SKKN Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Thoại Sơn trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, đảm bảo giảng dạy đầy đủ các môn học theo qui định, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, yêu nghề.

- Học sinh đa số là ngoan, lễ phép, chấp hành tốt nội quy, đường đi lại thuận tiện cho học sinh đi học.

- CSVC đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy và học, trường được đầu tư trang bị đủ các phòng học chức năng, phòng bộ môn đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. 

- Cảnh quan sư phạm xanh, sạch đẹp, diện tích sân chơi rộng phù hợp với các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các hoạt động phong trào nhà trường.

2. Khó khăn:

- Phần lớn hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn. Sự quan tâm, đầu tư của nhiều phụ huynh cho vấn đề học tập của con em chưa đều và đầy đủ. PHHS đi làm ăn xa nhiều, giao phó con em cho nhà trường và ông bà ở nhà.

- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, một số em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.

- Ý thức một số học sinh chưa cao trong việc giữ gìn bảo quản CSVC trong nhà trường, chưa ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây kiểng. 

- Một số GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh hoặc xử lý học sinh vi phạm. 

- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay. 

- Lĩnh vực: Ngoại khóa 

doc 27 trang minhlee 07/03/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_cong_tac_tu_van_tam_ly_hoc_du.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường THCS hiện nay - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

  1. sản, tổ chức các hoạt động văn nghệ vui chơi, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, tham gia các diễn đàn trẻ em do ngành tổ chức 4.2. Những khó khăn và hạn chế trong công tác tư vấn tâm lý học đường Các em học sinh của trường trong độ tuổi 11-15 tuổi, lứa tuổi có rất nhiều biến động về tâm sinh lý, lứa tuổi dễ nổi loạn, thích làm những hành động gây chú ý cho người khác, bắc chước có nhiều vướng mắc về tâm lý đặc biệt là các em học sinh khối 8, 9 các em trong độ tuổi vừa muốn làm người lớn vừa mang tính trẻ em nên gây rất nhiều khó khăn cho nhà trường, thầy cô trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc các em, đặc biệt là trong công tác tư vấn cho các em. Nhà trường không có cán bộ chuyên môn về tư vấn, đa số lực lượng tham gia công tác tư vấn là HT, PHT, TPTĐ, BTCĐ, GV được học sinh tín nhiệm và tin tưởng. Vì vậy khi tư vấn cho học sinh chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Quá trình tư vấn cho các em còn nhiều thiếu sót dẫn đến các em còn e ngại chưa dám nói hết tâm trạng của mình, các em thường tâm sự với bạn bè thân hoặc là các em tự xử lý theo cách nghĩ của mình. Trường chưa có được phòng tư vấn tâm lý riêng, chủ yếu là sử dụng chung với các bộ phận khác nên cũng gây khó khăn trong việc tiếp xúc học sinh. Nhiều GVCN thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với học sinh nhưng vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác tư vấn học đường, nhiều thầy cô chưa nắm hết được hoàn cảnh của học sinh nên cũng gây khó khăn cho bộ phận tư vấn. Đối với GVCN, các tiết sinh hoạt lớp chủ yếu là phê bình các học sinh vi phạm có những biểu hiện vi phạm trong tuần qua hoặc phổ biến nội dung các hoạt động cho tuần tiếp theo. Nhiều GVCN chưa quan tâm tìm hiểu tại sao học sinh mình vi phạm như thế, nếu có biết được nguyên nhân thì không biết cách xử lý như thế nào khi các em có vấn đề nhạy cảm về tình yêu, giới tính . chủ yếu là gửi các em lên cho PHT hoặc TPTĐ xử lý. 9
  2. thường tìm cách quậy phá, chống đối Vấn đề này gây khó khăn cho nhà trường trong việc tư vấn tâm lý cho các em . 5. Một số nội dung tư vấn tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn trong nhà trường hiện nay. Từ thực tế trong công tác quản lý, giảng dạy và tham gia tổ tư vấn tâm lý học đường. Tôi đã thực nghiệm một số nội dung của tư vấn tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn trong nhà trường như sau : 5.1 Tình yêu giới tính và quan hệ với bạn khác giới Trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ, ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên, các cuộc hội thảo về tình yêu giới tính tuyên truyền cho các em những thông tin cơ bản về tình bạn, tình yêu giúp các em phân biệt thế nào là tình bạn, tình yêu trong học đường. Đối với những học sinh có bạn trai, bạn gái GVCN luôn theo dõi sát những biểu hiện của các em thường xuyên gần gũi, trao đổi nắm rõ tâm tư, tình cảm của các em từ đó có những định hướng, hiệu quả kịp thời. GVCN thường xuyên kết bạn với học sinh thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo để có sự liên kết mật thiết với GVCN để các em trò chuyện tự nhiên với thầy cô của mình, các em cảm thấy không rụt rè khi tâm sự với thầy cô những vấn đề các em không dám tâm sự hay đối diện trực tiếp. Bên cạnh đó bộ phận tư vấn tâm lý cung cấp số điện thoại, tài khoản facebook, Zalo để các em có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô thông qua kênh CNTT Các em có thể để lại tin nhắn cho thầy cô, thầy cô sẽ trả lời trực tiếp hoặc tin nhắn mail cho các em. Đối với những vấn đề khó khăn thì tôi sẽ tham khảo các chuyên viên có kinh nghiệm trong tư vấn tâm lý hoặc tham khảo ý kiến của thầy cô trong nhà trường và GVCN của các em, bạn bè 11
  3. bè, cha mẹ những kỷ niệm của các em về thầy cô, cha mẹ, ông bà, những mong ước cảu cha mẹ, thầy cô đối với các em tạo không khí gần gũi thân mật giữa thầy cô và học sinh. Tổ chức chương trình văn nghệ tri ân thầy cô. Thường xuyên trao đổi PHHS về vai trò của cha mẹ đối với con cái trong các cuộc họp PHHS, cha mẹ thường xuyên gần gũi, trao đổi với con cái về việc học ở trường, mối quan hệ giưa thầy cô, bạn bè, lắng nghe những chia sẻ suy nghĩ của các em đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đồng thời giúp các em hiểu được suy nghĩ của cha mẹ, thầy cô qua đó các em thông cảm cho cha mẹ, thầy cô góp phần xây dựng quan hệ gắn bó, cởi mở, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Trong quá trình tư vấn cho các em bản thân tôi gặp rất nhiều trường hợp xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến tâm lý của các em mà tôi trực tiếp tư vấn và đạt được hiệu quả cao. Trường hợp của em Lê Thị Ngọc Trinh lớp 9A2 năm học 2016-2017 năm học lớp 8 em học rất là ngoan là học sinh khá giỏi nhưng đến đầu năm học lớp 9 em có những biểu hiện thay đổi làm thầy cô dạy phải giật mình, em tường xuyên không thuộc bài, làm bài, và có những biểu hiện chống lại thầy cô bạn bè, thường xuyên vi phạm nội quy của trường lớp, nhuộm tóc màu, không đeo khăn quàng, Thầy cô thường xuyên nhắc nhở phê bình em trước lớp, trước cờ qua nhiều tuần em vân không thay đổi, GVCN đã gửi em lên Văn phòng nhờ BGH xử lý qua trò chuyện tiếp xúc với em tôi được biết em đang gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý, về hoàn cảnh gia đình . Qua trò chuyện với em tôi được biết hoàn cảnh của em rất đáng thương ba mẹ ly hôn, mẹ bỏ em từ nhỏ, ba đi lấy vợ khác em sống với ông bà nội khi em mới 2 tuổi, sau này ông bà nội già lớn tuổi không còn khả năng chăm sóc nuôi dưỡng em, nên ông bà nội muốn em nghỉ học để theo anh chị đi làm trong khi em đang cần sự đùm bọc nuôi dưỡng của ông bà. Từ hoàn cảnh đó em bị sốc nên có những biểu hiện thay đổi chán học, bất cần, mất phương hướng làm cho em cảm thấy mình bị tổn thương không được quan tâm sau khi hiểu được hoàn cảnh của em, GVCN thường xuyên trao đổi tâm sự, nhà trường tạo điều kiện động viên giúp đỡ em để em không tự tin, mặc cảm với cuộc sống và bạn bè xung quanh. Em đã trở lại học tập tốt hơn và đã TNTHCS. Trường hợp em Nguyễn Thị Tuyết Nhi lớp 9A2 năm học 2017-2018 em có suy nghĩ sai lệch về giới tính, năm học lớp 8 em là một cô học sinh rất đẹp, dễ thương sang 13
  4. động ngoại khóa hội thi rung chuông vàng, HĐNGLL thông qua một số hoạt động về phương pháp học tập tốt trong tháng bộ môn, từ các hoạt động như thế giúp các em có điều kiện nghe và trao đổi với thầy cô để tìm ra phương pháp học tập tốt phù hợp với bản thân mình và mang lại hiệu quả cao trong học tập . 5.4. Kỹ năng sống Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là công tác ngoài giờ, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường tuyên truyền, thông tin kỹ năng sống cho các em. Trong học tập một số em có biểu hiện nhút nhát, không dám trình bày ý kiến của mình trong các hoạt động ngoại khóa, thông qua các hoạt động ngoại khóa dưới sân cờ, thầy cô giúp các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông, từng bước khắc phục tâm lý xấu hổ, rụt rè, e ngại ở một số học sinh trong trường. Tổ chức các hội thi thường xuyên để các em thể hiện khả năng, sự sáng tạo của mình trong các hoạt động như cắm hoa, sáng tạo TTNNĐ, thời trang, ca múa nhạc, HKPĐ thông qua các hoạt động này không những rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống mà còn giáo dục cho các em một số kỹ năng sống trong học tập, lao động, vui chơi và có cái nhìn về cuộc sống tốt đẹp, các em nhận thức được những việc làm và không nên làm để rèn luyện bản thân mình tốt hơn. IV. Hiệu quả đạt được Xây dựng được tập thể nhà trường đoàn kết, tương thân tương ái, học sinh tự giác hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Trong trường có một số bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn trong trường giúp đỡ bạn để bạn được tiếp tục đến trường. Trước khi thực hiện đề tài, đa số học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, việc chấp hành nề nếp nhà trường chưa được thực hiện tốt, việc xử lý vi phạm của học sinh đối với giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong các trường hợp xử lý cũng như là tư vấn cho các em. Sau khi thực hiện các biện pháp tư vấn tâm lý học đường, số lượng học sinh vi phạm ít hơn và giảm đáng kể, không còn học sinh vi phạm về đồng phục, tóc nhuộm màu, không có hiện tượng yêu đương sớm, đánh nhau hay là vô lễ đối với thầy cô. Ý 15
  5. Một số hình ảnh hoạt động của GV-HS trong công tác tư vấn tâm lý học đường. Học sinh tham gia diễn đàn“ trẻ em với vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” 17
  6. Học sinh tham gia nghe tuyên truyền về an toàn, tiết kiệm điện 19
  7. Học sinh tham gia hoạt động NGLL 21
  8. Học sinh tham gia thể dục giữa giờ 23
  9. V. Mức độ ảnh hưởng Qua thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường đã tạo được sự phối hợp tốt giữa GVCN và gia đình học sinh trong giáo dục học sinh. Khi học sinh có vướng mắc, khó khăn PHHS đã thông báo cho GVCN và nhà trường phối hợp giúp đỡ các em. Một số em có thái độ thờ ơ, không nghe lời cha mẹ đã có biểu hiện tích cực, biết nghe lời cha mẹ của mình, thông cảm và hiểu được sự vất vả của cha mẹ trong cuộc sống, biết yêu thương cha mẹ và những người xung quanh mình. GVCN- GVBM có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tư vấn cho học sinh về học tập cũng như xử lý học sinh dễ dàng hơn, thầy cô hiểu được tâm lý của các em và có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý, ứng xử với học sinh, PHHS trong nhiều tình huống, kỹ năng xử lý sư phạm đạt hiệu quả hơn. Nhờ vận dụng tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường mà năm học vừa qua trường không có học sinh phải bị xử lý kỷ luật hay đạo đức trung bình hay phải rèn luyện lại trong hè , tôi đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó giữa GV và học sinh, các học sinh trong nhà trường ngày càng gắn bó với nhau hơn, gần gũi với GVCN và tất cả thầy cô trong nhà trường. Các em mạnh dạn chia sẻ những khó khăn của mình cho thầy cô khi các em gặp phải trong học tập và trong cuộc sống. VI. Kết luận: Vận dụng các phương pháp tư vấn tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác tư vấn trong nhà trường đã giúp cho học sinh nhận thức được bản thân mình và có thái độ đúng đắn trong học tập và các mối quan hệ trong cuộc sống, các cách ứng xử với những người xung quanh. Tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với gia đình. Giúp học sinh giải quyết được những vấn đề khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Với thời gian nghiên cứu và công tác tư vấn tâm lý học sinh trong nhà trường chưa thực hiện lâu, nội dung nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định, nhưng tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường. Mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều giải pháp hay được khám phá, cùng nhau chia sẻ và phổ biến. 25
  10. MỤC LỤC Mục lục Trang I. Sơ lược lý lịch tác giả 1 II. Sơ lược điểm tình hình đơn vị 1 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 4 3. Nội dung sáng kiến 4 IV. Hiệu quả đạt được 15 V. Mức độ ảnh hưởng 25 VI. Kết luận 25 27