Bài tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ thông, cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?

A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ = B.S.cosα

B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)

C. Từ thông là một đại lượng đại số

D. Từ thông là một đại lượng có hướng.

docx 11 trang minhlee 10/03/2023 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ thông, cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_vat_li_lop_11_chu_de_tu_thong_cam_ung_dien_tu_suat_d.docx

Nội dung text: Bài tập Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Từ thông, cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng

  1. Bài Tập Từ thông, Cảm ứng điện từ ,Suất điện động cảm ứng Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ? A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ = B.S.cosα B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb) C. Từ thông là một đại lượng đại số D. Từ thông là một đại lượng có hướng. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Từ thông là một đại lượng vô hướng B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0 D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0 Câu 3. Đơn vị của từ thông có thể là A. tesla trên mét (T/m) B. tesla nhân với mét (T.m) C. tesla trên mét bình phương (T/m2) D. tesla nhân mét bình phương (T.m2) Câu 4. Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ , α là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là: A. Φ = B.S.cosα B. Φ = B.S.sinα C. Φ = B.S
  2. B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v. C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với vận tốc v. D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên. Câu 8. Một khung dây hình tròn có diện tích S = 2cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 5.10-2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là A. 10-1Wb B. 10-2Wb C. 10-3Wb D. 10-5Wb. Câu 9. Một khung dây hình vuông, cạnh dài 4cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10 -5T, các đường sức từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là A. 1,6.10-6Wb B. 1,6.10-8Wb C. 3,2.10-8Wb D. 3,2.10-6Wb Câu 10. Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-5T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 30o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây? A. 5.10-8Wb B. 5.10-6Wb C. 8,5.10-8Wb D. 8,5.10-6Wb
  3. A. cùng chiều kim đồng hồ B. ngược chiều kim đồng hồ C. ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, cùng chiều kim đồng hồ ở hình b D. cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, ngược chiều kim đồng hồ ở hình b Câu 15. Trong hình a, b, vòng dây dẫn kín cố định, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây khi có sự chuyển động của nam châm. Kết luận nào sau đây là đúng? A. nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín. B. Nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây dẫn kín. C. Hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín. Hình b, nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây dẫn kín.
  4. Câu 2. Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. C. độ lớn của cảm ứng từ. D. thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch. Câu 3. Đại lượng được gọi là A. tốc độ biến thiên của từ thông B. lượng từ thông đi qua diện tích S C. suất điện động cảm ứng D. độ biến thiên của từ thông Câu 4. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hoá từ A. hoá năng B. quang năng C. cơ năng D. nhiệt năng Câu 5. Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất? A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v
  5. B. 1732 vòng C. 100 vòng D. 1000 vòng. Câu 10. Một khung dây hình chữ nhật kính gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60 o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2Ω. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian 0,01 giây, cảm ứng từ giảm đều từ B đến 0. A. 0,1 A B. 0,4 A C. 0,2 A D. 0,3 A Câu 11. Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khi cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V, thời gian duy trì suất điện động đó là A. 0,2 s. B. 0,2 π.s. C. 4 s. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu 12. Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là Ic = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2Ω và diện tích của khung là S = 100 cm2. A. 150 T/s. B. 100 T/s. C. 200 T/s.
  6. Bài 5: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng bao nhiêu? Bài 6: Một khung dây có diện tích 5 cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị bằng bao nhiêu? Bài 7: Một khung dây tròn bán kính 10 cm gồm 50 vòng dây được đặt trong từ trường đều. Cảm ứng từ hợp với mặt phẵng khung dây một góc 60°. Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị bằng 0,05 T. Tìm suất điện động cảm ứng trong khung nếu trong khoảng 0,05 s: a) Cảm ứng từ tăng gấp đôi. b) Cảm ứng từ giảm đến 0. Bài 8: Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Tính suất điện động cảm ứng và tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là IC = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2 Ω và diện tích của khung là S = 100 cm2. Bài 9: Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B→ hợp với pháp tuyến n→ của mặt phẵng khung dây góc α = 60°, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, cảm ứng từ: a) Giảm đều từ B đến 0. b) Tăng đều từ 0 đến 0,5B. Bài 10: Một khung dây có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẵng của khung. Diện tích mặt phẵng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm2. Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một vòng dây và trong khung dây.