Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn

   2.1. Thuận lợi:

   Đổi mới giáo dục hiện nay với mục tiêu : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Môn Ngữ văn là môn học có nhiều giá trị nhân văn như yêu con người, yêu quê hương, đất nước…Vì vậy, đây là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người mà còn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc, thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Như vậy, môn Ngữ văn không chỉ giáo dục tình cảm tốt đẹp mà còn giáo dục kĩ năng sống cần thiết để tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn và có quyết định đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề.

Mỗi giáo viên cần thấy được vai trò và tầm quan trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm hình thành nhân cách và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.

doc 24 trang minhlee 07/03/2023 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_ki_nang_song_trong_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn

  1. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 2. Bài mới: ( 39’) Hoạt động 1: Giới thiệu bài Phạm Văn Đồng là một trong những người học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Suốt trong mấy chục năm, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình. Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một trong những bài viết của ông ca ngợi tính cách giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Để làm sáng tỏ, các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH BÀI HỌC SINH GHI Gv: Lưu ý câu hỏi cho hs Tb được kí hiệu ( ?), câu hỏi cho hs khá, giỏi được kí hiệu ( ?*) Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản I- Tìm hiểu chung Em hãy dựa vào chú thích SGK/54 nêu vài nét về tác 1- Tác giả giả? - Phạm Văn Đồng (1906-2000). Xem tranh về tác giả Phạm Văn Đồng. Quê : Quảng Ngãi . - Là nhà Cách mạng nổi tiếng ,nhà văn hóa lớn . - Từng là thủ tướng, là học trò, là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh . 2- Tác phẩm - Thể loại: Văn nghị luận chứng - HS trả lời minh Bài văn thuộc thể loại gì? - Xuất xứ: SGK trang 54 - Văn nghị luận - Luận điểm: Nêu xuất xứ của bài văn? Đức tính giản dị của Bác Hồ. -“Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ bài diễn văn - Bố cục: 2 phần: của Phạm Văn Đồng trong lễ kỹ niệm 80 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/05/1970) II- Đọc – hiểu văn bản + GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những từ khó - Đọc rõ ràng, chú ý ngắt câu 1- Nhận định về đức tính giản dị - GV đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp của Bác - Sự nhất quán .của Bác Hồ - Phẩm chất cao quý trong sáng, Hoạt động 3 : HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản thanh bạch tuyệt đẹp ? Em hãy tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài và trên cơ sở đó nêu bố cục của bài văn? - Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần như bố cục thông thường của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trình tự lập luận được trình bày chặt chẽ với những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành 15
  2. + Chỉ vài ba món giản đơn viết. + Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm - Phẩm chất cao đẹp của Bác với + Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì đời sống tinh thần phong phú và tình được sắp xếp tươm tất cảm làm nên tầm vóc văn hóa của Tác giả đưa ra một nhận xét, bình luận về ý nghĩa sâu Người. xa của sự giản dị trong bữa cơm của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ” - Nhà sàn: Vẻn vẹn vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phản phất hương thơm của hoa vườn - Cách làm việc: Suốt đời làm việc suốt ngày. Làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ. Việc gì Bác làm được thì không cần ai giúp ? Những chứng cứ tác giả đưa ra để chứng minh có sức thuyết phục không?* Vì sao? - Chứng minh giàu sức thuyết phục vì luận cứ toàn diện, dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. Mối quan hệ giữa tác giả và Bác rất gần gũi gắng bó Giáo viên có thể nêu thêm: Bộ quần áo nâu, đôi dép cao su đã trở nên rất quen thuộc với Bác ? Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầm rằng trong thế giới ngày nay” tác giả dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ?* Thảo luận - Lập luận nhân quả, lập luận tương phản 3. Nghệ thuật. ? Vì sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác như thế - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình đó là đời sống thực sự văn minh ?* luận sâu sắc, thuyết phục. Lập luận GV cho hs thảo luận nhóm theo trình tự hợp lí.  Cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần mà không màn đến hưởng thụ vật chất. ? Bác Hồ không chỉ giản dị trong đời sống mà còn giản dị trong cách nói và viết. Luận điểm này được tác già làm sáng tỏ như thế nào?* Tác giả dẫn chứng bằng 2 câu nói nổi tiếng của Bác, 2 câu nói đó đã trở thành chân lí lớn lao của dân tộc với thời đại chúng ta: “Không có gì .” - Vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được Lời giải thích này càng làm suy tôn phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng ? Thái độ của tg dành cho Bác?* Thể hiện sự cảm phục, ngợi ca chân thành nồng nhiệt của tác giả đối với Bác + Tích hợp giáo dục đạo đức qua tấm gương HCM Gv: Xem tranh về Bác 17
  3. Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới (3’) 1 Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Sưu tầm một số tác phẩm,bài viết về sự giản dị của Bác. - Học thuộc lòng những câu văn hay trong VB. 2. Chuẩn bị bài mới “Chuyển đổi câu chủ động thành bị động” - Câu chủ động là gì? - Câu bị động là gì? - Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Sau tiết học, tôi thấy các em hiểu hơn về Bác với cương vị là chủ tịch nước mà Bác sống giản dị trong đời sống: cái nhà sàn chỉ vài ba phòng, bữa ăn đơn giản vài món; Bác tự làm không cần người phục vụ; trong quan hệ với mọi người thì gần gũi, trong lời nói, bài viết rất ngắn gọn, dễ hiểu. Học sinh học tập qua tấm gương của Bác về lối sống giản dị, sống hòa đồng, tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. Biết phê phán những hành vi sai trái phá hoại của công, sống lãng phí, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng. IV- Hiệu quả đạt được Qua đề tài sáng kiến trên, tôi đã đạt được kết quả rất khả quan, kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt, các em ngày càng chăm ngoan. Phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, lên án những hành vi sai trái. Tuy nhiên vẫn còn vài học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy học sinh. - Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Nhà trường và Đoàn –Đội phát huy nhiều phong trào cho học sinh tham gia lồng ghép giáo dục đạo đức và kĩ năng sống trong các hoạt động của trường như văn nghệ, thể thao, kể chuyện Bác Hồ, nói lời hay làm việc tốt Học sinh tham gia tích cực đạt nhiều thành tích trong phong trào như văn nghệ, thể thao. - Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, để học sinh ứng xử có văn hóa, đoàn kết giúp bạn, trồng cây, bảo vệ trường em xanh- sạch- đẹp, tham gia các hoạt động xã hội như an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn, xã hội, bảo vệ môi trường - Ban giám hiệu cần đề ra kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng của trường. - Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra. 19
  4. Đề tài này được thực hiện trong năm học 2017-2018 và được tiếp tục thực hiện trong năm học này. Kết quả cuối năm học sinh đạt hạnh kiểm như sau: Học sinh Hạnh kiểm tốt Hạnh kiểm khá Hạnh kiểm trung bình Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ lượng 34 22 64,7% 10 29.4 2 5.9% % Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh phải tiến hành thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi mới có hiệu quả thiết thực, giúp học sinh ý thức thấy được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa Tuy nhiên, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Cả quá trình giáo dục kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong đó thầy, cô giáo là người truyền đạt kiến thức cho học sinh còn yếu tố cộng đồng chính là các bậc phụ huynh, người thân trong gia đình, thôn xóm và chính quyền địa phương. V- Mức độ ảnh hưởng: - Đề tài này được áp dụng vào năm học 2017-2018 ở trường THCS, thông qua đề tài giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong môn Ngữ văn đã giúp các em chăm ngoan, học tốt, nhằm nâng cao chất lượng dạy học phù hợp đổi mới giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và rèn các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người mới và trách nhiệm công dân. - Học sinh tham gia tích cực trong phong trào của trường như văn nghệ, thể thao đạt nhiều thành tích tốt, yêu thích môn Ngữ văn, phát huy tính tư duy, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng viết bài văn mạch lạc. - Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, có bốn không : không bạo lực, không nói tục, không vi phạm nội quy trường, lớp, không cờ bạc, ma túy VI - Kết luận: Thật vậy, muốn trở thành giáo viên giỏi hay một nhà sư phạm, phải khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên cần phải có những biện pháp sư phạm, những tình huống tâm lí phù hợp để khi cần áp dụng, người giáo viên phải áp dụng cho thật khéo léo đối với từng đối tượng học sinh, tùy thuộc vào mục tiêu của từng bài học và từng tình huống phát sinh. Nghệ thuật khéo léo của người giáo viên đứng lớp thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách của học sinh. Nó gợi lên trong tâm hồn các em những tình cảm, cảm xúc mới. Nó được thể hiện ngay trong bản thân, tập thể lớp của các em. Đó là tình cảm kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè .là sự đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Để sau này lớn lên dù có làm ngành nghề gì các em cũng là người có nhân cách, đạo đức tốt, có ích cho xã hội. Đó là điều cần thiết để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 21
  5. MỤC LỤC Nội dung Trang I- Sơ lược lý lịch tác giả 01 II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 01 2.1. Thuận lợi: 2.2. `Khó khăn 02 - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Giáo dục đạo đức, kĩ 02 năng sống trong môn Ngữ văn. - Lĩnh vực: Giảng dạy Ngữ văn III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến 02-18 1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 03 2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 04 3/ Nội dung sáng kiến 04-18 3.1. Giáo dục những giá trị tốt đẹp trong các tác phẩm 04-11 văn học 3.2. Những biện pháp để giáo dục đạo đức, lối sống cho 11-19 học sinh IV- Hiệu quả đạt được 19-21 V - Mức độ ảnh hưởng 21 VI - Kết luận 21-22 23