Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hung_thu_doc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang" 2. Đồng tác giả: 2.1. Họ và tên: Kiều Thị Thanh Tâm Năm sinh: 1977 Nơi thường trú: Xóm Mới - Mường Cang - Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường THCS xã Mường Cang Điện thoại: 01665636235 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 2.2. Họ và tên: Hoàng Thùy Dung Năm sinh: 1985 Nơi thường trú: Khu 3 TT Than Uyên - Huyện Than Uyên - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ công tác: Nhân viên Thư viện Nơi làm việc: Trường THCS xã Mường Cang Điện thoại: 0976 534 864 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thư viện 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS xã Mường Cang Địa chỉ: Bản Nà Khiết - Mường Cang - Than Uyên - Lai Châu Điện thoại: 0.2313.784.435 1
- II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trong nhiều năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của Internet với những thành tựu của nó đã len lỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội thực sự đã đang thay đổi mạnh mẽ cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Bên cạnh những thành tựu nó đem lại chúng ta phải thừa nhận một hiện thực rằng: sự bùng nổ của trào lưu văn hóa nghe - nhìn đã và đang lấn át làm mai một văn hóa đọc. Những con số thống kê đưa ra về số người đọc sách ở Việt Nam trong những năm gần đây khiến chúng ta không khỏi giật mình: + Giữa năm 2015 Cục Xuất bản Bộ Thông tin & Truyền thông công bố số liệu: bình quân mỗi người dân Việt Nam đọc 2.8 cuốn sách và đọc 7.07 tờ báo/năm. con số này thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói đến thế giới. Ở Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình mỗi người dân đọc 20 cuốn sách/ năm; các nước trong khu vực như Singapo mỗi người dân đọc 14 cuốn/ năm. + Cùng trong năm 2015 Vụ thư viện Bộ VHTT & Du lịch đưa ra con số: Ở Việt Nam tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỉ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc chiếm 44%, số người đọc thường xuyên chiếm tỉ lệ 30%. Bạn đọc của Thư viện chiếm chỉ khoảng 8- 10% dân số. + Mới nhất, tại Lễ khai mạc Ngày hội sách Việt Nam lần thứ 3 diễn ra vào ngày 19/4/2016 Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng cho biết: Ở Việt Nam, trung bình một người dân chỉ đọc 4 cuốn sách/năm trong đó 2.8 cuốn là sách giáo khoa, 1.2 cuốn là sách khác. Cứ cho rằng, kỷ nguyên công nghệ thông tin đã và đang làm xao nhãng văn hóa đọc. Tuy nhiên, nếu so sánh với một quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản - một nước với nền khoa học - kĩ thuật vô cùng phát triển nhưng bình quân một người Nhật vẫn đọc 20 cuốn sách/ năm. Người Việt Nam chúng ta chỉ đọc 4 cuốn /năm (chỉ bằng 1/5 so với họ) thì quả thực con số này khiến cho những 2
- người quan tâm và yêu sách cũng phải suy ngẫm. Thi hào văn học người Nga M.Gorki đã từng nhận định rằng "Hãy yêu quí sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức". Có thể khẳng định chắc chắn rằng đọc sách là một việc rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách của bản thân mỗi người. Đối với học sinh nói chung và học sinh lứa tuổi THCS nói riêng, văn hóa đọc sách sẽ góp phần hình thành nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện cả về giáo dục và trí dục. Những trang sách hay sẽ mở ra cho các em những thế giới muôn màu, hướng các em biết yêu và cảm thụ cái đẹp, hướng đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống, ngoài ra nó còn mang đến cho mỗi học sinh những kĩ năng sống cần thiết cũng như những kiến thức liên môn hết sức đa dạng và phong phú... Văn hóa đọc là một khái niệm rộng nhưng thực chất, về cơ bản vẫn là thói quen đọc sách. Tuy nhiên, trong thực tế tại các trường học nói chung và trong hệ thống trường THCS nói riêng việc hình thành thói quen đọc sách cũng như tạo ra một phong trào đọc sách rộng rãi trong toàn trường còn yếu. Trường THCS Mường Cang chúng tôi là một trường đạt chuẩn quốc gia trong đó thư viện nhà trường với các trang thiết bị chuyên dụng cùng vốn tài liệu sách, báo được bổ sung hàng năm đã thu hút được các em đến thư viện đọc sách. Mặc dù vậy, phong trào đọc sách của học sinh trong nhà trường vẫn chưa thực sự có hiệu quả do các em chưa có hứng thú đến với thư viện, chưa nắm được phương pháp, kĩ năng đọc làm sao có hiệu quả. Đứng trước thực tế đó tôi thực sự nhận thấy sự cần thiết của việc áp dụng "Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang" nhằm nâng cao hứng thú đọc cũng như góp phần xây dựng văn hóa đọc cho học sinh nhà trường nói riêng cũng như áp dụng cho học sinh THCS nói chung. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến được thực hiện tại trường THCS xã Mường Cang. 3. Mô tả sáng kiến: 3
- 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thư viện trường THCS xã Mường Cang thời điểm trước khi đạt chuẩn cũng nằm trong tình trạng chung của các thư viện trường học: cơ sở vật chất còn thiếu nên phòng thư viện và phòng đồ dùng thiết bị được bố trí chung nhau, không có không gian riêng cho cán bộ giáo viên và học sinh đọc sách. Mặt khác, số lượng sách tham khảo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc sách của bạn đọc. Thư viện hoạt động gói gọn theo hình thức mượn - trả, chứ chưa có những hoạt động đặc trưng của thư viện. Do đó thư viện chưa thu hút được học sinh đến thư viện cũng như chưa xây dựng được thói quen ở các em. Kĩ năng đọc sách cơ bản của các em gần như không có nên các em không có hứng thú với sách. Từ đó dẫn đến tình trạng thư viện tại các trường học nói chung và thư viện trường THCS xã Mường Cang nói riêng chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong công tác dạy và học cũng như chưa xây dựng được văn hóa đọc rộng rãi trong nhà trường. Năm 2013 trường THCS Mường Cang được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, nhiều phòng học và các phòng chức năng được xây dựng mới. Thư viện cũng được bố trí riêng gồm một phòng đọc và một kho sách với tổng diện tích là 84m2. Để thư viện hoạt động có hiệu quả chúng tôi đã áp dụng các biện pháp như: - Có kế hoạch bổ sung sách theo kì học để tăng số lượng sách cho thư viện. - Sắp xếp, tổ chức thư viện theo hướng thân thiện nhằm thu hút học sinh đến thư viện đọc sách. - Tiến hành giới thiệu sách đến học sinh vào các buổi hoạt động chung hay buổi sinh hoạt dưới cờ. - Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện trong việc xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh. Sau khi áp dụng các biện pháp đó chúng tôi nhận thấy có những điều cần lưu ý đó là: * Về ưu điểm: - Số lượng sách trong thư viện đã tăng lên. Thư viện nhà trường đã bước 4
- đầu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường. - Việc sắp xếp trong thư viện khoa học, đẹp mắt, gần gũi với bạn đọc. - Đã tổ chức được nhiều buổi giới thiệu sách đến học nhân các ngày lễ lớn - Số lượng bạn đọc đến thư viện cũng đã tăng lên. - Thư viện ngoài trời đã bước đầu thu hút học sinh đến để đọc sách. * Nhược điểm: - Việc bổ sung sách mới thiên về sách tham khảo các môn học, còn thiếu sách về kĩ năng sống, sách hoàn thiên nhân cách cho học sinh. - Việc sắp xếp sách trong thư viện cần cụ thể hơn nữa để thuận tiện cho học sinh đến tìm và mượn sách. - Các hoạt động giới thiệu sách đến học sinh còn chưa đa dạng, phong phú. - Thư viện mới chỉ thu hút số ít học sinh có nhu cầu thực sự về tài liệu để ôn thi học sinh giỏi, một số em thích đến thư viện để đọc các loại truyện tranh mang tính giải trí. Các em chỉ thường đọc theo sở thích, đọc qua loa, chưa có niềm đam mê tìm tòi, khám phá. Các em chưa thấy hết được giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách đối với việc học tập của mình. Cũng như chưa hình thành cho mình một thói quen đọc sách cũng như cách đọc đúng đắn. Trăn trở trước thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành áp dụng "Một số biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh trường THCS xã Mường Cang" nhằm hình thành thói quen đọc sách cũng như gây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 3.2.1. Điểm mới, sự khác biệt của sáng kiến: - Tiến hành bổ sung vốn tài liệu cho thư viện dựa trên nhu cầu của cán bộ giáo viên và học sinh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiểu kiến thức của bạn đọc. - Sắp xếp thư viện khoa học, trang trí thư viện thân thiện, gần gũi nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện cũng như tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên đến tìm đọc và mượn sách. 5
- - Hướng dẫn cho học sinh nắm được cách đọc sách đúng đắn tạo cho học sinh thói quen đọc sách, từ đó xây dựng được văn hóa đọc rộng rãi trong học sinh toàn trường. - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức thư viện. - Đưa tiết đọc tại thư viện thành một tiết học chung trong hoạt động chuyên môn của nhà trường là một điểm mới của hoạt động thư viện nhằm tạo hứng thú cho học sinh đến với thư viện để đọc sách qua đó góp phần phát triển tư duy, kĩ năng sáng tạo cho học sinh. - Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên thư viện và của cán bộ thư viện trong việc nâng cao hứng thú đọc sách và xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường. 3.2.2. Cách thức thực hiện sáng kiến: a. Biện pháp thứ nhất: Bổ sung nguồn tài liệu vào thư viện. Theo Tâm lý học thì lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi rất ham mê khám phá, tìm tòi, những điều mới mẻ luôn thu hút trí tò mò của các em. Do đó, trong quá trình hoạt động thư viện thì việc bổ sung sách thường xuyên là một biện pháp quan trọng trong việc thu hút các em đến thư viện đọc sách. Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu năm học - Chúng tôi lên kế hoạch hoạt động thư viện trong đó có kế hoạch bổ sung sách theo kì học. - Để đáp ứng tốt nhất về nhu cầu sách thì ngay từ đầu năm tôi phát phiếu lấy ý kiến về các loại sách mà học sinh và giáo viên cần, từ đó có kế hoạch bổ sung phù hợp với nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. - Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, hàng năm trường THCS xã Mường Cang trích khoảng 10.000.000 đồng để mua sách, tài liệu tham khảo bổ sung cho tủ sách thư viện. - Vào Ngày hội đọc sách 21/4, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời nhà trường tiến hành phát động phong trào ủng hộ sách tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Vì vậy sách, báo, tài liệu tham khảo trong thư 6
- viện ngày một phong phú hơn: + Sách tham khảo: 571 đầu sách = 1464 cuốn + Sách nghiệp vụ giáo viên: 274 đầu sách = 845 cuốn + Truyện thiếu nhi: 202 dầu sách = 642 cuốn + Sách Bác Hồ: 44 đầu sách = 72 cuốn + Sách pháp luật: 88 đầu sách = 94 cuốn - Trên kinh nghiệm cá nhân tôi nhận thấy, cần căn cứ vào danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ GD&ĐT hướng dẫn hàng năm để có hướng bổ sung sách cho thư viện. Ngoài ra, các sách về kĩ năng sống hoàn thiện nhân cách cho học sinh cũng nên được ưu tiên đưa vào thư viện nhà trường. b. Biện pháp thứ hai: Sắp xếp, trang trí thư viện gọn gàng, khoa học và đẹp mắt. Thư viện được trang trí đẹp mắt cùng với việc sắp xếp tổ chức trong thư viện một cách khoa học, gần gũi sẽ tạo được bầu không khí cởi mở, thân thiện với người đọc. Không gian thư viện sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát, an toàn sẽ tạo cho các em có cảm giác gần gũi, tin cậy với học sinh. Do đó trong quá trình hoạt động thư viện chúng tôi: - Chú trọng trang trí trong và ngoài thư viện + Với sự hỗ trợ của giáo viên mĩ thuật phòng thư viện được vẽ những bức tranh đẹp mắt tạo sự gần gũi, kết nối với học sinh. Bức tranh : Con đường đến trường 7
- Bức tranh: Nhà văn hóa Bản Lướt - xã Mường Kim (Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu) + Bên ngoài thư viện cũng được trang trí bằng những hình ảnh gần gũi, thân thuộc với học sinh nhằm thu hút học sinh đến với thư viện. Giáo viên mĩ thuật vẽ trang trí thư viện 8
- - Để thuận tiện cho học sinh tìm, mượn sách thì hệ thống sách trong thư viện được chúng tôi xếp vào giá để ngay ngắn và phân chia theo nội dung cụ thể: sách tham khảo, sách nghiệp vụ dành cho giáo viên, truyện thiếu nhi, sách pháp luật, sách Bác Hồ. 9