Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Vợ nhặt - Lê Đoàn Tuyết Hạnh

2. Tác phẩm “Vợ nhặt”

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Lúc đầu tác phẩm có tên "Xóm ngụ cư­" được viết sau CMT8 nhưng do mất bản thảo, năm 1954 nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

- Tác phẩm phản ánh hiện thực nạn đói năm 1945 nhưng nhà văn không đi sâu miêu tả nạn đói, mà lấy bối cảnh của nạn đói để nói về tình yêu thương đùm bọc của con người Việt Nam.

b. Xuất xứ: in trong tập "Con chó xấu xí" - 1962

ppt 23 trang minhlee 11/03/2023 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Vợ nhặt - Lê Đoàn Tuyết Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_bai_vo_nhat_le_doan_tuyet_hanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Vợ nhặt - Lê Đoàn Tuyết Hạnh

  1. Học sinh xem phim Tư liệu về Nạm đói 1945
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Kim Lân tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920- 2007) ở Từ Sơn - Bắc Ninh. - Kim Lân chuyên viết về truyện ngắn. Ông thành công về đề tài nông thôn và người nông dân. Ngòi bút của Kim Lân tái hiện rất chân thực, xúc động về cuộc sống và con người. - Tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)
  3. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Ý nghĩa nhan đề -Vợ: + Biểu tượng của khát vọng hạnh phúc của con người. + Thiên chức cao cả của người phụ nữ + Lấy vợ là một trong ba việc lớn của người con trai - Nhặt: Hành động gợi sự tầm thường, rẻ rúng. -> Thân phận con người bị rẻ rúng như cọng rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. - Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. => Nhan đề "Vợ nhặt" vừa có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng sống và hướng tới hạnh phúc đặt niềm tin ở tương lai.
  4. 3. Tình người tỏa sáng giá trị nhân đạo a. Nhân vật Tràng - Trước khi có vợ: Xấu xí, nhà nghèo, dở hơi, dân ngụ cư, ế ẩm nhưng cởi mở, hào phóng, tốt bụng. - Nguyên nhân có vợ: Qua 2 lần gặp gỡ và mấy lời bông đùa cùng một chặp 4 bát bánh đúc.
  5. - Trên đường về nhà: + Ra chợ mua cho thị cái thúng, mua dầu thắp + Tràng "phởn phơ, miệng tủm tỉm, hai mắt sáng lên lấp lánh". + Không đùa và không cho lũ trẻ đùa cợt. + Thích chí, tự đắc. + Trong phút chốc, Tràng quên quá khứ, hiện tại "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”. -> Sự chu đáo, niềm hạnh phúc lớn lao của người đàn ông nghèo khổ khi có vợ.
  6. + Thấy yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với gia đình. + Thấy mình nên người, nhận ra bổn phận. + Xăm xăm tham gia việc tu sửa căn nhà. + Nhận ra sự thay đổi của người đàn bà vợ nhặt (đã là người đàn bà hiền hậu, đúng mực). - Khi nghe câu chuyện của mẹ, của vợ, Tràng hiểu ra con đường CM sẽ đem đến sự đổi thay trong cuộc sống con người. -> Tràng đã hoàn toàn thay đổi. => Con người chỉ thực sự là người khi được yêu thương, chia sẻ và gắn mình với một bổn phận.
  7. -Về đến nhà Tràng thị thở dài thất vọng - Rụt rè, do dự : Ngồi ở mép giường. Cái thế chông chêng như chính cuộc đời thị. + Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp trước sự dò xét của mẹ chồng. + Được cảm thông chấp nhận thị bớt mặc cản.
  8. + Khi được mẹ mời ăn chè khoán tức thì hai con mắt tối lại. Thị điềm nhiên va vào miệng sự chấp nhận đồng cam cộng khổ -> Chính tình người trong mái ấm gia đình và hạnh phúc đôi lứa đã khiến thị trở lại chính mình. Con người chỉ thực sự là người khi được yêu thương, chia sẻ, khi gắn mình với một bổn phận và lấy bổn phận làm hạnh phúc. => Thị người đàn bà vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng của thị hiện lên không lộng lẫy tròn đầy nhưng thị đã đem đến một làn gió mới cho gia đình Tràng và những người dân trong xóm ngụ cư.
  9. -> Bà vui vì con trai có vợ, bà buồn vì thân phận con trai bà nghèo hèn, bà tủi vì bổn phận làm mẹ của bà chưa tròn. - Thương con dâu, vì cái đói mới phải lấy đến con mình. Bà muốn có vài mâm cơm báo gia tiên, nhưng lực bất tòng tâm. - Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: Một cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối, một nồi cháo cám. Nhưng bà nói toàn chuyện vui. khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Tâm hồn bà trở nên nhẹ nhõm, khuôn mặt tươi tỉnh khác ngày thường.
  10. 4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo a. Giá trị hiện thực: Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945 : + Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi. + Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma. + Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. + Âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. + Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối. + Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát. + Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt. + Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945. Tuy nhiên, còn có một hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.
  11. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
  12. LUYỆN TẬP: HS thực hiện ở nhà Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.