SKKN Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị - Năm học 2018-2019

  • Thuận lợi:

+ Từ khi có Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập thì dần dần đơn vị Trường Định Mỹ đã thực hiện tốt về công tác chi tiêu tài chính của đơn vị mình, đảm bảo chi trả lương kịp thời và các hoạt động trong nhà trường. Điều này cũng nhằm giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường yên tâm với nghề.

+ Hàng năm ngoài việc chi trả lương và chi các hoạt động trong nhà trường, đơn vị còn kết dư được số tiền từ ngân sách Nhà nước hoặc nguồn thu khác có thể mua sắm thêm tài sản phục vụ cho văn phòng và phục vụ chuyên môn. Tu sửa thêm cho trường một số hạng mục, ...

  • Khó khăn:

+ Như những năm trước đây chưa giao dự toán ngân sách và chưa giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị thì đơn vị gặp rất nhiều khó khăn như không chủ động được tiền lương và các khoản hoạt động phí ảnh hưởng đến việc thu-chi tài chính của đơn vị. 

+ Đơn vị Trường THCS Định Mỹ thuộc vùng nông thôn nên mức thu học phí cũng không cao, đa số gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị.

  • Tên sáng kiến: “ Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị”
  •  Lĩnh vực: Kế toán tài chính.
doc 28 trang minhlee 07/03/2023 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_va_su_dung_co_hieu_qua_nguon_kinh_phi.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị - Năm học 2018-2019

  1. - Sau đó, nhà trường sẽ tiến hành phiên họp thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Qua đó, lấy ý kiến đóng góp của tập thể để sửa đổi, bổ sung cho quy chế chi tiêu nội bộ được hoàn thiện hơn, cụ thể hơn, sát với thực tế của đơn vị công tác. Từ đó nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu kinh phí được thuận lợi, nhưng phải trên tinh thần tiết kiệm, công khai, minh bạch. Và đặc biệt là phải phù hợp với số kinh phí đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp trong một năm. - Vào đầu tháng kế toán lập kế hoạch thu - chi trong tháng, dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ, trước hết tính tiền lương, các khoản phải nộp theo lương và chi hoạt động phí của đơn vị mình trong tháng đó. Số kinh phí đơn vị đã nhận về để chi trong tháng đều phản ánh kịp thời vào phần mềm kế toán, nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc theo dõi và cân đối nguồn kinh phí của mình qua từng ngày, từng tháng. - Các khoản chi tiêu trong đơn vị kế toán đều phải tham mưu với Hiệu trưởng thực hiện các khoản chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và đúng tinh thần công văn hướng dẫn, đồng thời cân đối lại kinh phí xem có đủ để chi trong năm tài chính không. - Về việc thanh toán chứng từ chi cho các đối tượng thụ hưởng được thực hiện theo trình tự sau: + Vào ngày 25 hàng tháng kế toán tập hợp chứng từ trình thủ trưởng đơn vị, khi có phát sinh chi thì nhiệm vụ kế toán phải tham mưu với lãnh đạo chi đúng, chi đủ và phải có trong quy chế chi tiêu nội bộ. + Trong quá trình thanh toán chứng từ, nếu thấy những chứng từ nào chưa đầy đủ thông tin hoặc không hợp lệ thì sẽ đề nghị đối tượng thanh toán bổ sung thông tin và cung cấp lại các hóa đơn phù hợp như các trường hợp sau: • Hóa đơn mua hàng hóa trên 200.000đ là bảng kê mua hàng, không có hóa đơn tài chính, • Các hóa đơn không ghi số tiền bằng chữ, nội dung ghi không được rõ ràng, • Hóa đơn ghi gộp chung một nội dung như: photo hoặc mua văn phòng phẩm không có bảng kê chi tiết kèm theo, • Các phong trào, hội thi của các bộ phận phụ trách tổ chức không có kế hoạch, không dự trù kinh phí cụ thể, • Thanh toán tiền đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng do cấp trên triệu tập, không có công văn triệu tập, không có lịch học kèm theo. 7
  2. • Định mức tiết dạy của Hiệu trưởng là: 2 tiết/ tuần = 70 tiết/ năm học • Định mức tiết dạy của Phó Hiệu trưởng: 4 tiết/ tuần = 140 tiết/năm học • Định mức tiết dạy của Tổng phụ trách đội: 1/3 định mức tiết dạy ≈ 6,5 tiết/ tuần = 227,5 tiết/năm học • Định mức tiết dạy của giáo viên là : 19 tiết/tuần • Việc giảm định mức của các cán bộ cốt cán được thực hiện như sau: Giáo viên chủ nhiệm: được giảm 4 tiết/ tuần Giáo viên kiêm CTCĐCS được giảm : 3 tiết/ tuần Giáo viên làm tổ trưởng được giảm: 3 tiết/ tuần Giáo viên làm trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm: 2 tiết/ tuần Giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm: 3 tiết/ tuần Từ định mức tiết dạy và số tiết được giảm định mức như thế, Phó hiệu trưởng sẽ sắp xếp thời khóa biểu sao cho thật xác thực, hợp lý để hạn chế việc giáo viên dạy thừa tiết nhiều và một số giáo viên thì dạy thiếu tiết. Đối với giáo viên làm chủ nhiệm lớp thì dạy 15 tiết/ tuần, giáo viên vừa làm chủ nhiệm lớp, vừa làm Tổ trưởng hoặc làm chủ tịch công đoàn thì chỉ dạy 12 tiết/ tuần. Nếu tình hình thực tế tại đơn vị không thể sắp xếp số tiết dạy của giáo viên đủ định mức dẫn đến tình trạng có một số giáo viên dạy thừa tiết, còn giáo viên còn lại dạy thiếu tiết thì việc thừa giờ buổi của đơn vị mới được sự chấp nhận của Phòng giáo dục. Chính vì thế, đầu mỗi tháng sau, kế toán tiến hành lập bảng xác nhận số giờ chênh lệch so với định mức của tháng trước để xem số giờ dạy chênh lệch giữa định mức và số tiết dạy của mỗi giáo viên thừa, thiếu như thế nào. Được thể hiện qua bảng minh họa như sau: 9
  3. Đồng thời, kế toán cập nhật số tiết dạy hàng tháng vào bảng tổng hợp số tiết dạy với bảng minh họa sau: Việc cập nhật vào bảng thanh toán trên nhằm mục đích: + Nắm được số tiết dạy trong tháng của Ban giám hiệu và tổng phụ trách đội được bao nhiêu. + Nắm được số tiết dạy thừa thiếu của giáo viên là bao nhiêu. + Sau đó, tôi sẽ ước tính số tuần thực dạy của các tháng còn lại trong năm học và qui ra định mức tiết dạy của Ban giám hiệu và tổng phụ trách đội. Qua đó, nắm được 11
  4. + Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí: cập nhật hàng ngày. + Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc: cập nhật hàng ngày. + Sổ tài sản cố định: cập nhật hàng ngày. + Sổ công cụ, dụng cụ: cập nhật hàng ngày. - Khoảng cuối quý I của năm sau, sau khi nhận được thông báo xét duyệt quyết toán năm trước của đơn vị, tôi tiến hành lập biểu công khai quyết toán theo biểu số 03 của Thông tư 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài Chính cho tập thể đơn vị nắm. Trên đây là quá trình tổ chức và thực hiện đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp. Đối với nguồn Kinh phí từ khoản thu học phí, thu căn tin và hoa hồng Bảo hiểm được tổ chức thực hiện như sau: * Đối với nguồn thu học phí: - Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 - 2021; - Căn cứ Thông tư Liên tịch 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mộ số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 - 2021; Công văn số 198/STC-NS ngày 03/02/2015 của Sở Tài chính An Giang v/v hướng dẫn hạch toán và sử dụng kinh phí bù miễn, giảm học phí; Trong đó được tính tỷ lệ sử dụng như sau: - Học phí được trích 40% để thực hiện cải cách tiền lương; - Số còn lại 60% được bổ sung vào kinh phí hoạt động dùng để chi: phục vụ cho công tác thu học phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa tài sản cố định các khoản chi khác theo chế độ quy định. 13
  5. - Số tiền thu học phí phải được ra hóa đơn tài chính cho từng học sinh và nộp vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc, sau đó lên danh sách tổng hợp thu theo từng lớp gửi cho giáo viên chủ nhiệm . 17
  6. * Đối với nguồn thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng bán căn tin: - Căn cứ Công văn 430/UBND-TH ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang v/v cho thuê mặt bằng tại các bệnh viện và trường học; - Công văn số 812/STC-GCS ngày 25/4/2014 của Sở Tài chính An Giang v/v hướng dẫn xác định giá khởi điểm và tổ chức đấu giá cho thuê mặt bằng tại các bệnh viện và trường học trên địa bàn tỉnh An Giang; - Căn cứ Công văn số 256/CCT-KTr ngày 28/3/2016 của Chi Cục thuế huyện Thoại Sơn v/v kê khai nộp thuế. Hình thức thực hiện tổ chức đấu thầu công khai, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý khi kết thúc hợp đồng và tổ chức đấu thầu lại. Trường đã tiến hành tổ chức đấu thầu cho thuê mặt mặt căn tin tại trường như sau: • Khoảng tháng 7 hàng năm trường sẽ lập thông báo về việc tổ chức đấu thầu căn tin của năm học niêm yết tại đơn vị. • Sau một tháng kể từ ngày niêm yết thì Phó Hiệu trưởng nhà trường sẽ nhận đơn của các đối tượng tham gia đấu thầu. Vì ở trường chỉ có một đối tượng tham gia đấu thầu nên nhà trường sẽ họp hội đồng đấu thầu tiến hành lập biên bản xét chọn nhà thầu. Và tiến hành làm hợp đồng với đối tượng được xét chọn. • Hợp đồng của đơn vị tính theo năm học nên việc ký hợp đồng được thực hiện vào khoảng 01/9, khi kết thúc năm học khoảng 31/5 hàng năm trường sẽ tiến hành làm bảng nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. + Khoản thu này, nhà trường sẽ bổ sung vào nguồn kinh phí của đơn vị để chi hỗ trợ thêm về các khoản: 40% bổ sung cải cách tiền lương, 60% chi các khoản như: • Chi hỗ trợ cho giáo viên và thân nhân của giáo viên mỗi khi bệnh nằm viện • Chi hỗ trợ các phong trào, các ngày lễ của trường như: Lễ khai giảng, lễ Nhà giáo 20/11, lễ 8/3, họp mặt mừng xuân. • Tiền nước uống Hội nghị công nhân viên chức mỗi năm, định mức chi: 10.000đ/người • Hỗ trợ cho Đoàn viên tham gia giao lưu thể thao theo văn bản yêu cầu của Ủy ban Nhân dân xã. * Về nguồn thu hoa hồng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế của học sinh: - Về Bảo hiểm y tế: Hàng năm trường sẽ dựa vào các căn cứ sau 19
  7. - Các chứng từ kế toán được cập nhật đầy đủ, đúng mẫu biễu của chế độ kế toán, các hóa đơn mua hàng đều đúng quy định, - Các báo cáo luôn đảm bảo đúng thời gian qui định - Chứng từ kế toán được lưu trữ cẩn thận, không bị thất lạc. - Các khoản chi tiêu trong năm đều được giải quyết đầy đủ, không để tồn đọng nợ qua năm sau. Dựa vào Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị đã đem lại hiệu quả thiết thực như sau: Bảng số liệu thể hiện số kinh phí trong 03 năm vừa qua ĐVT: đồng. Ngân sách NN Quỹ học phí Năm Tồn Tồn Thu (chuyển (chuyển ( DT được Chi Thu Chi sang năm sang năm phân bổ ) sau) sau) 2015 4,463,004,000 4,383,858,215 79,145,785 89,379,000 100,436,900 48,373,000 2016 4.336.513.000 4.305.461.518 110.197.267 109.302.000 106.176.000 51.499.000 2017 4.550.704.000 4.524.995.785 135.905.482 154.558.940 94.372.000 111.685.940 21
  8. - Bảng đối chiếu số dư năm 2016: 23
  9. V - Mức độ ảnh hưởng: 1. Đối với đơn vị: - Về công tác quản lý của Hiệu trưởng: + Tạo được niềm tin trong lòng tập thể giáo viên, nhân viên như: tất cả các chế độ đều được chi trả kịp thời, đầy đủ. Trang thiết bị dạy học của giáo viên được trang bị đầy đủ hơn, mọi khoản chi hoạt động đều được sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, đều có niêm yết công khai, minh bạch trong đơn vị. + Ngoài ra, cơ sở vật chất trong nhà trường ngày một khang trang hơn, đầy đủ hơn, cảnh quan sư phạm ngày càng đẹp hơn.  Với những việc đã đạt được, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong nhà trường như hiện nay, đó cũng nhờ có sự quan tâm của Ban giám hiệu, đặc biệt là Hiệu trưởng – Người chủ tài khoản của nhà trường, đã thường xuyên theo dõi sát sao số kinh phí trong đơn vị qua từng ngày, từng tháng và từng quý trong năm. Một phần là do tôi luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn tận tâm và thường xuyên học hỏi để nâng cao công tác chuyên môn của mình. Từ đó đã góp phần cho việc quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị ngày một chất lượng hơn. - Về đội ngũ giáo viên: 25
  10. - Phải đẩy mạnh công tác tham mưu với Hiệu trưởng về những khoản chi, khoản thu tại đơn vị theo đúng định mức và các văn bản qui định của Nhà nước. Tóm lại: Trong đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, trường THCS nói riêng tài chính là một nhu cầu không thể thiếu, nó là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động của đơn vị, nên “Biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí tại đơn vị” là một việc nên làm trong bất kỳ đơn vị nào và đặc biệt là đơn vị hành chính sự nghiệp đang được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ như hiện nay. Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong quá trình thực hiện tại đơn vị nhiều năm liền, đã được vận dụng và mang lại hiệu quả cho đơn vị. Trong quá trình diễn đạt, nếu có gì sai sót tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn, để tiếp tục vận dụng cho đơn vị và có thể vận dụng cho các trường THCS trong huyện những năm tiếp theo. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 27