SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2019-2020 - Thái Thị Thanh Tâm

  1. Tóm tắt tình hình đơn vị 

Trường nằm ở vùng nông thôn thuộc xã Định Mỹ huyện Thoại Sơn. Đa số phụ huynh học sinh là nông dân nên suốt ngày bận bịu với công việc đồng  áng. Một số gia đình còn gặp khó khăn về kinh tế, gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đi làm mướn nơi này, nơi khác lo cho cái ăn, cái mặc nên không có thời gian chăm lo việc học hành và giáo dục các em. Bên cạnh đó cũng có một vài gia đình khá giả, ít con nên rất cưng chiều mà không lo dạy bảo các em. Hơn nữa hiện nay công nghệ thông tin phát triển, tình trạng các em xem phim ảnh, chơi game và nghiện game có ở mọi lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến việc học tập như: vào lớp mệt mỏi, nằm vật vả, không tập trung vào việc học … Nghiêm trọng hơn nữa là các em có thái độ vô lễ với thầy cô, người lớn tuổi, ứng xử thô bạo với bạn bè, đặc biệt là các em còn tập tụ  băng nhóm đánh nhau … Đây là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của phụ huynh, thầy cô giáo và toàn xã hội hiện nay. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, nhằm giáo dục các em có Năng lực-Phẩm chất và Kiến thức- kĩ năng tốt, tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện nề nếp cho lớp ngay từ đầu năm học.

  1. Thuận lợi

-BGH có sự lựa chọn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong tổng số giáo viên hiện có.

-Đa số giáo viên có nhiều cố gắng trong công tác, quan tâm khá sâu sát với học sinh lớp chủ nhiệm, thực hiện tốt sổ sách quản lí lớp góp phần quan trọng vào việc xây dựng nề nếp giáo dục học sinh.

     3.  Khó khăn

           Nề nếp tự quản của học sinh dù được quan tâm nhưng đạt hiệu quả chưa cao vì vai trò của cán bộ lớp chưa được phát huy đúng mức còn bao che nên việc nắm bắt giải quyết một số biểu hiện chưa kịp thời

doc 19 trang minhlee 07/03/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2019-2020 - Thái Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_on_dinh_ne_nep_lop_ngay_tu_dau_nam_hoc_nam_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2019-2020 - Thái Thị Thanh Tâm

  1. ❖ Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. ❖ Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng. ❖ Lớp phó Lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết quả cho GVCN. ❖ Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức. ❖ Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN. ❖ Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của lớp. ❖ Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. * Sắp xếp chỗ ngồi: ❖ Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Phạm Long) ❖ Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau). ❖ Chú ý những em có cùng khuyết điểm. -Ví dụ: Em Nguyễn Hữu Xuyên là một học sinh chậm, học yếu, thụ động trong mọi hoạt động. Ở lớp 6 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên sang lớp 7, tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các bài kiểm tra đều là điểm yếu . Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không học bài, không làm bài tập”. Cũng đã nhiều lần tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do em học yếu từ đầu cấp, kiến thức bị hỏng nhiều nên không thể theo kịp bạn bè sinh ra chán nản, lười học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Hồ (là một học sinh có trách nhiệm và có học lực rất khá của lớp) kèm cặp và giao trách nhiệm cho em Hồ làm sao phải giúp bạn tiến bộ. Vì vậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình em Hồ đã tư từ giúp em Xuyên tiến bộ dần lên. Đến lớp Xuyên hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiếm tra dần dần đạt được điểm cao. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm kèm theo điểm khuyến khích. Nhờ đó, trong năm học vừa qua (2018- 2019) học lực của em Xuyên được xếp loại: Khá, hạnh kiểm: Tốt. - 11 -
  2. b. Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 3 sáng thứ 7. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: - Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. - Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ. - Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. - Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: ❖ Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có nghĩa là học sinh biết được cái lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa. ❖ Hoạt động 2: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút). ❖ Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). ▪ Nêu ưu điểm. ▪ Nêu khuyết điểm. ▪ Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, ❖ Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút). ▪ Nhắc lại nội quy, nêu kế hoạch của nhà trường, của TPT, Đoàn, Đội, ▪ Phân công cụ thể (có ghi chép cẩn thận). ❖ Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút) - 13 -
  3. bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm. 3.5. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác. a. Phối hợp với gia đình học sinh Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy nên các em thường giấu cha, mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, sau 3 tháng đầu mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận được kết quả từ giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần học tập, hành vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. Ví dụ: Em Nguyễn Hữu Xuyên là một học sinh hay trốn học, cúp tiết, thường xuyên chơi game trước khi đến lớp dẫn đến đi học trễ, trong lớp thì hay đùa giỡn, gây mất trật tự, vi phạm nội quy trường lớp như không thuộc bài, . Những vi phạm của em làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và được biết gia đình em ba mẹ li dị, mẹ lấy chồng khác em ở nhà ông ngoại đi học. Đến lớp tôi gặp riêng em và khuyên bảo, tôi phân tích cái sai của em để cho em hiểu. Em hứa sẽ từ bỏ trò chơi game vô bổ này. Thêm vào đó, ở lớp tôi luôn có lời khen em ấy dù là việc tốt nhỏ để em cảm thấy mình không bị bỏ rơi, luôn được thầy cô và bạn bè quan tâm và tôn trọng. Qua thời gian uốn nắn cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình tôi thấy em có sự tiến bộ rõ rệt từ một học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học đều dặn và có định hướng học tập đúng đắn. Giả sử nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình với GVCN thì làm sao em Xuyên có sự tiến bộ này? Vì vậy, tôi xem những “trái ngọt” trên đây là niềm vui, là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người mà mình đã dồn hết nghị lực trong bao năm qua. b. Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. Mỗi tuần BGH tổ chức họp chủ nhiệm một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGH kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH. c. Phối hợp với TPTĐ. TPTĐ của trường không chỉ quản lí học sinh về các mặt mà còn là một “tòa án” mà những “bị cáo” là các em học sinh quậy phá, cúp tiết nghỉ học không phép, Trong những giờ giải lao cũng như trước và sau giờ học thì người nắm tình hình trường lớp rõ nhất chính là TPT. Và qua những giờ chơi đó thì bản chất của các em cũng được thể hiện khá rõ. Vì lẽ đó tôi thường xuyên trao đổi, thăm nắm tình hình lớp từ các thầy TPT để hiểu rõ hơn về học tập, đạo đức, tình hình, của các em. Khi giáo viên chủ nhiệm và TPT phối hợp tốt tôi thấy các em có - 15 -
  4. Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở để để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tôi luôn quan niệm: Phải sống cho trong sạch dù có nghèo về vật chất nhưng luôn giàu có về mặt tâm hồn, tình cảm và mỗi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn hoàn thiện hơn. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã theo đuổi. Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn đề trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu mến. Trình độ học sinh trong lớp (TS: 31) - Giỏi: 14 - Khá: 11 - Trung Bình: 6 - Yếu: 0 - Kém: 0 Hạnh kiểm tốt: 31 V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG 1. Tác dụng của sáng kiến đối với học sinh, bản thân, tổ chủ nhiệm - Đối với học sinh: - 17 -
  5. ý chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm và chúng ta hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao cho đó là nhiệm vụ “trồng người”. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị Người viết Thái Thị Thanh Tâm - 19 -