SKKN Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Châu Mai

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Thoại Sơn trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, đảm bảo giảng dạy đầy đủ các môn học theo qui định, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, yêu nghề.

- Học sinh đa số là ngoan, lễ phép, chấp hành tốt nội quy, đường đi lại thuận tiện cho học sinh đi học.

- CSVC đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy và học, trường được đầu tư trang bị đủ các phòng học chức năng, phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. 

- Cảnh quan sư phạm xanh, sạch đẹp, diện tích sân chơi rộng phù hợp với các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các hoạt động phong trào nhà trường.

- Trường thực hiện phong phú các hoạt động vui chơi, ngoại khóa cho học sinh tham gia. 

2. Khó khăn:

- Phần lớn hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn. Sự quan tâm, đầu tư của nhiều phụ huynh cho vấn đề học tập của con em chưa đều và đầy đủ. PHHS đi làm ăn xa nhiều, giao phó con em cho nhà trường và ông bà ở nhà.

- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, một số em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.

- Ý thức một số học sinh chưa cao trong việc giữ gìn bảo quản CSVC trong nhà trường, chưa ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây kiểng. 

- Một số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh hoặc xử lý học sinh vi phạm. 

- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS. 

- Lĩnh vực: Ngoại khóa 

doc 30 trang minhlee 07/03/2023 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Châu Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_trong_tr.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Châu Mai

  1. 6. Giải pháp phòng chống BLHĐ 6.1. Biện pháp phòng ngừa Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, lồng ghép ngoại khóa (phụ huynh tham gia), nêu gương, Giáo dục kỹ năng về Phòng chống BLHĐ cho Giáo viên và học sinh. Tổ chức đội, nhóm, câu lạc bộ. Giải quyết dứt điểm các mâu thuẩn. Thực hiện Phương pháp GD tích cực, không bạo lực với người học. Xây dựng các cơ chế nắm bắt thông tin: Thiết lập các Ăngten, hệ thống camera giám sát. Hướng dẫn một số kỹ năng để tránh bị bạo lực. Hướng dẫn học sinh cách phòng chống bạo lực học đường Đối với gia đình cha mẹ nên thường xuyên quan tâm đến con cái, thay đổi cách giáo dục con cái từ áp đặt, sử dụng bạo lực sang khen ngợi, động viên. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của con mình, hướng dẫn các em sử dụng mạng xã hội và hạn chế các em sử dụng mạng xã hội, nếu có sử dụng cha mẹ phải có kiểm soát. 6.2 Biện pháp hỗ trợ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; 15
  2. đắn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng. Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình san sẻ tình cảm với nhau. Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh. Thường xuyên quan tâm, lắng nghe con, trò chuyện tiếp xúc với con hằng ngày để nắm bắt được thông tin, cảm thông chia sẽ với các em trong mọi tình huống xảy ra, ân cần dạy dỗ, khuyên bảo, tuyệt đối không dùng bạo lực với các em bằng bất cứ hành động nào Cha mẹ, ông bà phải biết theo dõi, quan sát con mình thường chơi với ai, những bạn thân nào, thường xuyên tiếp xúc với ai để cha mẹ, ông bà có thể hướng dẫn, đề phòng con, cháu của mình tiếp xúc với những thành phần xấu, nhằm ngăn chạn kịp thời các sự việc xảy ra trong cuộc sống các em . Tóm lại cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ, dạy dỗ và ngăn chặn mọi ảnh hưởng xấu đến con em của mình, đặc biệt là trong vấn đề BLHĐ đang là điểm nóng hiện nay. Thiết nghĩ nếu cha mẹ dành nhiều quan tâm đến con cái thì BLHĐ sẽ không là mối nguy hại cho thế hệ trẻ mai sau. 6.4 3. Về phía nhà trường: Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em.Vì vậy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải 17
  3. * Vai trò của tổ chức Đoàn – Đội BGH chỉ đạo bộ phận Đoàn- Đội tổ chức nhiều họat động tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng của mình. Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt trong Đội viên. Sinh hoạt đội đúng theo lịch các lớp hàng tuần, tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể trong cac tiết sinh hoạt dưới sân cờ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm bắt tình hình của đội viên. Cập nhật, ghi chép những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường để giáo dục, ngăn chặn những việc làm của các em. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các tiết chào cờ đầu tuần, thông tin những vấn đề liên quan đến BLHĐ, cách ngăn ngừa phòng chống trong các buổi phát thanh học đường. TPTĐ nắm bắt thông tin những học sinh có hành vi BLHĐ kịp thời về cho BGH để xử lý, ngăn chặn trước khi sự việc xảy ra. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các buổi tuyên truyền về pháp luật, giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống bạo lực . Đoàn đội phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia thông qua đó giáo dục đạo đức học sinh, thông qua các hoạt động ngoại khóa học sinh sẽ yêu thích trường lớp, thầy cô bạn bè các em sẽ có nhiều hứng thú hơn khi đến trường tránh tình trạng cúp cua bỏ giờ làm ảnh hưởng đến học tập. bên cạnh đó các em xa rời các tệ nạn xã hội, chơi game, sử dụng mạng xã hội . 19
  4. Tham gia hội thi an toàn tiết kiệm điện Hoạt động trải nghiệm kỹ năng làm vườn Câu lạc bộ Mỹ Thuật Câu lạc bộ Tiếng Anh Giới thiệu sách, xếp sách nghệ thuật Câu lạc bộ bóng chuyền 21
  5. Trò chuyện thân tình cùng các em, không nên nói chuyện theo kiểu bề trên với các em. Tránh ra những chỉ thị hay mệnh lệnh, chỉ nên đưa ra cho các em những gợi ý và lời khuyên. Luôn giữ mối liên hệ thông tin cởi mở thường xuyên trên tinh thần luôn biết lắng nghe và cho các em lời khuyên. Thông cảm, chia sẻ khi các em tỏ ra bất an và không hài lòng về một vấn đề nào đó, hướng dẫn các em tự ra quyết định. Sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của các em, hỗ trợ bằng cách đặt niềm tin vào các em và cho các em thấy rằng GVCN luôn tin tưởng vào sự thay đổi tốt của các em. Tránh sửa sai các em một cách thường xuyên hay “lên lớp” các em. Tránh trách mắng hay vạch ra sai lầm của các em trước mặt bạn bè khi các em mắc phải sai lầm; nên đưa ra những lời nhận xét tích cực và khen ngợi khi các em làm được việc tốt dù là việc nhỏ. GVCN tạo kênh thông tin truyền tin qua các mạng xã hội như Zalo, Facebook, tạo nhóm lớp, kết nối thông tin thường xuyên với ban cán sự lớp thông tin cho GVCN kịp thời khi có vấn đề gì xảy ra trên lớp trong những tiết không có GVCN. Thông qua những kết nối thông tin trên mạng GVCN có thể theo dõi nắm bắt kịp thời những sự việc xảy ra của lớp mình chủ nhiệm để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời những vụ việc xảy ra. GVCN thường xuyên đến lớp vào giờ 15 phút ôn bài hoặc ghé lớp vào những giờ ra chơi hoặc chuyển tiết. GVCN nắm thông tin, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, thông tin số điện thoại liên lạc, địa chỉ thường xuyên trao đổi thông tin với PHHS về những tiến bộ trong học tập cũng như những vi phạm của các em để phụ huynh biết và phối hợp giáo dục các em. GVCN còn cần hỗ trợ cho học sinh một số kỹ năng cần thiết : + Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. + Kỹ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực. + Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực từ bạn bè. 23
  6. • Bảng đối chiếu so sánh trường hợp học sinh vi phạm có tính chất bạo lực học đường ( số liệu thống kê được lấy từ sổ trực nhật ký của trường) Năm học Số vụ Ghi chú 2017-2018 38 Những vụ việc mâu thuẫn hằng ngày của học sinh 2018-2019 16 như; ghét bạn, muốn thể 2019-2020 02 ( từ đầu năm đến nay) hiện, do áp lực gia đình . Học sinh ngày càng ngoan hơn, có ý thức kỷ luật cao, tham gia tốt các hoạt động phong trào do nhà trường phát động. Học sinh tích cực tham gia các buổi tuyên truyền về pháp luật, các buổi nói chuyện về phòng chống xâm hại trẻ em, giới tính, sức khỏe sinh sản Đa số các em có trách nhiệm với bản thân và ý thức về các vấn đề TNXH, tránh xa các TNXH, phim ảnh, phòng game hay tham gia các trò chơi trực tuyến trên mạng xã hội. Môi trường học tập ngày càng phong phú và đa dạng, với nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút các em tham gia tạo sự gắn kết giữa thầy cô và học sinh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi tạo môi trường ‘ Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong tập thể CB- GV- NV nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Tuyệt đối không vi phạm về đạo đức nhà giáo, nói không với bạo lực trong nhà trường. Tất cả CB- GV-NV thực hiện tốt Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 07/5/2017 Quy định môi 25
  7. tích hợp các môn học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, triển khai công tác tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Ngành giáo dục cũng cần phối hợp với các bộ, ban, ngành tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự và phòng chống tội phạm cũng như những vi phạm pháp khác trong nhà trường. Các nhà trường cần đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, quan tâm bồi dưỡng và tôn vinh tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu, nhất là trong giúp đỡ người khác để đề cao tinh thần tương thân, tương ái trong giới trẻ. VI. Kết luận: Ở nước ta, trong những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về BLHĐ, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Thực chất, BLHĐ không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày mức độ và tính chất của hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các vụ giáo viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại học. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên bị bỏ quên hay là do nhận thức chưa đúng, nghiệp vụ sư phạm còn yếu kém?. Đây là một câu hỏi lớn cần đặt ra cho không chỉ riêng ngành giáo dục mà toàn xã hội. Bên cạnh những bạo hành từ phía giáo viên thì trường hợp ngược lại cũng đã xảy ra. Để BLHĐ ngày càng xa dần và không còn xuất hiện trong nhà trường và đặc biệt là trong môi trường giáo dục thì các Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên, Đội cờ đỏ cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu. Bên cạnh đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, sự quyết tâm cao độ của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong phòng ngừa tình trạng BLHĐ. Với những giải pháp mà bản thân tôi đã táp dụng trong quản lý, tham gia và trực tiếp xử lý học sinh vi phạm về BLHĐ trong nhà trường tôi đã có được một số kinh nghiệm cho bản thân mình trong việc ngăn chặn BLHĐ xảy ra trong nhà trường. Mặc dù chưa phải là hoàn hảo nhưng tôi hy vọng những giải pháp mà tôi đã nêu ra trong sáng kiến sẽ giúp ít nhiều cho CBQL, GVCN, CB-NV trong nhà trường đặc biệt là trường 27
  8. MỤC LỤC Mục lục Trang I. Sơ lược lý lịch tác giả 1 II. Sơ lược điểm tình hình đơn vị 1 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 4 3. Nội dung sáng kiến 5 4. Nguyên nhân 10 5. Hậu quả BLHĐ 14 6. Giải pháp BLHĐ 15 IV. Hiệu quả đạt được 24 V. Mức độ ảnh hưởng 26 VI. Kết luận 27 29