Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học ở Trường THCS xã Phúc Than
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học ở Trường THCS xã Phúc Than", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cai_tien_thiet_bi_do_dung_day_hoc_o_tr.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học ở Trường THCS xã Phúc Than
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: "Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học ở Trường THCS xã Phúc Than". 2. Nhóm tác giả: Họ và tên: Hà Mạnh Thức Năm sinh: 01 /03/1985 Nơi thường trú: Khu 2 - Thị trấn Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Thiết bị thí nghiệm trường học. Chức vụ công tác: Nhân viên. Nơi làm việc: Trường THCS xã Phúc Than. Điện thoại: 086 86 25 266 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải tiến thiết bị dạy học. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS xã Phúc Than - huyện Than Uyên Địa chỉ: Đội 9 - xã Phúc Than – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Bộ môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Nội dung chương trình của sách giáo khoa hiện hành bậc trung học cơ sở là nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc của những người làm khoa học trong thời đại công nghệ. Thực tế làm công tác Quản lí thiết bị thí nghiệm và hướng dẫn thực hành trợ giảng cho Giáo viên, học sinh tôi nhận thấy thiết bị day học của nhà trường hiện còn nhiều hạn chế, một số bộ thiết bị dạy học có quá nhiều chi tiết khó lắp đặt khó sử dụng. Mặt khác, trong chương trình Sách giáo khoa trung học cơ sở ngoài các bài thí nghiệm được chỉ định tối thiểu và đã có các thiết bị đi kèm còn
- rất nhiều nội dung thí nghiệm khác trong sách giáo khoa chưa có dụng cụ thí nghiệm hoặc các thiết bị đó bị hỏng không tiến hành thí nghiệm được nếu tiến hành được thì độ chính xác hay sai số quá lớn không đúng theo nội dung sách giáo khoa làm sai lệch bản chất hiện tượng thí nghiệm yêu cầu. Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo, tích cực của giáo viên, học sinh để tạo ra những dụng cụ phục vụ nội dung bài dạy bài học. Việc khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ, giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Việc cùng giáo viên học sinh tự thiết kế chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để tiến hành các thí nghiệm còn có nhiều tác dụng: Tăng cường tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nắm vững kiến thức, phát triển nâng cao năng lực tư duy, độc lập và sáng tạo của học sinh. Việc tiến hành thí nghiệm, giải thích hoặc tiên đoán kết quả thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải phát huy, huy động các kiến thức đã học ở nhiều môn học. Do đó, các kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được củng cố đào sâu, mở rộng và hệ thống hoá việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tự làm trong dạy học ở trung học cơ sở là rất cần thiết. Nhiệm vụ cải tiến chế tạo các dụng cụ thí nghiệm tự làm, làm tăng hứng thú, tạo niềm vui bởi sự thành công trong việc dạy học của Giáo viên và học sinh. Đồng thời, kích thích tính tích cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập. Việc nghiên cứu “ Cải tiến và tự làm dụng cụ thí nghiệm trong dạy học ở trường trung học cơ sở” cần phải đạt được là Giáo viên và học sinh qua các bài dạy học tự làm và tự thí nghiệm được một số dụng cụ thí nghiệm liên quan trực tiếp đến bài học. Học sinh có thể làm thí nghiệm trước ở nhà để tiết kiệm thời gian làm thí nghiệm và có thói quen tự làm dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm, có kỹ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm. Đồng thời tạo thói quen hợp tác trong việc nghiên cứu bài học, hợp tác trong làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản. 1
- Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề “Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường trung học cơ sở xã Phúc Than” để nghiên cứu. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Công tác cải tiến và chế tạo một số thiết bị dạy học của một số môn học ở Trường THCS xã Phúc Than. Đối tượng là giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên, học sinh các lớp từ khối 6 đến khối 9 Trường THCS Xã Phúc Than và chương trình sách giáo khoa Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công Nghệ bậc trung học cơ sở. Phạm vi nghiên cứu chương trình vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ trung học cơ sở, chủ yếu là sách giáo khoa. 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: * Ưu điểm: - Về con người: Có đội ngũ cán bộ, Giáo viên giỏi về chuyên môn nhiệt tình trong công tác sáng tạo trong dạy học yêu ngành yêu nghề tích cực học. Có cán bộ làm công tác thiết bị được đào tạo đúng chuyên ngành nhiệt tình trong công tác. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn giảng dạy, quản lí thiết bi dạy học, cải tiến kỹ thuật trong đó có việc cải tiến và chế tạo thiết bị dạy học các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và một số môn học khác. - Về chuyên môn: Việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học trong tiết dạy được người Giáo viên thực hiện thuần thục, lựa chọn, cải tiến để cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng bài dạy. Cán bộ phụ trách công tác thiết bị có năng lực chuyên môn hiểu biết sâu về thiết bị dạy học. * Nhược điểm: - Về đối tượng học sinh: 95% các em là người dân tộc, 5% là người kinh hỏi, tuy nhiên trình độ học sinh không đồng đều, khả năng tiếp thu và sự tự giác học của các em thiếu đồng nhất nên còn gây khó khăn cho người dạy. - Về cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Nhà trường hiện có 03 bộ thiết bi thí nghiệm tối thiểu phục vụ công tác dạy học của nhà trường. Trong đó có 01 2
- bộ được Ngành giáo dục cấp năm 2005 theo chương trình đổi mới và thay sách toàn ngành, 01 bộ được điều chuyển ở đơn vị khác về tháng 5 năm 2015 số lượng thiết bị, hóa chất này đã quá lâu năm nên kém chất lượng không đồng bộ. Năm 2014 nhà trường tiếp tục được trang bị thêm 01 bô thiết bị dạy học mới xong số thiết bị này không thể đáp ứng được hết nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh nhà trường. Kinh phí để mua sắm trang bị dạy học của nhà trường còn hạn hẹp dẫn tình trạng mua thiết bị nhỏ lẻ ít một không đồng bộ dẫn đến các thí nghiệm thiếu chính xác, không đảm bảo tính sư phạm. Nhiều thiết bị dạy học mới sản xuất hiện nay của một số môn học rất khó sử dụng mất thời gian, kém hiệu quả, giá thành lại cao điều kiện nhà trường lại khó khăn về mặt kinh tế không có khả năng mua. Một số thiết bị dạy học không mang tính trực quan quá to, phức tạp về lắp đặt, tốn diện tích, dễ hỏng khó bảo quản dẫn đến tình trạng khi vận chuyển hay bị tác động khách quan về môi trường dẫn đến làm hỏng không tiến hành được thí nghiệm kiểm chứng như: Máy phát điện xoay chiều một chiều; Chuông điện; Giá quang học dạy nhiều bài đo tiêu cự của thấu kính hội tụ hay phân kì trong môn Vật lý. Quan sát đường truyền của ánh sáng qua thấu kính...., Hóa học, Sinh học, Công nghệ... Quá trình sử dụng lâu nên cách thiết bị dạy học hư hỏng nhiều do đó gặp nhiều khó khăn trong tiến hành thí nghiệm cũng như bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa như một số thiết bị dạy học sau: + Giá quang học môn Vật Lí 9: Thực hiện nhiều thao tác lắp ráp để gắn kết nhiều chi tiết thành bộ thí nghiệm. Số lượng chốt gắn các hộp và đèn chiếu sáng quá nhiều, do đó tốn khá nhiều thời gian. Quá trình cố định và điều chỉnh chùm tia sáng tới song song đồng trục với trục chính của thấu kính, hay đưa khói nhang vào hộp từ đáy rất khó khăn. Sự di chuyển đều từng milimét về hai phía của thấu kính, nên khó khăn giữ đồng trục và song song màn; khe và thấu kính. Chân giữ các thấy kính rất dễ đổ dẫn đến đổ trong quá trình làm thí nghiệm. Kết 3
- quả độ chính xác không cao nên đa số là kết quả từ các nhóm học sinh có kết quả không chính xác và sai lệch. + Bình kíp điều chế khí Hiđro: To và lắp đặt nhiều chi tiết, dễ đổ vỡ và nặng khi vận chuyển, lại không tiết kiệm được Axit; Một số chất chỉ thị màu trong kho hóa chất để lâu bị hết hạn sử dụng chất lượng kém khi tiến hành thí nghiệm khó thành công; Một số thí nghiệm sử dụng một số hóa chất nguy hiểm như Axítsunfuric đặc, Phốt pho đỏ... học sinh không tiến hành được chủ yếu giáo viên làm cho học sinh xem cũng có một số hạn chế nhất định. + Môn sinh học 6,7 Bộ mẫu côn trùng, Sưu tầm các hình thái của lá, rễ gần như không có trong kho thiết bị, nếu có thì cũng đã bị hỏng hết do thời gian. Từ những nguyên nhân tình trạng trên tôi và một số đồng nghiệp cùng nhau trăn trở tập chung nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng trên. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học có các giải pháp sau: + Giải pháp thứ nhất: Tổ chức kiểm tra rà soát và phân loại hệ thống thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường. + Giải pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cải tiến thiết bị dạy học. + Giải pháp thứ ba: Cải tiến chế tạo thay thế thí nghiệm từng môn học. Cụ thể chi tiết các giải pháp nhưng sau: 1. Giải pháp thứ nhất: Tổ chức kiểm tra rà soát phân loại hệ thống thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường. Tổ chức kiểm tra rà soát phân loại hệ thống thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy học để đánh giá đúng thực trạng thiết bị, đồ dùng thí nghiệm dạy học của nhà trường nhằm mục đích biết được số lượng chất lượng và những hạn chế mặt kỹ thuật hoặc thí nghiệm nguy hiểm độc hại của nội dung bài học trong sách giáo khoa hiện hành có sử dụng thiết bị dạy học. Ngoại giúp cán bộ giáo viên nhân viên thiết bị thí nghiệm có những giải pháp cải tiến chế tạo bổ sung những thiết bị có hiệu quả độ chính xác cao hơn. Để chủ động trong phương pháp dạy học linh hoạt khoa học. Thay thế hoặc làm mới những thiết bị đồ dùng, thí 4
- nghiệm chưa có theo yêu cầu nội dung kiến thức bài dạy của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả giảng dạy. Để nắm được thực trạng thiết bị đồ dùng dạy học có những hạn chế như thế nào, cụ thể thiết bị đồ dùng, thí nghiệm, hóa chất thiếu ở bài học, môn học nào, số lượng bao nhiêu để từ đó đưa ra biệt pháp cải tiến chế tạo làm mới hoặc mua bổ sung kịp thời có hiệu quả phù hợp với biện pháp này bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch với các nội dung công việc cụ thể như sau: *Phương pháp phân loại chung: Theo đề tài này thiết bị đồ dùng dạy học được chia làm hai nhóm: + Nhóm thiết bị thông thường. + Nhóm thiết bị kĩ thuật. a. Nhóm thiết bị thông thường: Nhóm có nguồn gốc tự nhiên hoặc có cấu tạo và tính năng kĩ thuật đơn giản do ngành giáo dục chế tạo nhóm này gồm: + Loại tự nhiên, nguyên mẫu : Các vật tự nhiên, vật thật, các vật coi là nguyên mẫu không bị thay đổi khi đưa vào dạy học: cây, củ, quả, mẫu đất, mẫu nước, hoá chất, kìm, kéo, búa, vải, bìa. + Dụng cụ giảng dạy và học tập: Dụng cụ dùng chung, công cộng: bảng phấn, giấy, bút, bàn học, bàn thí nghiệm, thước kẻ. Dụng cụ cá nhân: bảng học sinh, vở, thước kẻ, máy tính, com pa, bút viết các loại. + Tài liệu giáo khoa: Tài liệu in: SGK, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo của giáo viên, học sinh; Tài liệu và bản đồ, tranh ảnh của các môn học. Trong các phương tiện thông thường thì bảng và sách giáo khoa là những phương tiện cơ bản nhất, phổ biến nhất trong dạy học. b. Nhóm thiết bị kĩ thuật: Các loại thiết bị kĩ thuật được sản xuất công nghiệp, có tính chất chuyên nghiệp và có tính năng kĩ thuật phức tạp nhóm này bao gồm: + Các thiết bị nghe nhìn: Máy và băng đĩa ghi âm, các thiết bị phát âm như loa phóng thanh, chuông còi, tín hiệu, các nhạc cụ. Tất cả các thiết bị này tác động vào thính giác. Máy ảnh, kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm, viễn vọng, các bản vẽ kĩ thuật, máy chiếu ảnh và hình vẽ. Các phương tiện này tác động 5
- vào thị giác. Máy băng đĩa hình, video, các loại phim điện ảnh, đèn chiếu, phim dương bản, phim giáo khoa, phim khoa học, phim tài liệu, phim hoạt hình. Tất cả phương tiện này tác động vào thính giác và thị giác (cả nghe và nhìn) + Các máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo môn học: Các dụng cụ, thiết bị thực hành, thực nghiệm theo môn học, đó là những thí nghiệm sinh học, hoá học, vật lí học; các bộ dụng cụ đo lường vật lí, hoá học; các thiết bị điện, điện từ, cơ học, quang học, công nghệ. Ví dụ: Phân loại thiết bị đồ dùng môn Vật lí Sơ đồ phân loại thiết bị theo chương trinh học CƠ NHIỆT ÂM ĐIỆN QUANG Lớp 7,9 Lớp 6,8 Lớp 6,8 Lớp 7 Lớp 7,9 Ở phần này tôi sử dụng phương pháp phân loại theo theo chương trình học, tinh chất của từng loại thiết bị nhằm mục đích khai thác tố đa các thiết bị đồ dùng dạy học cho các thí nghiệm của nội dung bài học của từng khối lớp. Sau khi phân loại tôi tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường Thành lập hội đồng kiểm kê thiết bị thí nghiệm vào đầu học kỳ I năm học 2016 – 2017. Hội đồng kiểm kê thiết bị thí nghiệm lập danh mục thiết bị dạy học của từng môn học hiện còn sử dụng được theo mẫu sau: DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN:.............. Đơn vị STT Tên thiết bị, hóa chất Số lượng Ghi chú tính 1 2 3 Người lập XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG 6
- Căn cứ vào danh mục thiết bị được kiểm kê; sổ phân đinh thiết bị dạy học; sổ theo dõi tình sử dụng thiết bị của giáo viên hàng ngày; Phiếu đánh giá những ưu nhược điểm của thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên tôi có được kết quả về tình trạng thiết bị dạy học và nhu cầu sử dụng thiết bị đồ dùng của từng môn học cụ thể. Bên cạnh đó đánh giá được thực trạng chất lượng, số lượng hiệu quả sử dụng, Tỉ lệ tiến hành thí nghiệm thành công, Số lượng thiết bị thí nghiệm cần được cải tiến cho phù hợp với nội dung kiến thức Sách giáo khoa những hạn chế của thiết bị đồ dùng dạy học hiện hành. Bảng khảo sát tinh hình thiết bị dạy học các môn học trước khi thực hiện đề tài sáng kiến Số Trong đó số lượng thiết lương dạy học có thể sử dung thiết bị được Số lượng thiết bị thí đồng nghiệm cần được cải Môn khảo sát bộ tiến cho phù hợp với theo Tỉ lệ thiết bị dạy Tỉ lệ tiến kiến thức SGK danh học có thể sử hành TN mục tối dụng được thành thiểu (%) công Thiết bị Vật lí 03 bộ 1,7 bộ = 57% 43% 25 Thiết bị 30 Thiết bị Thiết bị Hóa học 03 bộ 1,65 bộ = 55% 46% 21 Thiết bị 19 Thiết bị Thiết bị Sinh học 03 bộ 1,3 bộ = 43% 43% 15 Thiết bị 21 Thiết bị Các môn học 03 bộ 1,44 bộ = 48% 41% 22 Thiết bị 23 Thiết bị khác Thông qua đánh giá khảo sát thực tế trên 80 tiết dạy có dùng thiết bị đồ dùng dạy học trên 4 khối lớp, ba môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học: mỗi khối lớp là 20 tiết học được đánh giá trên ba tiêu trí : + Phương pháp (Giờ học phát huy vai trò thí nghiệm ) + Tỉ lệ học sinh tham gia phát biểu + Ý thức thực học 7
- Kết quả khảo sát trước khi thực hiện sàng kiến cho thấy tác động của thiết bị đồ dùng dạy học có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Bảng khảo sát về tác động của thiết bị đồ dùng ảnh hưởng tới giảng dạy Phương pháp Tỉ lệ học sinh Ý thức thực Kết quả Môn khảo sát Giờ học phát huy tham gia phát học khảo sát vai trò thí nghiệm biểu Thiết bị Vật lí 33% 30% 40% 45% Thiết bị Hóa học 35% 40% 45% 48% Thiết bị Sinh học 29% 37% 47% 49% Các môn học 31% 34% 53% 55% khác Nhận xét - Giờ học chưa phát huy vai trò của TN khó làm mất nhiều thời gian, kém hiệu quả - Khó hiểu với học sinh - Chán nản buồn ngủ, ngại làm thí nghiệm, hoạt động nhóm kém hiệu quả - Khó hiểu với học sinh, nắm bắt kiến thức chưa sâu Từ các kết quả khảo sát thực tế trên tôi đã xây dựng phương án nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các phương án nghiên cứu cái tiến, sưu tầm, chế tạo thay khắc phục những hạn chế của từng loại thiết bị dạy học. 2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cải tiến thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cải tiến thiết bị dạy học là vạch ra nội dung công việc cần làm để cải tiến thiết bị đồ dùng gì ?, thí nghiệm nào ? và phương thức cải nghiên cứu cải tiến ra sao để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất cho thiết bị dạy học. Vì vậy mục tiêu ở đây là đưa ra những giải pháp ưu việt khắc phục các nhược điểm hạn chế kém hiệu quả của thiết bị dạy học hiện hành gặp phải để nâng cao hiệu quá khai thác và sử dụng nhưng không làm mất bản chất của thí nghiệm mà nội dung kiến thức bài học trong sách giáo khoa yêu cầu. Đối với việc nghiên cứu cải tiến thiết bị đồ dùng dạy học không phải dễ dàng thực hiện được ngay trong ngày một ngày hai được mà là cả một quá trình nghiên cứu thử nghiệm và chọn lựa thiết bị thí nghiệm để thực hiện cải tiến. Vì 8
- vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu cải tiến thiết bị, đồ dùng dạy học bám sát kế hoạch dạy học giáo viên của nhà trường. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên bộ môn trực tiếp dạy thử nghiệm cho ý kiến đánh từng loại thiết bị đồ dụng của từng thí nghiệm. Kế hoạch được thông qua Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm của nhà trường, đến các tổ bộ môn và từng cá nhân kế hoạch được cụ thể hóa bằng các nội dung công việc như sau: - Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh cùng tham gia. - Tìm và lựa chọn một số dụng cụ, thiết bị thí nghiệm dạy học cần được cải tiến. - Lưa chọn thiết bị, bộ phận của một số thiết bị, thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa hạn chế về tính năng thực hành, nguy hiểm, độc hại, thiết bị chưa có trong nhà trường để nghiên cứu cải tiến. Cụ thể tôi chọn một số thiết bị, thí nghiệm sau để nghiên cứu để cải tiến. Ví dụ : Giá quang học; Bộ thí nghiệm bài Hiện tương khúc xạ ánh sáng bài 40 vật lí 9 và Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ bài 41 vật lí 9; Bộ thí nghiệm Sự nhiễm điện do cọ sát và Hai loại điện tích ; Bộ thí nghiệm về " Áp suất phụ thuộc độ sâu của khối chất lượng" ; " Áp suất trong khối chất lỏng – đinh luật Pascan – Vật lí 8; Bình kíp cải tiến – Hóa học 8; Thuốc thử Axit và Bazơ từ củ Nghệ; Chất chỉ thị màu từ hoa Dâm bụt..... - Xây dựng ý tưởng cải tiến thiết bị đồ dùng dạy học cho từng môn học từng thí nghiệm cụ thể thông qua việc hệ thống lại các nội dung thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa có thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế hoặc chưa có thiết bị dạy học. Ví dụ: Chương trình Hóa học 8, 9. Tên thí Thiết bị hóa Hạn chế STT Tên bài dạy nghiệm chất sử dụng của thiết bị To nặng, dễ vỡ, khó bảo Điều chế khí hiđro – TN 1: Điều chế Bình kíp, ông 1 không tiết Phản ưng thế hiđro nghiệm kiệm hóa chất 9