SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2018-2019

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và thầy cô bộ môn, thầy Tổng Phụ Trách. 

+ Được sự hợp tác của cha mẹ học sinh.

+ Ban cán sự lớp nhiệt tình, năng nổ trong học tập, phong trào.

+ Phòng học thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ.

- Khó khăn:

           Trường THCS tôi dạy nằm ở vùng nông thôn thuộc huyện Thoại Sơn. Đa số phụ huynh học sinh là nông dân nên suốt ngày bận bịu với công việc đồng  áng. Một số gia đình còn gặp khó khăn về kinh tế, gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đi làm mướn nơi này, nơi khác lo cho cái ăn, cái mặc nên không có thời gian chăm lo việc học hành và giáo dục các em. Bên cạnh đó cũng có một vài gia đình khá giả, ít con nên rất cưng chiều mà không lo dạy bảo các em. Hơn nữa hiện nay công nghệ thông tin phát triển, tình trạng các em xem phim ảnh, chơi game và nghiện game có ở mọi lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến việc học tập như: vào lớp mệt mỏi, nằm vật vả, không tập trung vào việc học … Nghiêm trọng hơn nữa là các em có thái độ vô lễ với thầy cô, người lớn tuổi, ứng xử thô bạo với bạn bè, đặc biệt là các em còn tập tụ  băng nhóm đánh nhau … Đây là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của phụ huynh, thầy cô giáo và toàn xã hội hiện nay. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, nhằm giáo dục các em có Năng lực-Phẩm chất và Kiến thức- kĩ năng tốt, tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện nề nếp cho lớp ngay từ đầu năm học.

1. Tên sáng kiến: “ Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học”

  1. Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm lớp
doc 21 trang minhlee 07/03/2023 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_on_dinh_ne_nep_lop_ngay_tu_dau_nam_hoc_nam_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng ổn định nề nếp lớp ngay từ đầu năm học - Năm học 2018-2019

  1. • Cán sự môn Anh: Lê Thị Huỳnh NHư * Phân công nhiệm vụ cụ thể: ❖ Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. ❖ Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng. ❖ Lớp phó Lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết quả cho GVCN. ❖ Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức. ❖ Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN. ❖ Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của lớp. ❖ Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. * Sắp xếp chỗ ngồi: ❖ Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Phạm Trường Huy) ❖ Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau). ❖ Chú ý những em có cùng khuyết điểm. Ví dụ: Em Võ Thành Trung là một học sinh chậm, học yếu, thụ động trong mọi hoạt động. Ở lớp 8 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên sang lớp 9, tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các bài kiểm tra đều là điểm yếu kém. Giáo viên bộ môn - 11 -
  2. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào không có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: • Thông qua nội quy nhà trường. • Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. • Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của cha mẹ để đi chơi ). • HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia đình. • Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. • Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học. b. Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 3 sáng thứ 7. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: - Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. - Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ. - Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. - Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng - 13 -
  3. + Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe giảng rồi mới tiến hành làm bài => xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra => đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh, c. Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp. Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái. Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy môn sinh học ở lớp, tôi luôn ứng dụng phương pháp mới. Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử để thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên không có trình độ cao kiến thức rộng thì khó mà thành công trong công tác giáo dục. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi thời sự, tin tức, nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt. Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình không nên chán nản, ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn trọng chính mình. Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu - 15 -
  4. phù hợp. Những khó khăn, thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH. c. Phối hợp với TPTĐ. TPTĐ của trường không chỉ quản lí học sinh về các mặt mà còn là một “tòa án” mà những “bị cáo” là các em học sinh quậy phá, cúp tiết nghỉ học không phép, Trong những giờ giải lao cũng như trước và sau giờ học thì người nắm tình hình trường lớp rõ nhất chính là TPT. Và qua những giờ chơi đó thì bản chất của các em cũng được thể hiện khá rõ. Vì lẽ đó tôi thường xuyên trao đổi, thăm nắm tình hình lớp từ các thầy TPT để hiểu rõ hơn về học tập, đạo đức, tình hình, của các em. Khi giáo viên chủ nhiệm và TPT phối hợp tốt tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt, các em không dám tái phạm bởi các em đã bị ghi vào “Sổ đen” của trường rồi kẻo vi phạm nữa thì sẽ bị hạnh kiểm Yếu. d. Phối hợp với các Giáo viên bộ môn. - Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em lấy lại căn bản. Tôi xin phép GVBM được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. Còn với những tiết học chính khóa GV bộ môn cần thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng GVBM tuyên dương hoặc là cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập và không còn phải sợ bị gọi đến tên. - Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến trong các môn học đối với giáo viên bộ môn. Các em không nên giấu, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn bằng cách: khuyên các em phải biết kính trọng các thầy cô. - Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật cụ thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung không biết xử lí em nào. - 17 -
  5. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã theo đuổi. Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn đề trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu mến. Trình độ học sinh trong lớp (TS: 29) - Giỏi: 14 - Khá: 9 - Trung Bình: 6 - Yếu: 0 - Kém: 0 Hạnh kiểm tốt: 29 V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG 1. Tác dụng của sáng kiến đối với học sinh, bản thân, tổ chủ nhiệm - Đối với học sinh: + Giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp, nội qui nhà trường + Tạo sự gần gũi, thân thiện và hưng phấn trong học tập - 19 -
  6. Đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình công tác, không chắc chắn rằng đủ khả năng thuyết phục tất cả học sinh. Tôi cũng hi vọng sẽ có thầy cô xem và vận dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Một lần nữa tôi mong được lắng nghe sự góp ý chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm và chúng ta hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao cho đó là nhiệm vụ “trồng người”. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị Người viết - 21 -