Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Phần làm văn
* Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
Nguyễn Minh Châu là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng chân chính và ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học, ông đã trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng” cho công công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975.
Chiếc thuyền ngoài xađược Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” (1985)
*Giới thiệu vài về nét bức ảnh Phùng chụp “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”; về giá trị của bức ảnh đới với công chúng trong đoạn văn cuối tác phẩm.
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Phần làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_phan_lam.doc
Nội dung text: Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Phần làm văn
- * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” - Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Giới thiệu sự hồi sinh của hai nhân vật Chí Phèo và Mị. * Sự hồi sinh của nhân vật Chí Phèo: - Thời gian: Sau đêm gặp Thị Nở - Yếu tố tác động: Tình người - Kết quả: Chí muốn làm hòa với mọi người, Chí muốn sống yên ổn với Thị Nở, Chí muốn dân làng Vũ Đại lại nhận hắn vào một cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện * Sự hồi sinh của nhân vật Mị: - Thời gian: Đêm tình mùa xuân - Yếu tố tác động: Yếu tố ngoại cảnh - Kết quả: Mị nhớ lại quá khứ, Mị ý thức được thực tại, Mị muốn đi chơi và chuẩn bị đi chơi * So sánh sự tương đồng và khác biệt: - Tương đồng: + Số phận và bi kịch đau đớn giống nhau: đều là những con người hiền lành, chăm chỉ, bị xã hội thực dân đày đọa biến thành những cái xác không hồn + Cả Nam Cao và Tô Hoài đều rất xót thương, đồng cảm cho số phận của Chí Phèo và Mị, trân trọng nhữỉig ước mơ bình dị của họ. Mặt khác, từ sự hồi sinh về nhân tính của Chí Phèo và Mị, họ đã nói lên tiếng nói phê phán gay gắt những thế lực chà đạp lên số phận của con người bất hạnh ấy. - Khác biệt: + Nếu như Chí Phèo bị tha hóa về nhân tính, trở thành một con quỷ dữ thì Mị lại mất đi nhân tính ở chỗ cô không được coi là một con người. + Quá trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị lại rất khác nhau. + Sự hồi sinh nhân tính của Chí là sau đêm gặp thị Nở, chính tình người của thị Nở đã đánh thức “nhân tính” trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy. Thị là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Thế nhưng, bên trong cái ngoại hình xấu xí và tính cách dở hơi của thị là một tấm lòng rất bao dung và vị tha. Sau một đêm ăn nằm với nhau, sáng hôm sau tĩnh dậy, Chí lần đầu tiên để tâm lắng tai nghe những âm thanh xung quanh mình, những âm thanh của cuộc sống và cảm thấy cuộc sống cũng thật thú vị. Và Chí thèm được làm người lương thiện. Khát vọng lương thiện ấy chính là bằng chứng cho sự hồi sinh nhân tính của Chí. Chí nhớ lại cuộc đời mình trước khi bị đẩy vào nhà tù thực dân với những ước mơ hết sức bình dị. Chí nhận ra rằng thị Nở cũng có duyên và muốn cùng thị chung sống. Chí đã mong muốn được làm người và thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với con người lương thiện. + Mị sức sống hồi sinh nơi người con gái ấy là tiếng sáo vi vu gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Tây Bắc. Mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt. Mị sống trong nhà thống Pá Tra như một con người đã mất đi linh hồn. Thế nhưng, trong đêm tình mùa xuân năm ấy, khi cái lạnh tràn về, khi những thiếu nữ phơi “chiếc váy xòe như những cánh bướm của mình trên những phiến đá” và đám trẻ con chơi đùa và tiếng sáo gọi bạn tình đã bắt đầu xuất hiện. Mị dường như được sống lại với chính tâm hồn mình. Cô hồi tưởng lại quá khứ khi được cùng người yêu đi chơi trong những đêm tình mùa xuân. Cũng giống như Chí, Mị cũng hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, khi Mị còn là người con gái đẹp có tài thổi sáo rất hay. MỊ uống rượu và khi ngà ngà say, Mị bỗng nhiên nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình và Mị cũng muốn đi chơi. Mị muốn đi chơi như hồi còn trẻ. Mị vào góc nhà xắn thêm ít mỡ bỏ vào chiếc đèn cho sáng, với tay lấy chiếc váy. Những hành động ấy chứng tỏ rằng Mị đã thật sự hồi sinh, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã được sống dậy nhờ âm thanh của tiếng sáo. Cũng giống như Chí Phèo âm thanh của cuộc sống xung quanh thức tỉnh tâm hồn, đánh thức sức sống mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, ngay cả khi Mị đã bị A Sử
- tha bổi hổi”, nhớ lại những ngày xuân thuở trước sôi nổi và tràn đầy sức sống, Mị cảm nhận thấm thía nỗi khổ của mình Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chết chứ không buồn nhớ lại nữa”. - Trong đêm mùa đông cứu A Phủ: + Sức sống tiềm tàng ở Mị một lần nữa trỗi dậy khi thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm mắt đã xám đen lại của A Phủ”. Chính dòng nước mắt đầy tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức lòng trắc ẩn của Mị. Dòng nước mắt ấy đã làm Mị nhớ đến đêm trước Mị cũng bị trói đứng thế kia, nhiều lần Mị khóc “nước mắt chảy xuống miêng, xuống cổ không biết lau đi được”. + Tình thương người khiến Mĩ trở nên dũng cảm, quyết liệt “Mị không thấy sợ” , Mị “rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây”, giải thoát cho A Phủ. Đó là bước ngoặt tâm lí tính cách của Mị. + Mị đã dũng cảm cởi trói cứu sống A Phủ, có lẽ nào lại không tự cứu lấy chính mình. Mị chạy theo A Phủ và thốt lên tiếng nói sau bao năm câm lặng “A Phủ chi tôi đi Ở đây thì chết mất” . Đó là tiếng nói của khát vọng tự do, tự giải phóng mình. 4.Nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật thật tinh tế,chân thực, sinh động. - Nghệ thuật kể chuyện uyển chuyển, linh hoạwhoa. - Ngôn ngữ giản dị, phong phú, đầy sang tạo, mang bản sắc riêng 5. Bút pháp nghệ thuật của Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị. Xây dựng nhân vật Mị tác giả đã chọn góc nhìn bên trong, ở điểm nhìn nội tâm. Qua đoạn văn tác giả đã khám phá ra những diễn biến nội tâm tinh tế và phức tạp. Đó là một nhân vật có sức sống âm thầm mãnh liệt, có một khát vọng sống tự do và hạnh phúc không bao giờ nguội tắt, có phản ứng tâm lí nổi loạn rất lạ và có hành động tự giải thoát dung cảm quyết liệt. 6. Đánh giá: Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong hoàn cảnh đau thương, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định không bạo lực đen tối nào có thề vùi dập được sức sống và khao khát tự do của con người ; đồng thời nhấn mạnh rằng, chỉ có sự tự vùng dậy của bản thân mới giải phóng được con người ra khỏi kiếp nô lệ. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo to lớn của tác phẩm. ĐỀ 9 Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai chi tiết sau: “Lúc ấy đã khuya, trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) “Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức” (Chí Phèo - Nam Cao) HƯỚNG DẪN * Giới thiệu hai tác giả tác phẩm và vị trí, vai trò đoạn văn trích dẫn trong đề: * Phân tích dòng nước mắt của A Phủ: - Hình ảnh thể hiện tình cảnh khổ ải vì bị trói đứng, bị đọa đày của A Phủ trong suốt những đêm đông giá rét.
- + Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy * Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo: - Ý nghĩa nội dung: + “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nôngdân. + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ. - Ý nghĩa nghệ thuật + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếpdiễn. ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận. + Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả * Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: - Ý nghĩa nội dung: + Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ. + Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươisáng. - Ý nghĩa nghệ thuật: + Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câuchuyện. trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán. - Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao - Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sứcgợi. động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiệntại. ĐỀ 11 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- + Hai đoạn thơ trên đều cùng thể hiện chung một đối tượng: Vùng sông nước. Đó là đặc trưng thiên nhiên của Vĩ Dạ và miền Tây Bắc. Do đó nét vẽ khung cảnh ấy mang nét đẹp thanh sơ, bồng bềnh, với những cảnh sắc trên sông, những tạo vật hai bến bờ. - Điểm khác biệt: + Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang màu sắc tâm trạng chia li, mong nhớ khắc khoải. + Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến. * Lý giải sự tương đồng và khác biệt. - Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa. - Mỗi nhà thơ đều mang một xúc cảm riêng khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên đất nước. - Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ. * Đánh giá: hai đoạn thơ là những cảm nhận khác nhau về khung cảnh sông nước quê hương; hai đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc ĐỀ 12 Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính Tây Tiến (trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong buổi đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về tinh thần của người lính trong kháng chiến. HƯỚNG DẪN *Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: - Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, Là một nhà thơ hồn nhiên tinh tế tài hoa, phóng khoáng hồn hậu và lãng mạn. - Bài thơ Tây Tiến được gợi cảm hứng từ Đoàn quân Tây Tiến. Là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào, miền Tây Bắc Việt Nam. Trong hoàn cảnh chiến đấu rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, thuốc men với căn bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng những người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm - Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nói những người lính Thủ đô đã đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ, lãng mạn, hào hoa của người con đất Hà Thành. Và cũng là hình tượng người lính cách mạng trong những năm kháng chiến . * Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến: - Chân dung người lính Tây Tiến: + Ngoại hình kì dị: không mọc tóc, quân xanh màu lá vì căng bệnh sốt rét rừng hành hạ thể hiện sực khắc nghiệt của chiến đấu. +Vẻ đẹp tâm hồn: hào hoa, đa tình, lãng mạn “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, tâm hồn khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ trong lòng mang hình bóng của cô gái Hà Thành. + Vẻ đẹp của ý chí: phần đông họ là học sinh sinh viên, với tuổi trẻ họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân để bảo vệ Tổ quốc, mang bóng dáng của những người tráng sĩ “ra đi không hẹn ngày về”. - Vẻ đẹp về sự hi sinh: