai năm học 2016-2017; 2017-2018 và các năm tiếp theo nhằm mục đích: Nâng cao chất lượng và tỉ lệ chuyên cần, rèn các kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh đến trường và tích cực tham gia các hoạt động phing trào. 3. Mô tả sáng kiến, 3.1. Đặc điểm tình hình nơi áp dụng sáng kiến: 3.1.1. Đặc điểm tình hình địa phương: Khoen On là xã thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Than Uyên, cách trung tâm huyện 36km. Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp, 100% học sinh đều là con em dân tộc (chủ yếu là dân tộc H’Mông và dân tộc Thái), địa bàn rộng, dân cư sống rải rác không tập trung, công tác phối hợp giữa nhà trường và địa phương còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao, điều kiện kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Bên cạnh đó bản thân các em chưa thật sự ham học điều này cũng làm cho việc vận động học sinh đến trường càng trở nên khó khăn hơn. 3.1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường: * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Than Uyên, của Đảng uỷ, chính quyền địa phương xã Khoen On tới sự nghiệp giáo dục xã nhà, nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình, bám trường, bám lớp, Ban giám hiệu trú trọng quan tâm đến công tác bán trú. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý và nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh bán trú tại trường THCS số 2 xã Khoen On còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: 4
  5. Đa số các em nhà ở xa trường, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn (các em chủ yếu là phải tự đi bộ đến trường), các em lứa tuổi còn nhỏ, chưa quen với cuộc sống xa gia đình, chưa quen với cuộc sống tự lập, trình độ dân trí thấp, nhận thức về trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường còn hạn chế do vậy 100% gia đình học sinh giao phó trách nhiệm dạy dỗ con em mình cho nhà trường. Thêm vào đó cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh bán trú còn nhiều thiếu thốn (đồ dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho các em còn thiếu, một số học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, chưa có ý thức bảo quản cơ sở vật chất chung của nhà trường ...). Một số giáo viên, nhân viên chưa có tinh thần trách nhiệm, chưa thật sự năng động, nhiệt tình trong công tác bán trú, công tác chỉ đạo các hoạt động cho học sinh bán trú còn chưa đạt được hiệu quả cao. 3.2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.2.1. Thực trạng tỉ lệ chuyên cần qua các năm. Tỉ lệ chuyên cần STT Năm học Đầu năm Cuối HKI Cuối năm 1 2013 – 2014 87,2% 82,1% 76,9% 2 2014 – 2015 87,8% 80,5% 75,6% 3 2015 – 2016 85,4% 82,9% 78% Từ bảng số liệu trên cho thấy Từ kết quả của bảng số liệu trên chúng tôi rút ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tỉ lệ chuyên cần thấp: Về phía gia đình: Ít có sự quan tâm đến việc học của con em mình. Về phía học sinh: Do nhà xa nên việc đi lại khá khó khăn đặc biệt là vào những ngày mưa, rét; Đa số các em còn nhút nhát các em chưa thích nghi với lối sống tập thể; Do một số em nhận thức còn hạn chế... Năng lực tổ chức các hoạt động phong trào của một số giáo viên, nhân viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn trẻ, sự am hiểu về phong tục tập quán còn ít, chưa giao tiếp được bằng tiếng địa phương đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giao tiếp, trao đổi tình hình học tập, sinh hoạt của học sinh với gia đình. Một số giáo viên còn coi nhẹ trách nhiệm đối với công tác bán trú của nhà trường. 5
  6. Về phía chính quyền địa phương: Chưa thật sự vào cuộc trong việc cùng với nhà trường tuyên truyền các chế độ chính sách, chủ trương đưa học sinh về ở bán trú tại trường. Vận động gia đình cho con em đến trường đến lớp. Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao. Về phía nhà trường: Tuy đã có những biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh bán trú nhưng chưa đạt hiệu quả. Tình trạng tảo hôn, bỏ đi khỏi địa phương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều em từ nghỉ học thường xuyên đến bỏ học giữa chừng. 3.2.2. Thực trạng chất lượng giáo dục học sinh bán trú của nhà trường Chất lượng giáo dục từ trung Tổng số TT Năm học bình trở lên HS BT Số lượng Tỉ lệ 1 2013 - 2014 39 24 61,5% 2 2014 - 2015 41 25 61% 3 2015 - 2016 41 27 65,9% Từ bảng số liệu thống kê trên chúng tôi rút ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh bán trú như sau: a) Về phía học sinh Tỉ lệ chuyên cần của học sinh thấp. Chất lượng học sinh đầu vào thấp, 100% là người dân tộc (Khả năng đọc viết còn hạn chế, kỹ năng tính toán chậm), đa số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập (việc tự học, làm bài ở nhà ít hoặc không có). b) Giáo viên Trình độ, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế c) Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất đã được đầu tư song chưa đồng bộ, còn thiếu thốn (diện tích sân chơi còn trật hẹp ), thiếu phòng học chức năng, thiếu các phương tiện 6
  7. hoạt động...vì vậy mới đáp ứng được yêu cầu tối thiểu nên cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc tổ chức nuôi dưỡng, duy trì số lượng học sinh bán trú và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. d) Về phía chính quyền địa phương Chưa thật sự tích cực trong công tác phối hợp với nhà trường trong công tác vận động học sinh đến trường, chưa có những biện pháp mạnh tay đối với các gia đình cho con tảo hôn, cho con đi lao động ra khỏi địa phương, ép con nghỉ học ở nhà để lao động . 3.1.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới Đối với Ban giám hiệu: Giải pháp đã giúp cho Ban giám hiệu có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động phong trào của giáo viên, có phương pháp quản lý và tổ chức các hoạt động bán trú đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của địa phương; Làm tốt hơn công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong sự nghiệp giáo dục chung. Đối với học sinh: giúp các em hoàn thiện về kỹ năng sống. Thông qua việc được tham gia vào các hoạt động tập thể các em được phát huy tính chủ động, tích cực, rèn kỹ năng giao tiếp, tính tập thể, mạnh dạn hơn, ham học hỏi, yêu trường, yêu lớp, từ đó duy trì sĩ số, nâng tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục ở các trường có học sinh bán trú nói riêng và tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục trong toàn huyện nói chung tăng lên rõ rệt. a) Giải pháp thứ nhất: Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và địa phương. * Mục đích của giải pháp Nâng cao hiệu quả trong công tác tham mưu, phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương với các đoàn thể, trưởng các thôn bản trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách và trách nhiệm của gia đình trong công tác phối hợp với nhà trường thực hiện tốt chủ trương nuôi dưỡng học sinh bán trú và nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh bán trú. 7
  8. * Cách thực hiện Với chính quyền địa phương Nhà trường tích cực, chủ động phối kết hợp cùng với chính quyền địa phương trong việc tổ chức tuyên truyền về chủ trương thực hiện mô hình nuôi dưỡng học sinh bán trú với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhà ở xa trường có điều kiện tốt nhất để học tập. Tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xã (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân ), các trưởng bản, người già có uy tín trong bản cùng vào cuộc để làm tốt hơn, vận động học sinh đến trường đến lớp, bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực trường học, cụ thể là: Phân công cán bộ đoàn thể phụ trách thôn bản cùng với các trưởng bản phải có trách nhiệm tham gia cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp, với Ban giám hiệu nhà trường đi vận động học sinh khi học sinh nghỉ học không có lý do. Phân công trách nhiệm cho công an viên, tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế báo cáo với chính quyền địa phương khi có hiện tượng học sinh bỏ học đi khỏi địa bàn không rõ lý do. Về phía gia đình Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành họp với phụ huynh học sinh, tuyên truyền về chủ trương và những chế độ chính sách đối với học sinh bán trú đồng thời yêu cầu phụ huynh ký cam kết trách nhiệm với nhà trường, cụ thể: 8
  9. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT TRÁCH NHIỆM Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS số 2 xã Khoen On Tên tôi là: ..................................................................................................... Là phụ huynh của em.................................... học sinh lớp........................... Nghề nghiệp: ................................................................................................ Nơi ở: ........................................................................................................... Tôi xin cam kết với Ban giám hiệu trường THCS số 2 xã Khoen On thực hiện tốt các quy định của nhà trường như sau: 1. Tạo mọi điều kiện cho con đi học đầy đủ. 2. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Ban quản lý bán trú nhà trường (Không tự ý đến trường đón con khi chưa có sự đồng ý của Ban giám hiệu) 3. Không tự ý cho con nghỉ học khi chưa có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường. 4. Có trách nhiệm thông báo với giáo viên chủ nhiệm khi con tự ý bỏ học về nhà. 5. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh chung của lớp cũng như các buổi họp phụ huynh của học sinh bán trú. Khoen On, ngày tháng năm 20 XÁC NHẬN CỦA NHÀ GIÁO VIÊN NGƯỜI CAM KẾT TRƯỜNG CHỦ NHIỆM HIỆU TRƯỞNG 9
  10. Ngoài ra công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm qua cũng được nhà trường chú trọng quan tâm thực hiện. Với điều kiện thực tế kinh phí của nhà trường hạn hẹp, chế độ trợ cấp đối với học sinh bán trú chỉ đủ nuôi dưỡng các em. Nhà trường đã mạnh dạn kêu gọi các tổ chức từ thiện ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần, giúp các em có thêm điều kiện để sinh hoạt và học tập tốt hơn. Trong năm học 2016-2017 và học kỳ I năm học 2017-2018 thầy và trò nhà trường đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức từ thiện với quà tặng bằng hiện vật cụ thể như sau: STT Tên hiện vật Số lượng 1 Quần áo 145 bộ 2 Áo ấm 165 cái 3 Chăn ấm 170 cái 4 Gối 60 cái 5 Màn 40 cái 6 Chiếu 60 cái 7 Giầy, dép, ủng 150 đôi 8 Bút 250 cái 9 Thước kẻ 250 cái 10 Vở kẻ ngang 1.240 quyển 11 Gạo 500Kg 12 Mì tôm 30 thùng 13 Ô 63 cái 14 Khăn mặt 60 cái 15 Mũ + Khăn ấm 120 cái 16 Tất 120 đôi b) Giải pháp thứ 2: Đổi mới hình thức quản lí, chỉ đạo * Mục đích của giải pháp: Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo cụ thể, phù hợp với đơn vị nhà trường, và có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi thời điểm. gắn trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân. 10