SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

          Trường nằm trên bờ sông Long Xuyên – Rạch Giá (kênh Thoại Hà), những năm gần đây đường sá hầu hết được bê tông hóa nên việc đi lại thuận lợi. Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế của đa số người dân vẫn còn nhiều khó khăn do giá lúa không ổn định, một bộ phận không có ruộng đất thì đời sống càng bấp bênh. 

          Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường đã có một cơ ngơi khá ổn định. Diện tích của trường đáp ứng đủ qui định, điều kiện sân bãi ổn định cho việc vui chơi, sinh hoạt và học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định về số lượng và chất lượng. Các hoạt động của trường được phát triển theo hướng toàn diện và bền vững, chất lượng giáo dục được cải tiến rõ nét, đạt thành tích cao trong hoạt động giáo dục ngày càng nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát huy và thể hiện rõ nét góp phần hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Mối liên kết giữa 3 môi trường giáo dục ngày càng chặt chẽ hơn.

         Tuy nhiên, như đã nêu trên phần lớn gia đình HS có hoàn khó khăn phải bỏ đi làm ăn xa, con em gửi lại cho người thân để các em được đến trường, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp bên cạnh những thuận lợi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn gặp phải những khó khăn.

1. Thuận lợi:

Đối với trường, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.

Gia đình học sinh đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...

2. Khó khăn:

Tập thể lớp 6A1 với sĩ số là 38 học sinh, trong đó đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.

Trường nằm trên địa bàn xã, bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều tác động mặt trái đến các em như các quán nước, quán internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các em…Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.

Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc làm cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.

doc 16 trang minhlee 07/03/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_cong_tac_chu_nhi.doc

Nội dung text: SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Định Mỹ

  1. - GV có thể đưa ra một tình huống cụ thể hoặc nhóm có thể đưa ra, sau đó nhóm phân công đóng vai, có thể lấy ngay những tình huống cụ thể trong lớp. Trên cơ sở những tình huống đó GV phân tích cho HS hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp: Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của người khác, có cách ứng xử phù hợp khi cùng làm việc, học tập, cùng ở với người khác trong một môi trường tập thể. 3-/ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm : a- Đảm nhận trách nhiệm là khả năng của con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm . b- Mục tiêu : - Giúp cá nhân có ý thức trách nhiệm, chia sẻ công việc, chia sẻ kinh nghiệm đối với mọi người . - Giúp nhóm giải quyết vấn đề trong một không khí hợp tác tích cực, để đạt mục đích chung , đồng thời tạo sự thỏa mãn và sự thăng tiến cho mỗi thành viên . c- Cách thực hiện : - Thông qua các tiết chủ nhiệm GV sử dụng hình thức họp nhóm. GV giao việc cho nhóm, HS nhận công việc được phân công . - GV có thể chọn một tình huống theo chủ đề, phân công trách nhiệm cho mỗi nhóm thực hiện, dần dần hình thành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS . - GV giáo dục cho HS ý thức về thực hiện trách nhiệm với gia đình thông qua cuộc sống hàng ngày . Trên đây chỉ là dẫn chứng một số kĩ năng quen thuộc, tùy theo đặc điểm từng lớp, từng lứa tuổi và từng đối tượng mà giáo viên có thể vận dụng các loại kĩ năng sống để giáo dục HS. Trong thực tế các kĩ năng sống không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ khi cần giao tiếp có hiệu quả cần phối hợp các kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng chia sẻ cảm thông Hoặc khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì cần các kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo Bản chất của kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống . 3.2. Thời gian thực hiện : Bắt đầu năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 3.3 . Biện pháp tổ chức : Một giờ sinh hoạt lớp có sự đầu tư kỹ lưỡng với tính mới mẻ, sáng tạo sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. Một trong những hướng thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Với hướng này, có thể “biến” giờ sinh hoạt lớp thành một trò chơi tập thể mang đầy giáo dục. Vì vậy GVCN lớp khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua tiết chủ nhiệm cần tiến hành như sau: 3.3.1. Tìm chủ đề: GVCN Chọn chủ đề 3.3.2. Hoạt động tạo bầu không khí 7
  2. + Thảo luận nhóm. + Thuyết trình. + Tranh ảnh. + Gameshow 3.3.7. Tổng kết vấn đề: khắc sâu ý chính và áp dụng thực tế - Tổng kết (Rút ra thông điệp từ hoạt động): + Giúp HS đúc kết các ý chính đã triển khai. + Khi tổng kết, nên mời các em lặp lại các thông điệp ngắn gọn của từng ý chính. - Hoạt động giáo dục tích cực: Rút ra bài học từ hoạt động và mời gọi áp dụng vào thực tế. . - Các hình thức tổng kết và giáo dục tích cực: + Tổng kết bằng cách: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận hoặc cho từng cá nhân thể hiện quan điểm, thái độ hoặc thực hành hoạt động tập thể. + Giáo dục tích cực: có thể cho HS chủ động đề nghị những biện pháp thực hành ngoài cuộc sống hoặc lập phiếu nhóm, phiếu cá nhân - Kết thúc hoạt động: Thường là một bài hát tập thể sôi động. • Tổ chức tiết mẫu: Chủ đề: Học tập là bổn phận 1. HOẠT ĐỘNG TẠO BẦU KHÍ. - HS khởi động và chơi trò “Chỉ đúng các bộ phận trên khuôn mặt” - Cách chơi: Người quản trò hát: “ Trán, cằm tai, trán cằm tai, trán, mắt, tai, cằm, tai (hát theo điệu: Bóng tròn to, tròn, tròn, tròn, tròn to ), người quản trò hát đến bộ phận nào, người chơi phải chỉ đúng bộ phận đó, nếu chỉ sai sẽ bị phạt tùy hình thức vui nhộn mà người quản trò và GVCN phạt. 2. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ VÀ MỤC ĐÍCH: GV: Chúng ta vừa chơi trò “Tìm bộ phận trên khuôn mặt: Các bộ phận như: Mắt, tai, trán, cằm Ngoài việc giúp chúng ta hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc học tập như: mắt nhìn, tai nghe, trán suy nghĩ, miệng phát biểu , vậy học tập có tầm quan trọng như thế nào, mời các em cùng nhìn hình đoán ý sau: Đây là một câu tục ngữ hàm ý so sánh giá trị của việc học: Một kho vàng không bằng mười nang chữ 9
  3. - Đem thư đến bưu điện gửi:1 đồng - Giúp người lớn dọn dẹp vườn hoa: 2 đồng - Cả tuần lễ con đều ngoan ngoãn và nghe lời: 1 đồng Tổng cộng: 6 đồng" Mẹ Peter xem hóa đơn và không nói gì cả. Đến bữa tối, Peter phát hiện dưới khay ăn của mình 6 đồng tiền công. Cậu rất vui, nhưng vừa định bỏ tiền vào túi thì thấy kèm theo một hóa đơn thu tiền khác mà tên người nhận lại là cậu. Peter rất ngạc nhiên. Peter cần thanh toán cho mẹ những khoản sau: - Sống 10 năm hạnh phúc trong ngôi nhà của mẹ: 0 đồng - Khoản chi phí cho việc sinh hoạt ăn uống trong 10 năm: 0 đồng - Khoản tiền mẹ chăm sóc Peter mỗi khi đau bệnh: 0 đồng - Từ đó đến nay Peter luôn có một người mẹ thương yêu và chăm sóc: 0 đồng Tổng cộng: 0 đồng. Peter đọc đi đọc lại tờ hóa đơn. Cậu hối hận đến đỏ cả mặt. Lát sau, Peter đến bên mẹ và rúc đầu vào lòng mẹ, nhè nhẹ bỏ 6 đồng tiền vào túi mẹ. Bước 3: Kết luận Các em thân mến: Như vậy, bổn phận được hiểu là những việc chúng ta phải thực hiện, những công việc đó phải làm bằng cả tấm lòng, ý thức, trách nhiệm mà không cần đòi hỏi. Trong câu chuyện, cậu bé đã không đúng khi đòi mẹ phải trả công cho những việc thuộc về bổn phận của cậu và cậu đã nhận ra được điều này để sửa chữa những sai lầm của mình, đó là một điều vô cùng đáng quý. Vậy trong cuộc sống ngoài những quyền mà các em được hưởng thì chúng ta còn có bổn phận đối với gia đình, với xã hội nhưng đối với các em thì bổn phận đối với việc học tập là vô cùng cần thiết. Vậy các em sẽ thực hiện bổn phận của mình như thế nào? 5.2. Nội dung 2: Thực hiện bổn phận của em đối với học tập cụ thể như thế nào? * Bước 1: HS phác thảo kế hoạch thực hiện bổn phận học tập của mình: - GV chia nhóm và cho các em chơi trò “Sàn đấu giá” - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và cho các em tự đặt tên nhóm mình sao cho tên mỗi nhóm ứng với một hành động về bổn phận học tập. Ví dụ: + Nhóm 1: CHĂM CHÚ NGHE GIẢNG. + Nhóm 2: LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ. + Nhóm 3: HỌC TẬP THEO THỜI GIAN BIỂU + Nhóm 4: HỎI BÀI KHI KHÔNG HIỂU Luật chơi: Sau khi HS đã lựa chọn xong tên nhóm, GV tặng ( giả định) mỗi nhóm 500.000 đồng, như vậy mỗi nhóm sẽ có vốn là 500.000 đồng + Số lượng chữ cái là “Tên” của nhóm: + Nhóm 1: 500.000 đồng + 16 chữ cái. + Nhóm 2: 500.000 đồng + 13 chữ cái. + Nhóm 3: 500.000 đồng + 22 chữ cái. 11
  4. + Tình huống 1: Không nhóm nào trả giá cao hơn giá sàn cho các mặt hàng trên thì GV nhận xét: Các em đã biết được các mặt hàng trên đều ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập nên không nhóm nào mua hàng, điều đó chứng tỏ các em có những nhận thức rất nghiêm túc đến bổn phận học tập của mình, coi việc học tập là quan trọng nhất, điều đó thật đáng khen. + Tình huống 2: Nhóm trả giá cao nhất là 500.000đ. GV nhận xét: Vì 500.000 đồng được “cấp cho” từ đầu, đó là giá trị ảo và các em cũng chỉ dừng lại ở đó mà không đổi các chữ cái trong tên nhóm của mình, điều đó cô cho rằng các em đã biết cân bằng giữa việc chơi và học, vẫn biết đặt bổn phận của mình lên trên những trò giải trí hấp dẫn. + Tình huống 3: Các nhóm nào đã đổi từ 1 chữ cái trong tên của nhóm mình trở lên, GV nhận xét chung: Chúng ta đã có những mặt hàng mà mình muốn nhưng đã đánh đổi các chữ cái trong “tên nhóm” của mình, đồng nghĩa với việc chúng ta vô tình đã quên đi bổn phận học tập, giả sử các em có một chiếc điện thoại (hay các mặt hàng vừa mua) và sử dụng trong giờ học đương nhiên các em sẽ không còn chăm chú nghe giảng, không thể hiểu được bài và hiệu quả học tập sẽ kém đi, nếu ở nhà, các em cũng sử dụng điện thoại quá nhiều nó cũng sẽ làm mất đi thời gian quý báu, ảnh hưởng đến học tập. Khi mất đi dù chỉ là một chữ cái thì tên nhóm cũng không còn có nghĩa cũng giống như việc ta đã không hoàn thành bổn phận học tập của mình. * Bước 2: Kết luận: Thông qua trò chơi, chúng ta cần hiểu rõ được việc học tập là rất quan trọng, nó sẽ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, vì thế bản thân chúng ta phải biết tự nhìn nhận ra những yếu tố nào có lợi và không có lợi cho quá trình học tập để từ đó có những hành động đúng với bổn phận chính của mình lúc này, đừng bao giờ đánh đổi việc học tập lấy bất cứ điều gì và hãy suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi lựa chọn một trò giải trí. Giải trí là một điều không thể thiếu trong cuộc sống nhưng hãy nên dừng lại ở mức độ đúng đắn, vừa phải, hãy ưu tiên những trò giải trí thực sự có lợi cho bản thân, cho quá trình học tập và phải luôn ghi nhớ đặt bổn phận học tập lên vị trí hàng đầu đối với lứa tuổi chúng ta. 6. TỔNG KẾT VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Các em thân mến! Như vậy, bổn phận được hiểu là những việc chúng ta phải thực hiện, những công việc đó phải làm bằng cả tấm lòng, ý thức, trách nhiệm mà không cần đòi hỏi. Ở lứa tuổi các em, học tập vẫn là nhiệm vụ hàng đầu, là bổn phận mà các em phải thực hiện vì thế hãy thực hiện bổn phận đó một cách tự nhiên, vui vẻ, đừng đánh đổi nó để lấy bất kì một thứ xa hoa phù phiếm nào bất lợi cho quá trình học tập. Những hoạt động cụ thể giúp các em có thể hoàn thành được bổn phận học tập của mình đó là: Khi đến lớp phải chăm chú nghe giảng; Học tập theo thời gian biểu; Tích cực, chủ động thu thập kiến thức; Tăng cường làm các bài tập ở nhà; Chỗ nào khó hiểu có thể giúp bạn bè, thầy cô giúp đỡ Trong thực tế, có những yếu tố ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập, vì vậy các em cần có những lựa chọn khôn ngoan để tránh xa những yếu tố đó, hãy biết cách học tập đúng đắn để chu toàn bổn phận của bản thân. 7. KẾT THÚC CHỦ ĐỀ: 13
  5. trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã hơn 10 năm và cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tôi là một người luôn muốn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của những đồng nghiệp tiêu biểu khác nên đã giúp tôi có được những thành công đáng kể. Bên cạnh đó, lớp chủ nhiệm của tôi cũng có một số điểm mạnh tiêu biểu về văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác nên trong quá trình chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động, tôi cũng nhận được nhiều điều kiện thuận lợi, tích cực. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. Nhưng trong đó, quan trọng nhất là phương pháp và là tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ điều cần thiết nhất đối với mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm là: phải thật sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng từ nhận thức đến hành động, từ lời nói, cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử hàng ngày để học sinh noi theo. Giáo viên chủ nhiệm cần có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thật sự am hiểu, nắm chắc chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề sẽ là nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp mình đã chọn. Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh cả những giá trị đạo đức, thể chất, thẩm mĩ Vì vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với giáo viên chủ nhiệm là cái tài của một nhà tâm lí và cái tâm của một nhà giáo dục. Khi làm tốt hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng đều có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng mỗi thế hệ học trò yêu dấu. Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực của mỗi giáo viên vì vậy GVCN cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác, nhà giáo là một người trí tuệ, giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như người cha, người mẹ, đúng như câu nói: “ Cha mẹ cho con hình hài, vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để em vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 15