Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 4+5 môn Vật lí Lớp 12

1. Từ trường
+ Xung quanh mỗi nam châm hay mỗi dòng điện tồn tại một từ
trường.
+ Từ trường là một dạng vật chất mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện
lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng
không gian có từ trường.
+ Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là
hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
+ Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường,
sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ
trường tại điểm đó.
+Các tính chất của đường sức từ:
- Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một
đường sức từ.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai
đầu.
- Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy
tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).
- Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chổ nào từ trường mạnh thì
các đường sức từ mau và chổ nào từ trường yếu thì các đường sức từ
thưa. 
pdf 16 trang minhlee 17/03/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 4+5 môn Vật lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfly_thuyet_va_bai_tap_on_tap_chuong_45_mon_vat_li_lop_12.pdf

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 4+5 môn Vật lí Lớp 12

  1. C. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Mọi từ trường đều phát sinh từ A. Các nguyên tử sắt. B. Các nam châm vĩnh cửu. C. Các mômen từ. D. Các điện tích chuyển động. 2. Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên A. Thanh sắt chưa bị nhiễm từ. B. Thanh sắt đã bị nhiễm từ. C. Điện tích không chuyển động. D. Điện tích chuyển động. 3. Cảm ứng từ bên trong ống dây dài không phụ thuộc vào A. Môi trường trong ống dây. B. Chiều dài ống dây. C. Đường kính ống dây. D. Dòng điện chạy trong ống dây. 4. Khi một lỏi sắt từ được luồn vào trong ống dây dẫn diện, cảm ứng từ bên trong lòng ống dây A. Bị giảm nhẹ chút ít. B. Bị giảm mạnh. C. Tăng nhẹ chút ít. D. Tăng mạnh. 5. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là A. B = B1 + B2. B. B = |B1 - B2|. C. B = 0. D. B = 2B1 - B2. 6. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện cùng chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là A. B = B1 + B2. B. B = |B1 - B2|. C. B = 0. D. B = 2B1 - B2. 7. Đặt một dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện 20 A trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với dây, người ta thấy mỗi 50 cm của dây chịu lực từ là 0,5 N. cảm ứng từ có độ lớn là A. 5 T. B. 0,5 T. C. 0,05 T. D. 0,005 T. 8. Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi. B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. C. Vận tốc của electron bị thay đổi. D. Năng lượng của electron bị thay đổi. 5
  2. B. Trong hai dây dẫn có các điện tích tự do. C. Trong hai dây dẫn có các ion dương dao động quanh nút mạng D. Trong hai dây dẫn có các electron tự do chuyển động có hướng. 17. Dùng nam châm thử ta có thể biết được A. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử. B. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử. C. Độ lớn và hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. D. Hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. 18. Tương tác giữa điện tích đứng yên và điện tích chuyển động là A. Tương tác hấp dẫn. B. Tương tác điện. C. Tương tác từ. D. Vừa tương tác điện vừa tương tác từ. 19. Kim nam cham của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc - Nam địa lí vì A. Lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. B. Lực điện của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. C. Từ trường của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. D. Vì một lí do khác chưa biết. 20. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác dụng lên đoạn dây dẫn khi A. Đoạn dây dẫn đặt song song với các đường sức từ. B. Đoạn dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ. C. Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 450. D. Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 600. 21. Đoạn dây dẫn dài 10 cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,08 T. Đoạn dây đặt vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là A. 0,01 N. B. 0,02 N. C. 0,04 N. D. 0 N. 22. Đoạn dây dẫn dài 10cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,08 T. Đoạn dây đặt hợp với các đường sức từ góc 300. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là A. 0,01 N. B. 0,02 N. C. 0,04 N. D. 0,05 N. 23. Một hạt mang điện tích q = 3,2.10-19 C bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,5 T, với vận tốc v = 106 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là: A. 0. B. 1,6.10-13 N. C. 3,2.10-13 N. D. 6,4.10-13 N. 7
  3. C. Từ trường và điện trường không thể làm lệch quỹ đạo chuyển động của electron. D. Từ trường và điện trường đều có thể làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron. 34. Một dây dẫn thẳng, dài có dòng điện I = 12 A chạy qua được đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm cách dây 5 cm là A. 1,2.10-5T. B. 2,4.10-5T. C. 4,8.10-5T. D. 9,6.10-5T. 35. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ A. Trái Đất hút Mặt Trăng. B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫy giấy vụn. C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau. D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau. 36. Một dòng điện cường độ I = 5 A chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm M có giá trị B = 4.10-5 T. Điểm M cách dây A. 1 cm. B. 2,5 cm. C. 5 cm. D. 10 cm. 37. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây 10 cm có giá trị B = 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là A. 2 A. B. 5 A. C. 10 A. D. 15 A 38. Một hạt mang điện tích q = 4.10-10 C, chuyển động với vận tốc 2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẵng quỹ đạo của hạt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f = 4.10-5 N. Cảm ứng từ B của từ trường là: A. 0,05 T. B. 0,5 T. C. 0,02 T. D. 0,2 T. 39. Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẵng quỹ đạo của hạt vuông góc các đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận 6 -6 tốc v1 = 1,6.10 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f1 = 2.10 7 N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4.10 m/s thì lực Lorenxơ f2 tác dụng lên hạt là A. 4.10-6 N. B. 4. 10-5 N. C. 5.10-6 N. D. 5.10-5 N. 40. Một hạt (điện tích 3,2.10-19C) bay với vận tốc 107m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,8 T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là A. 5,76.10-12 N. B. 57,6.10-12 N. C. 0,56.10-12 N. D. 56,25.10-12 N. 9
  4. 3. Tự cảm + Trong mạch kín (C) có dòng điện có cường độ i chạy qua thì dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông  qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch:  = Li. 2 + Hệ số tự cảm của một ống dây dài: L = 4 .10-7 N S. l Đơn vị độ tự cảm là henry (H). + Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. i + Suất điện động tự cảm: e = - L . tc t 1 2 + Năng lượng từ trường của ống dây có dòng điện: WL = Li . 2 B. CÁC CÔNG THỨC + Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường:  = NBScos( n, B ).  + Suất điện động cảm ứng: e = - N . c t + Hệ số tự cảm của ống dây: L = 4 .10-7 S. + Từ thông tự cảm qua ống dây có dòng điện i chạy qua:  = Li + Suất điện động tự cảm: etc = - L . 1 2 + Năng lượng từ trường của ống dây: WL = Li . 2 11
  5. B. cảm ứng điện từ. C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. 9. Hiện tượng tự cảm thực chất là A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu. B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên. C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường. D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra. 10. Khi dòng điện qua ống dây giảm 2 lần thì năng lượng từ trường của ống dây sẽ A. giảm 2 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 2 2 lần. 11. Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1 H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200 A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị A. 10 V. B. 20 V. C. 0,1 kV. D. 2,0 kV. 12. Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01 s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị: A. 0,032 H. B. 0,04 H. C. 0,25 H. D. 4,0 H. 13. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện có giá trị nhỏ. C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi. 14. Cuộn dây có N = 100 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau t = 0,5 s trục của nó vuông góc với các đường sức từ thì suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là A. 0,6 V. B. 1,2 V. C. 3,6 V. D. 4,8 V. 15. Một mạch kín (C) không biến dạng đặt trong từ trường đều, trong trường hợp nào thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng A. mạch chuyển động tịnh tiến. B. mạch quay xung quanh trục vuông góc với mặt phẵng (C). C. mạch chuyển động trong mặt phẵng vuông góc với từ trường. D. mạch quay quanh trục nằm trong mặt phẵng (C). 13
  6. A. 6 V. B. 60 V. C. 3 V. D. 30 V. 25. Cho dòng điện 10 A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là 5.10- 2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là A. 5 mH. B. 50 mH. C. 500 mH. D. 5 H. 26. Một ống dây dài 40 cm, bán kính tiết diện 2 cm, gồm 1500 vòng dây. Cho dòng điện có cường độ 8 A đi qua ống dây. Năng lượng từ trường trong ống dây là (lấy 2 = 10) A. 288 mJ. B. 28,8 mJ. C. 28,8 J D. 188 J. 27. Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây mang dòng điện cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây là A. 512.10-5 Wb. B. 512.10-6 Wb. C. 256.10-5 Wb. D. 256.10-6 Wb. 28. Dòng điện qua một ống dây biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 1 A đến 2 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn 20 V. Độ tự cảm của ống dây là A. 0,1 H. B. 0,2 H. C. 0,3 H. D. 0,4 H. 29. Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2. Độ tự cảm của ống dây là A. 50.10-4 H. B. 25.10-4 H. C. 12,5.10-4 H. D. 6,25.10-4 H. 30. Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là A. 0,15 V. B. 1,50 V. C. 0,30 V. D. 3,00 V. 31. Định luật Len-xơ là hệ quả của định luật bảo toàn A. điện tích. B. động năng. C. động lượng. D. năng lượng. 32. Một khung dây hình vuông có cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều 0,08 T; mặt phẵng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Trong thời gian 0,2 s; cảm ứng từ giảm xuống đến không. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian đó là A. 0,04 mV. B. 0,5 mV. C. 1 mV. D. 8 V. 33. Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẵng khung một góc 300. Từ thông qua khung dây đó là -7 -7 A. 1,5 3 .10 Wb. B. 1,5.10 Wb. 15