Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 95: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

II. Tiếp nhận văn học: 

1. Tiếp nhận trong đời sống văn học:

Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,… làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.

  Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

  + Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).

pptx 16 trang minhlee 11/03/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 95: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_95_gia_tri_van_hoc_va_tiep_nha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 95: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC
  2. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC II. Tiếp nhận văn học: 1. Tiếp nhận trong đời sống văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. + Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).
  3. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC 2. Tính chất tiếp nhận văn học: Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau: + Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. + Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa, ) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng, ).
  4. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC * Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần: - Nâng cao trình độ. - Tích lũy kinh nghiệm. - Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn. - Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng. - Không nên suy diễn tùy tiện.
  5. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC BÀI TẬP 1
  6. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC BÀI TẬP 2
  7. Tác phẩm Giá trị nhận Giá trị giáo dục Giá trị thẩm mĩ thức sự lạc hậu chữa khỏi bệnh “Thuốc” có một cốt tăm tối mê muội của truyện khá đơn trong đời quần chúng và giản mà sâu sắc sống của bệnh xa rời giống như một bài thơ Đường vẽ một nhân dân quần chúng bức tranh bằng Trung của những Thuốc những nét chấm Quốc và người cách (Lỗ Tấn) phá thật độc đáo. cái nhìn mạng như Hạ Cốt truyện dung lệch lạc Du thời đó. dị, nhưng “Thuốc” của họ về Cuộc đấu tranh độc đáo ở khả người giải phóng dân năng lựa chọn các chiến sĩ tộc muốn thành tình tiết , ở cách cách công thì phải sắp xếp thời gian nghệ thuật và đặc mạng gắn bó sâu sắc biệt là ở khả năng với nhân dân tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng.
  8. GVBM: PHẠM THỊ THANH TRÚC GỢI Ý Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học: - Cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính về tác phẩm, là khi người đọc có những ấn tượng chung nào đó (vui, buồn, sâu sắc, mới mẻ ) nhưng chưa cắt nghĩa được nguồn gốc của những ấn tượng đó. - Hiểu là cấp độ tiếp nhận lí trí, là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa khác của tác phẩm.