SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào môn Giáo dục công dân - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thị Loan
Trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số gia đình học sinh là nông dân. Học sinh có phẩm chất đạo đức khá tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn cao và ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học và không có năng lực tự học, còn lơ là trong việc tiếp thu bài học nên năng lực học tập yếu. Ngoài ra kiến thức tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc giữ gìn môi trường của các em còn rất hạn chế.
Vì vậy, tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn trở làm sao để giáo dục có hiệu quả khi tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào môn mình được phân công giảng dạy. Đây là lý do khi tôi chọn đề tài này.
- Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào môn giáo dục công dân”
- Lĩnh vực:Giáo Dục Công Dân
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_giao_duc_moi_truong_vao_mo.doc
Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào môn Giáo dục công dân - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thị Loan
- Hành vi của hai bạn có thể gây nguy hiểm gì? Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không nên làm việc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, dễ gây cháy, nổ làm ảnh hưởng môi trường. Giáo viên có thể nêu thêm một số ví dụ: + Đánh bắt cá bằng thuốc nổ gây ô nhiễm môi trường nước. + Các tai nạn cháy nổ khác gây ô nhiễm bầu không khí. + Các chất độc hại (thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối ) gây ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí.( GV kết hợp tranh ảnh minh họa) Hoặc giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sau khi cung cấp thông tin ở phần đặt vấn đề: + Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên? + Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây hậu quả như thế nào? + Cần làm gì để hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? + Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề này ở nước ta? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là giới thiệu những hình ảnh do tai nạn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây nên, cho học sinh đọc những quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ giáo dục: tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. 19
- * Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: - Khi dạy Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân GDCD lớp 8 giáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường, cho học sinh liên hệ thực tế: + Nếu biết một công ty xả trộm nước thải chưa qua xử lí vào môi trường em sẽ thực hiện quyền gì? Vì sao? Sau khi học sinh trình bày ý kiến giáo viên kết hợp kể một số câu chuyện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này như Công ty Vedan Việt Nam xả chất thải làm ô nhiễm sông Thị Vải, giới thiệu một số hình ảnh vi phạm Nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước giáo dục: Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ 2: Khi dạy Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật GDCD lớp 9 giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh liên hệ và tự liên hệ như sau: + Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp ta, trường ta tốt chưa? 21
- Bài 7: Yêu - Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự thiên nhiên, Toàn nhiên. Cả bài sống hoà hợp phần - Các yếu tố của thiên nhiên. Vai trò quan trọng với thiên nhiên của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Bài 10: Tích cực, tự giác - HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động trong hoạt Bộ tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và Mục c động tập thể và phận vận động các bạn cùng thực hiện. trong hoạt động xã hội - HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng Bài 9 :. Xây Bộ cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia dựng gia đình Mục d phận các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư văn hoá (làm vệ sinh, trồng cây xanh, ). - Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì? - Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài 14: Bảo vệ - Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài Lớp môi trường và nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con Toàn 7 tài nguyên Cả bài người. phần thiên nhiên - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . - Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . Bài 15: Bảo vệ - Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử- văn hoá, - Bộ Mục di sản văn hoá danh lam thắng cảnh ) là một bộ phận của môi phận b, c trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam 23
- tuân theo pháp phận 1, 2 đức và tuân theo pháp luật. luật - HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Trước khi áp dụng sáng kiến: - Do các em ở nông thôn, phần lớn là gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải phụ giúp gia đình vào mùa vụ nên không có thời gian đầu tư nhiều để tìm thêm tư liệu phục vụ cho bài học, nếu có học thì chỉ bám sát những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa dẫn đến một số học sinh chưa nắm bắt kịp với các câu hỏi nâng cao đòi hỏi sự tư duy, chưa linh hoạt trọng việc xử lí các tình huống nên kết quả còn hạn chế. Một số học sinh chưa thật sự chủ động kịp thời với việc nắm bắt những thông tin mới, các nguồn tài liệu mới trên báo, đài, mạng Internet mà chỉ dựa vào các tài liệu mà giáo viên cung cấp, nên những câu hỏi mang tính chất thời sự, thực tế chưa linh hoạt bằng các học sinh ở những vùng có điều kiện thuận lợi. - Trong quá trình sử dụng các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy đôi lúc còn bị mất nhiều thời gian trong tiết dạy đối với những bài một tiết có nội dung nhiều. Vì vậy, bản thân giáo viên phải thật sự linh hoạt, sử dụng những câu hỏi tích hợp vào bài phải thật sự cô động, có độ dài vừa phải, hoặc có thể hướng dẫn học sinh tìm đọc trước trên thư viện, giáo viên có thể cung cấp các thông tin có liên quan đến môi trường trước cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. - Phần lớn học sinh chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường nên còn có những hành vi, cách cư xử chưa đúng như: vứt rác bừa bãi trong sân trường, lớp học hay còn những thái độ thờ ơ trước môi trường sống xung quanh, không quan tâm đến những vấn đề bức xúc đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như ô nhiễm môi trường như hiện nay. 2. Sau khi áp dụng sáng kiến: 25
- - Kết quả nhận được từ phiếu khảo sát: + Năm học: 2017- 2018 • 88 % học sinh có nhận thức đúng về hành vi biết cần bảo vệ môi trường. • 12 % học sinh chưa có nhận thức về hành vi cần bảo vệ môi trường. + Năm học: 2018- 2019 • 92 % học sinh có nhận thức đúng về hành vi biết cần bảo vệ môi trường. • 8 % học sinh chưa có nhận thức về hành vi cần bảo vệ môi trường. 3. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: - Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ , tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường – thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống - Có kỹ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường. V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: 1. Khả năng áp dụng giải pháp: - Tôi áp dụng đề tài này cho bản thân để giảng dạy các tiết có nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy ở các khối lớp, đặc biệt là khối 6,7,8. - Bên cạnh đó, tôi còn phổ biến kinh nghiệm này trong các lần họp tổ trong tổ chuyên môn để chia sẻ với các giáo viên trong tổ, với các đồng nghiệp trong trường 27
- - Thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng. VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT : 1. Kết luận Tôi nghiên cứu đề tài này, có thể nói đây chỉ là một sáng kiến thu nhỏ của riêng tôi với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và hứng thú học tập của học sinh, góp phần làm cho môi trường, tài nguyên thiên nhiên ngày càng gần gũi hơn với học sinh, hình thành nhân cách đạo đức, ý thức tốt đẹp cho học sinh, trong giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu đang hằng ngày xảy ra như hiện nay, đe dọa cuộc sống của mỗi con người đang sinh sống trên hành tinh này. Mặc dù đây là đề tài mang tính nóng hỏi nhưng tin chắc với những giải pháp như trên sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn. Với những kết quả đạt được tuy còn những hạn chế nhất định nhưng bản thân tôi vẫn mạnh dạn, tự tin áp dụng các phương pháp trên vào quá trình giảng dạy học sinh môn Giáo dục công dân. Tôi rất mong muốn được bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, đóng góp, xây dựng để có phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của bộ môn. 2. Những kiến nghị, đề xuất: Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với lãnh đạo nhà trường như sau: - Tạo không gian và môi trường sư phạm Xanh- Sạch- Đẹp: bê tông sân trường, trồng thêm cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch - Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (màn hình cho mỗi lớp học), để giáo viên minh họa hình ảnh hay đoạn video về các hình ảnh môi trường sưu tầm được trên mạng minh họa trong nội dung bài dạy, tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường. - Đối với giáo viên bộ môn, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy để giáo dục học sinh có kĩ năng và thái độ biết giữ gìn vệ sinh môi trường. 29
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Thu Thủy – Đặng Thúy Anh, 2010 - giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Hà Nhật Thăng, 2010. Sách giáo viên giáo dục công dân 6,7,8,9, Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Hà Nhật Thăng, 2010. Sách giáo khoa giáo dục công dân 6,7,8,9, Nhà xuất bản Giáo Dục. 4. Trấn Văn Thắng – Nguyễn Thu Hoài, 2011. Dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào môn GDCD Trung học cơ sở , Nhà xuất bản Giáo Dục. 5. Tài liệu tập huấn : Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn GDCD cấp THCS, năm 2009. 6. Nghị quyết 29 – NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 7. Hướng dẫn số 22/HD – SGDĐT ngày 21/8/2018 của sở GDĐT An Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2018 – 2019. 8. Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2014 31
- VI. Mức độ ảnh hưởng VII. Kết luận Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trịnh Thị Loan 33