SKKN Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

1. Thuận lợi

Đơn vị tôi công tác trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, nên cơ sở hạ tầng được quan tâm nâng cấp và đầu tư. Trong đó trường THCS cũng nằm trong tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu phải đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình. Chính vì vậy, các trường học trong địa bàn được quan tâm và đầu tư khang trang về cơ sở hạ tầng, cảnh quan sư phạm đẹp thoáng mát. Các phòng chức năng THCS được đầu tư trang bị hiện đại nhằm thúc đẩy phong trào giáo dục và học tập lan tỏa. Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường phát huy các phong trào học tập bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt câu lạc Tiếng Anh, hội thi Tài Năng Tiếng Anh, Rung chuông Vàng… tạo sân chơi lành mạnh, thú vị cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn phát huy sự sáng tạo và phát triển kỉ năng của người dạy ngoại ngữ.

2. Khó khăn:

Nơi tôi công tác là một khu vực thuộc địa bàn phần lớn người dân làm nông nghiệp, còn phụ thuộc vào cây lúa. Đời sống còn bấp bênh, khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em. Còn phó thác cho nhà trường, xã hội, ít quan tâm đến học sinh. Chính vì vậy, phần lớn ý thức học tập trong học sinh THCS chưa cao và dễ dàng bị lôi kéo các thói xấu trong xã hội phát triển ngày nay ở địa phương. Đặc biệt bộ môn ngoại ngữ , học sinh chỉ được học tập theo lí thuyết để đối phó với hình thức kiểm tra thi cử theo quy định nghành, không được thực hành kĩ năng nhiều. Dần dần , học sinh quên đi kĩ năng nói và không tự tin khi thể hiện ngôn ngữ của bản thân, có  nhiều từ nhưng không biết thể hiện như thế nào. Đơn giản vì các em sợ sai và không có cơ hội để thực hành do thời gian trên lớp hạn hẹp.   

Tên sáng kiến: “Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS”. 

  • Lĩnh vực: giảng dạy Tiếng Anh
doc 28 trang minhlee 07/03/2023 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mo_hinh_nang_cao_ky_nang_speaking_cho_hoc_sinh_thcs_nam.doc

Nội dung text: SKKN Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

  1. lập nên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ không đều, hay không tham gia được, dẫn đến chất lượng không đồng đều và hiểu quả chưa cao. 3.2. Thời gian thực hiện Bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn Tiếng Anh trong trường THCS. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng xây dựng cho mình kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh và tiến hành thử nghiệm một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh vào giảng dạy . Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng đối tượng học sinh ở trường THCS học Tiếng Anh bằng nhiều nguồn khác nhau; hầu hết các em điều được tiếp cận Tiếng Anh từ tiểu học thông qua thầy cô, một số ít học sinh cũng đã được học Tiếng Anh qua anh chị, bố mẹ mình nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen nên hầu như các em không có những kiến thức tối thiểu về môn tiếng Anh. 3.3. Áp dụng các các trò chơi ngôn ngữ để thiết kế các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ 3.3.1. Các trò chơi và cách thức thực hiện: 1. Trò chơi: “ Thing snatch” (giống như trò chơi “cướp cờ” ở Việt Nam) - Mục đích: sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện từ vựng và rèn luyện kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. - Thời gian: 3 -5 phút - Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị sẵn và mang theo một số đồ vật theo chủ đề buổi sinh hoạt. - Các bước thực hiện: + Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến chủ đề trên ghế hoặc bàn ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát) + Chia thành từ 2 đến 4 nhóm chơi (tùy theo số lượng học sinh tham gia sinh hoạt) + Chọn khoảng 4 -6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm đứng cách xa nhau 9
  2. - mục đích: sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở tiết language focus hay các câu giao tiếp thông dụng. - Thời gian: 5-7 phút - Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị các tấm bài giấy cứng( A3 hay giấy roki) hoặc các tấm thẻ được ép plastic, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra. - Các bước thực hiện: + Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần hoạt động và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ có kèm keo nam chăm để dễ dán lên bảng + Chia nhóm (từ 2-3 nhóm) + Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho học sinh + Học sinh thảo luận và sắp xếp câu trả lời trên bảng + Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho đội + Giáo viên tổng kết: đội nào nhiều điểm hơn thì thắng trò chơi 3. Trò chơi : Concertration (có thể thay thể cho hoạt động học tập Pelmanism). - Mục đích: trò chơi này được sử dụng để ôn các từ vựng hay điểm ngữ pháp và được thực hiện ở giai đoạn đầu hoạt động - Thời gian: 6-8 phút - Chuẩn bị : giáo viên phải chuẩn bị một bảng phụ như sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 - Các bước tiến hành: + Giáo viên chia lớp thành nhóm nhiều hay tùy số lượng học sinh 11
  3. 16 ate 17 ran 18 sat 19 had 20 rode - các bước tiến hành: + Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết từ 1-10 là những động từ dạng nguyên còn từ 11-20 là những động từ dạng quá khứ, đến lượt đi học sinh phải chọn một số ở dãy 1-10 và một dãy số 11 -20 + Giáo viên chia nhóm (4 nhóm) + Các nhóm sẽ bốc thăm thứ tự lượt chơi + Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số, giáo viên phải viết nội dung như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng Ví dụ: nhóm 1 gọi 2 số 2 và 14 thì giáo viên viết nội dung vào 2 ô này + Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số, giáo viên phải viết nội dung như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng. 1 2 fly 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 flew 15 16 17 18 19 20 + Khi 2 nội dung phù hợp nhau thì giáo viên cho nhóm 1 điểm và giáo viên phải gạch 2 nội dung đó đi nhưng vẫn để chúng trên bảng. Nhóm này sẽ được đi thê lượt nữa. + Nếu như 2 nội dung không phù hợp nhau thì giáo viên phảo xóa chúng và lượt chơi dành cho đội khác + Giáo viên tổng kết điểm: nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng trò chơi. 13
  4. + Giáo viên tổng kết điểm: nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng trò chơi. Trên đây là những trò chơi (thủ thuật) bình thường bất kì giáo viên nào cũng biết nhưng thường họ mang vào trong tiết dạy. Nếu chúng ta biến chúng, sử dụng trong môi trường sinh hoạt câu lạc bộ để sinh hoạt theo chủ đề làm bước gởi mở (warmer) hoặc chuyển giao các hoạt động (linking activities) thì buổi hoạt động sẽ đem lại hứng thú phấn khích cho học sinh, đúng tiêu chí học mà chơi và chơi mà học. Chính điều này, sẽ giúp các em hoạt động cặp nhóm hiểu quả hơn trong buổi sinh hoạt. Minh họa bằng Powerpoint với thủ thuật “spelling bee” 3.3.2. Thực hiện tốt tiến trình một buổi sinh hoạt câu lạc bộ: 3.3.2.1 Công tác tổ chức câu lạc bộ: 1. Công tác tổ chức - Để hình thành câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường, điều cơ bản đầu tiên là phải có sự chỉ đạo, sự đồng tình ủng hộ của Lãnh đạo và Ban Giám Hiệu nhà trường kết hợp với sự quyết tâm của giáo viên trong tổ bộ môn. - Tổ trưởng phải xây dựng cơ cấu tổ chức và chương trình hoạt động, trình Lãnh đạo nhà trường để xem xét, bổ sung và ký duyệt. - Trong tổ bộ môn phải có sự thống nhất, đồng tình về sự phân công và chương trình hành động. a) Cơ cấu tổ chức bao gồm - Chủ nhiệm câu lạc bộ: Thành viên ban giám hiệu (Có sự theo dõi của Tổ trưởng chuyên môn). 15
  5. - Để duy trì hoạt động của câu lạc bộ có hiệu quả cần phải có hội phí, hội phí xây dựng trên cơ sở tiền quỹ của tổ chuyên môn và sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu. Việc thu, chi nguồn hội phí phải được công khai dân chủ. - Toàn bộ các chương trình hoạt động và hình ảnh phải lưu giữ lại để làm tư liệu sau này. 3.3.2. 2 Các giải pháp để tăng cường hiểu quả hoạt động của câu lạc bộ: Để tạo thêm nhiều hứng thú cho học sinh tham gia vào câu lạc bộ, để giúp học sinh nhận thức rằng câu lạc bộ Tiếng Anh thực sự là nơi lý tưởng nhất cho việc trau dồi kiến thức bộ môn, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc học tiếng nước ngoài, rèn luyện kỹ năng nghe nói, và tham gia các hoạt văn thể bổ ích khác, người làm công tác tổ chức câu lạc bộ ngoài việc củng cố và duy trì cơ cấu tổ chức( như đã trình bày ở phần trên ) nhất thiết phải có những cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ. Bản thân đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ và đã hình thành các ý tưởng dưới đây. Phải biết kết hợp 3 phân môn (Tiếng Anh, Nhạc, Họa) trong tổ chuyên môn, cụ thể hóa thành các hoạt động, lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ. Giáo viên kết hợp với Âm nhạc tập các bài hát tiếng Anh hoặc các tiết mục văn nghệ khác cho học sinh. Kết hợp với Mỹ thuật cho phần trang trí, tìm kiếm các tranh ảnh theo chủ đề yêu cầu của đợt sinh hoạt vv. Nói chung phần phải được phân công các thành viên cụ thể phụ trách, từ đó sẽ có sự gắn bó trách nhiệm và hoạt động nhịp nhàng trong tổ. Nội dung và hình thức các hoạt động phải có sự thay đổi hoặc làm mới liên tục. 3.3.2. 3 Dưới đây là một số gợi ý: - Trình bày quan điểm theo các chủ đề, trả lời các câu hỏi. -Trình bày các kinh nghiệm học tập, trả lời các câu hỏi để chia sẻ kinh nghiệm với các học sinh khác. - Đưa ra tình huống, tổ chức thi giữa các nhóm trong cùng một khối. Hoạt động này hết sức phong phú, gần gũi với các chủ đề trong chương trình chính khóa, và rất thiết thực với các em học sinh. Tuy nhiên yêu cầu thực hiện các đơn vị lời nói phải phù hợp với đối tượng học sinh trong từng khối học. Ban tổ chức không nên đặt nặng về kỷ 17
  6. - Lập kế hoạch tặng “ticker” khi học sinh tham gia hỏi đáp bằng tiếng anh đúng với nhiều hình ticker đáng yêu dễ thương nhằm khuyến khích tinh thần học tập. Tạo không khí hứng thú và vui vẻ sau mỗi hoạt động câu lạc bộ với phần thưởng tinh thần. Trong đó, có kèm theo kế hoạch qui đổi ticker thành đồ dùng học tập sau mỗi học kì. - Học sinh sẽ lưu trữ thành tích “ticker” trong những sổ tay do các em sáng tạo bìa nhãn. - Câu lạc bộ sẽ thực hiện sơ và tổng kết và báo cáo hoạt động ở cuối học kì. Từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động sau. 19
  7. IV. Hiệu quả đạt được: 1. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã gặt hái được một số kết quả đáng phấn khởi. Học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn, có hứng thú học tập, tích cực chủ động sáng tạo. Tự tin hơn trong phần speaking ở câu lạc bộ cũng như các tiết học trên lớp. Các em sẵn sàng đón nhận nó, xác định được nhiệm vụ mình cần phải làm trong một giờ học speak, nắm bắt được những chủ đề của bài để 21
  8. Năm học 2014 -2015 23
  9. 2. Kết quả điều tra vào cuối tháng 4/ 2018 (năm học 2017 – 2018) Số lượng học sinh tham gia CLB của học sinh: Đối tượng điều tra Thích tham gia Ngại tham gia khối SL SL TL% SL TL% K6 200 145 72.5 55 27.5 K7 195 173 88.7 22 11.3 K8 175 156 89.1 19 10.9 K9 250 175 70.0 75 30.0 TT 820 649 79.1 171 20.9 V. Mức độ ảnh hưởng: Thông qua các giải pháp giúp câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động hiệu quả hơn, giúp học sinh nhận định tự tin vào khả năng ngôn ngữ của bản thân để thể hiện bản thân. Giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và phát huy kỹ năng mà được rèn giũa nơi câu lạc bộ. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường cũng như huyện nhà. Bên cạnh đó, người giáo viên được phát huy và vận dụng các kiến thức được đào tạo vào thực tế, giúp học sinh hứng thú học bộ môn và có cách nhìn tích cực về kiến thức ở ghế nhà trường vào thực tế cuộc sống. Hơn thế nữa, bằng các hình thức khen thưởng với những phần quà “ticker” gây sự yêu thích, tò mò về hoạt động câu lạc bộ đã động viên tinh thần học tập của học sinh. Từ đó, câu lạc bộ có kế hoạch đổi quà dụng cụ học tập cho học sinh. Đã thu hút số lượng thành viên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh tăng đáng kể. Năm học 2017 -2018, với sự chuẩn bị nhiều năm trước, đội tuyển tiếng Anh của nhà trường tham gia thi “ Tài năng tiếng Anh cấp huyện “ cũng đã đạt được giải khuyến khích cấp huyện. Đây chính là sự nổ lực, hiệu quả của cách nhìn nhận, học tập môn tiếng Anh thay đổi trong học sinh. VI. Kết luận: Những điều tôi trình bày trên đây là những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ những hoạt động trải nghiệm và thực tiễn với những ý tưởng thay đổi về nội 25
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 8, 9 - NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên Tiếng anh 6,7,8, 9 3. Thiết kế kĩ năng sống – NXB Thanh Niên 4. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. 5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa. 6. Các phần mềm soạn giảng PowerPoint, Adobe Presenter, Lecture Marker, Violet 27