SKKN Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020

1. Thuận lợi:

  - Nhà trường được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ thuận lợi cho giảng dạy.

  - Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong phân công và giảng dạy cho GV

  - Phòng bộ môn riêng thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và học tập của học sinh.

  - GV có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

  - Học sinh được trang bị đầy đủ SGK và dụng cụ học tập.

  - Đa số HS ngoan, có ý thức học tập tốt, thực hiện khá tốt theo yêu cầu của GVBM.

2. Khó khăn:

  - Đa phần học sinh ở nông thôn sống chủ yếu nghề nông, một vài em gia đình còn khó khăn, phụ huynh đi làm xa, phải sống với ông, bà… chưa quan tâm đến việc học của các em.

  - Một số em chưa tự giác trong việc học ít tham khảo sách thư viện để mở rộng kiến thức văn học.

 - Trình độ nhận thức giữa những học sinh cùng lớp, cùng khối không đồng đều nên việc tiếp thu bài chưa hiệu quả.

  - Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn

  - Lĩnh vực: chuyên môn

doc 36 trang minhlee 07/03/2023 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_qua_mon_ngu_van_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: SKKN Phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020

  1. Như vậy, để có thể dạy học môn ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Giáo viên không chỉ là người nắm chắc văn bản, kiến thức cần truyền thụ mà cần có khả năng định hướng, dẫn dắt học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; đặc biệt trong xây dựng câu hỏi định hướng cho học sinh chuẩn bị bài, tránh phụ thuộc quá nhiều vào câu hỏi trong sách giáo khoa. c/ Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn Quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng đánh giá năng lực và phẩm chất người học sẽ có tác dụng thúc đẩy trở lại để quá trình đổi mới PPDH thực sự đi vào chiều sâu và triệt để. Để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới này, việc thay đổi lối tư duy, phương thức tiến hành đánh giá, cách thức ra đề và chấm bài cho HS phải được thay đổi căn bản. Các đề thi và hướng dẫn chấm mở vừa là một mục đích, vừa là cách thức, giải pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS phổ thông. Một đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng mở được đánh giá dựa trên tính chất sáng tạo, tự do của đề đó. Thông thường, do nhiều nguyên nhân, đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn thường có xu hướng đóng kín. HS ít vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng, nhất là kiến thức liên môn, tích hợp. Hình thức ra đề này càng khép kín về khả năng bộc lộ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng của cá nhân người học. Điều đó kéo theo việc đóng kín, không cho phép HS sáng tạo trong cách thức trình bày, biểu đạt tư tưởng của mình. Vậy, để có thể có những đề thi, kiểm tra theo hướng mở trong môn Ngữ văn, chúng ta cần nhận ra rõ tính chất mở của đề thi, kiểm tra. Muốn vậy thì đề mở phải giảm thiểu yêu cầu HS ghi nhớ máy móc kiến thức. Đề mở cần đưa ra những vấn đề có tình thời sự, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc để gắn việc học của HS vào đời sống sẽ tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho HS. Theo hướng này, đề thi không nên gò bó, bắt buộc HS trình bày, biểu đạt theo một cách nào cứng nhắc. Khuyến khích sử dụng sáng tạo các phương tiện biểu đạt bằng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ và ý kiến của mình. 19
  2. d/ Phát huy năng khiếu học sinh qua các phong trào tập thể Nhà trường phát động nhiều phong trào cho học sinh tham gia sinh hoạt ngoại khóa như tổ chức đêm hội trăng rằm thi lồng đèn trung thu và các trò chơi tập thể ( kẹp bóng, kéo co, đổ nước vào chai ), hội khỏe Phù Đổng như cờ vua, bóng đá , vào ngày lễ nhà giáo 20/11 phát động các phong trào văn nghệ, cắm hoa, vẽ tranh, thi đấu bóng đá và một số trò chơi dân gian ngày thành lập Đoàn 26/3 phát động phong trào gánh hàng rong, tổ chức du khảo về nguồn cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử. Từ đó, giúp các em rèn luyện năng khiếu của bản thân, giáo dục kĩ năng sống trong môi trường tập thể. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức sinh hoạt tập thể dưới sân trường hai tuần một lần, giúp học sinh giao lưu với nhau, mỗi lớp thiết kế một chương trình hoạt động phù hợp với chủ đề đã gây hứng thú cho học sinh tham gia như ca hát, kể chuyện, Tổ chức tháng bộ môn cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Hội thi rung chuông vàng, thi tìm hiểu về An toàn giao thông, bông hoa nhỏ Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Mỗi lớp tổ chức phong trào nuôi heo đất, gây quỹ hỗ trợ các bạn đóng bảo hiểm y tế, trang trí lớp, chăm sóc bồn hoa, trồng cây, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn, quyên sách cho thư viện, bảo vệ môi trường, uống nước nhớ nguồn Rung chuông vàng vào ngày 17/11/2018 Thi đấu cờ vua 21
  3. BÀI DẠY MINH HỌA Ngày dạy: Lớp: Tuần: 9 Tiết: 36 Bài 10 – Phần Tiếng việt TỪ TRÁI NGHĨA A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. Tích hợp: Đổi mới PP: Củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy Phát huy năng lực: Hợp tác, giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt, sáng tạo 3. Thái độ: GD cho HS ý thức học tập B. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, soạn giáo án, bảng phụ, tư liệu có liên quan. - HS: SGK, chuẩn bị bài trước theo sự hướng dẫn của GV. 23
  4. b/ ->tạo phép đối khái quát quãng đời xa quê, đối lập Đi – trở lại. về tuổi tác, vóc dáng con ngườ̀i. HS: Đọc, nghiên cứu, trả lời. Nghĩa trái ngược nhau. ? Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau vừa nêu dựa trên cơ sở chung nào?* HS: Thảo luận, trình bày ý kiến: ngẩng – cúi từ trái =>Từ trái nghĩa nghĩa theo hoạt động của cái đầu lên xuống; trẻ – già trái nghĩa về tuổi tác; đi – trở lại trái nghĩa về sự di chuyển, dời chổ nơi xuất phát. + GV cho HS tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp “ Rau già, cau già”? HS: Quan sát, trả lời: trái nghĩa với già với non: rau *VD2: non, cau non. Rau già – rau non. ? Em hãy đặt câu có cặp từ trái nghĩa trẻ, già ? Già Cau già – cau non Hs: Trả lời Lưu ý: Khi xem xét từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nào đó hoặc phải đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể. HS: Dựa vào mục ghi nhớ, trả lời. GV cho HS đọc ghi nhớ (S.128). GV cho HS nghiên cứu 2 bài thơ dịch “ Tĩnh dạ tứ”, “ Hồi hương ngẫu thư” và trả lời câu hỏi: ? Trong hai bài thơ trên, việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? *Ghi nhớ 1 ( Sgk/128 ) HS: Thảo luận, trả lời theo hướng: nhằm tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, nhấn mạnh bằng phép đối làm cho bài thơ thêm sinh động. II. SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA ? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và 25
  5. GV yêu cầu HS đọc sơ đồ tư duy và biết cách vẽ sơ đồ cho bài học • Thế nào là từ trái nghĩa? II. LUYỆN TẬP • Từ trái nghĩa được sử dụng để làm gì? BT1. Tìm từ trái nghĩa trong câu: * Hoạt động 4: Luyện tập - lành – rách Bài tập 1 : - giàu – nghèo - GV gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu và thực hiện theo yêu cầu. - ngắn – dài (HS: Đọc, nêu yêu cầu, làm BT, nhận xét) - đêm – ngày GV phân tích đáp án, đánh giá, cho điểm - sáng – tối BT2. Từ trái nghĩa với từ cụ thể: Bài tập 2 : Cá tươi (ương, ôi) - GV gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu và thực hiện Tươi theo yêu cầu. Hoa tươi ( héo) (HS: Đọc, nêu yêu cầu, làm BT, nhận xét) Ăn yếu ( khoẻ) GV phân tích đáp án, đánh giá, cho điểm Ăn Học lực yếu (khá, giỏi) BT3. Điền từ trái nghĩa thích hợp - mềm - phạt Bài tập 3 : - lại - trọng 27
  6. - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm các cặp từ trái nghĩa đã được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học. 2. Chuẩn bị bài mới: “ Từ đồng âm ” , theo câu hỏi SGK/ 128-129 - Thế nào là từ đồng âm, tìm một số ví dụ về từ đồng âm. - Từ đồng âm được sử dụng như thế nào? Qua tiết dạy, giáo viên đã vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học hiện đại như năng lực hợp tác, giao tiếp tiếng Việt, sơ đồ tư duy nhằm giúp học sinh phát huy tính tư duy, sáng tạo và chủ động, tích cực. IV- Hiệu quả đạt được Đề tài sáng kiến trên, tôi đã đạt được kết quả rất khả quan, kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt, các em ngày càng chăm ngoan. Phần lớn các em biết phát huy năng lực phẩm chất của mình, có trách nhiệm với công việc, yêu thương, tôn trọng người khác cảm thông biết chia sẽ lên án những hành vi sai trái. Biết phát huy năng lực bản thân qua diễn kịch, sắm vai vào tiểu phẩm. Tuy nhiên vẫn còn vài học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy học sinh. Phải đảm bảo sự nhất trí cao trong phát huy năng lực, phẩm chất học sinh giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 1/ Nhà trường -Trường phát huy nhiều phong trào cho học sinh tham gia như nuôi heo đất, kế hoạch nhỏ, văn nghệ, thể thao, kể chuyện Bác Hồ, nói lời hay làm việc tốt Học sinh tham gia tích cực đạt nhiều thành tích trong phong trào như văn nghệ, thể thao. - Cảnh quan sư phạm ngày càng khang trang, có phòng bộ môn thuận lợi cho học sinh trong các tiết thực hành. 29
  7. - Phát huy năng lực học sinh thật sự có hiệu quả khi người thầy có lòng yêu nghề, có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải đầu tư thời gian soạn giáo án, có phương pháp hợp lí, sinh động dạy vừa đủ, vừa thấm, không dư, không thiếu. - Theo dõi sự tiến bộ của học sinh để tuyên dương và khen thưởng giúp học sinh tự tin hơn và chỉ ra ưu và khuyết điểm giúp học sinh tiến bộ. - Giáo viên sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, tranh ảnh có liên quan đến bài dạy và các dạng bài tập mở rộng nhằm tích hợp các chuyên đề như tăng cường các giá trị, kĩ năng sống và khả năng giải quyết tình huống có vấn đề. - Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong quản lí nề nếp học sinh giúp học sinh học tập nghiêm túc tránh tình trạng lưu ban, bỏ tiết, không học tốt. 3/ Học sinh - Học sinh phát huy được năng lực bản thân thông qua các hoạt động thực tiễn qua diễn kịch , sắm vai vào tiểu phẩm, tham gia tốt các phong trào của trường. - Học sinh bộc lộ được khả năng tư duy, sáng tạo chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn. - Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi dứng trước đám đông mà luôn tự tin, thái độ cởi mở hơn trong giao tiếp. - Không khí lớp học có sự hào hứng sôi nổi, các em thích được bộc lộ những điều mình suy nghĩ để chia sẽ cùng các bạn. Kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài: Đề tài này được thực hiện trong năm học 2018-2019 và được tiếp tục thực hiện trong năm học mới 2019-2020. Kết quả cuối năm lớp 7 như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Học lực Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng lượng Học sinh 31
  8. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Điểm khác nhau giữa cách dạy này so với các phương pháp dạy học trước đây là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người. Thiết nghĩ, với sự chủ động của GV trong việc tạo ra hệ thống câu hỏi, qua ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với việc linh hoạt vận dụng các phương pháp thích ứng có tích hợp kiến thức cũ và mới, và nhất là sự chủ động đưa vào các cách thức giáo dục kĩ năng sống chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được cải thiện. Với học sinh, khi đã chuẩn bị kỹ bài ở nhà, đến lớp chủ động, tích cực xây dựng bài và nhất là chủ động trong việc rèn luyện, vận dụng thực hành, hiệu quả tiết học cũng sẽ khả quan và chất lượng được cải thiện. Giáo dục theo định hướng năng lực, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức, không chỉ lấy người học làm trung tâm mà đặc biệt chú trọng hoạt động học - tức là quá trình học, quá trình cố gắng và tiến bộ của mỗi học sinh. Để phát huy tính tích cực, tự giác, tự chủ, tư duy, sáng tạo của học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. Đây chính là chìa khóa giúp các em thành công trong cuộc sống sau này. Trên đây là một số giải pháp phát huy năng lực học sinh qua môn Ngữ văn. Để đạt được kết quả tốt, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, khéo léo qua mỗi tiết dạy, mỗi giờ lên lớp. Tôi hi vọng rằng qua tháng năm mỗi giáo viên sẽ đúc kết cho mình những kinh nghiệm dạy học và lòng yêu nghề đã tích lũy kinh nghiệm trong dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 33
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi THCS 2. Tài liệu Ngữ văn về đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận, nội dung, chương trình dạy học mới. 3. SGK, Ngữ văn 6, 7 35