Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)
Câu 1. Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Trung Hoa sang ở nước ta nhằm mục đích
- giúp dân ta xây dựng kinh tế.
- giải quyết việc dân Trung Hoa không đủ đất sinh sống.
- từng bước đồng hóa dân ta.
- xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước.
Câu 2. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- Vì tiếng Hán khó nói hơn so với tiếng Việt.
- Vì người dân không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ.
- Vì có từ lâu đời, ăn sâu vào cách sống và nếp sống của nhân dân ta.
- Vì nhà Hán tôn trọng các phong tục tập quán và tiếng nói của người Việt.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tr.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án và thang điểm)
- PHÒNG GD&ĐT TP. LONG XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI Năm học: 2017 - 2018 Môn: LỊCH SỬ. KHỐI 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra lại kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong HKII lớp 6 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra, các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Về kiến thức: - Chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta. - Sự chuyển biển của xã hội nước ta từ thế kỉ I – VI. Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta từ thế kỉ I – VI. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và công lao của Ngô Quyền. Nhận xét qua các cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc. - Nền văn hóa Óc Eo ở An Giang. 2. Về kĩ năng: Học sinh phải có kĩ năng phân tích lựa chọn kiến thức, kĩ năng viết bài tự luận, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân tích, lập luận. 3. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm: Học sinh bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với sự kiện, nhân vật lịch sử. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:(Trắc nghiệm và Tự luận) III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề (nội Cấp dung, TL TL Cấp độ TN TN độ chương thấp cao trình) Thời Kì Chính sách Sự chuyển Nhận xét Bắc đô hộ của biến của xã sự chuyển thuộc và phong kiến hội nước ta biến về xã đấu phương Bắc từ thế kỉ I hội từ thế tranh đối với – VI. kỉ I – VI. giành độc nước ta. lập Số câu Số câu: 3 Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 4 Số điểm Số điểm: Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: Tỉ lệ % 1,5 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% 3,5 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 35% Bước Các cuộc Nguyên Nhận xét Ngoặc đấu tranh nhân diễn qua các lịch sử ở của nhân biến, kết cuộc đấu đầu thế dân ta quả ý nghĩa tranh thời kỉ X trong thời của chiến Bắc thuộc.
- PHÒNG GD&ĐT TP. LONG XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THCS MẠC ĐỈNH CHI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 6 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) A-TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm ): Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Trung Hoa sang ở nước ta nhằm mục đích A.giúp dân ta xây dựng kinh tế. B.giải quyết việc dân Trung Hoa không đủ đất sinh sống. C.từng bước đồng hóa dân ta. D.xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Câu 2. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? A.Vì tiếng Hán khó nói hơn so với tiếng Việt. B.Vì người dân không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ. C.Vì có từ lâu đời, ăn sâu vào cách sống và nếp sống của nhân dân ta. D.Vì nhà Hán tôn trọng các phong tục tập quán và tiếng nói của người Việt. Câu 3. Sử cũ gọi thời kì từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì A. bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị. B. bị nhập vào một tỉnh của Trung Quốc. C. phong tục tập quán của người Việt bị mất hết. D. dân nói tiếng Hán, viết chữ Hán. Câu 4. Chủ nhân của nền văn hóa Óc eo là A. người Phù Nam. B. người Việt. C. người Chăm. D. người Khmer. Câu 5. Văn hóa Óc Eo đươc tìm thấy ở đâu? A. Ba Thê (Thoại Sơn). B. An Giang. C. Châu Đốc. D. Nam Bộ. Câu 6. Chữ viết của người phù Nam là A. chũ tương hình. B. chữ cái a,b,c. C. chữ nôm. D. chữ Phạn. Câu 7. Kinh tế chính của người Phù Nam là A. thủ công nghiêp. B. nông nghiệp. C. buôn bán. D. đánh bắt cá. Câu 8. Vì sao Dương Đình Nghệ bị giết chết? A. nhà Nam Hán cho người sang giết. B. Kiều công Tiễn giết để đoạt chức. C. một người trong họ hàng giết để đoạt chức. D. binh lính của ông làm phản. Câu 9. Quân Nam Hán đem quân sang nước ta năm 938 với mục đích A. tiếp tục thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta. B. giúp đỡ Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn. C. giúp đỡ Kiều Công Tiễn bảo vệ sự thống nhất đất nước. D. giúp nước ta ổn định trật tự. Câu 10. Quân Nam Hán thất bại khi xâm lược nước ta vì A. thuyền của quân Nam Hán vào đến cửa biển nước ta gặp bão nên phải rút về. B. quân dân ta mai phục, đánh tan quân Nam Hán ngay trên sông Bạch Đằng. C. vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước. D. Hoằng Tháo, tướng chỉ huy giặc bị giết chết.
- V.HƯỚNG DẪN CHẤM THI : HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017- 2018 Môn: LỊCH SỬ. KHỐI 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A-TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C A A D D B B A B C D B- TỰ LUẬN: ( 4 điểm) Câu Nội dung trả lời Biểu điểm 1 Xã hội nước ta thế kỉ I – VI có chuyển biến như thế nào? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta? 2 điểm Xã hội nước ta thế kỉ I – VI có chuyển biến 1 điểm Thời Văn Lang – Âu Lạc Thời kì bị đô hộ Vua Quan lại đô hộ Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc Nô tì Nô tì Nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta - Tầng lớp thống trị có địa vị cao nhất là bọn quan lại địa chủ người Hán. 1 điểm - Tầng lớp quí tộc người Việt bị mất quyền lực trở thành những hào trưởng. Họ bị bọn quan lại, địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trì quan trọng ở địa phương. - Nông dân công xã từ khi bị đô hộ, bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng nề một số đã trở thành nông dân lệ thuộc. Xã hội nước ta từ thế kỉ I – VI dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc bị phân hóa sâu sắc. 2 Kể tên những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. ( 2 điểm) Qua các cuộc đấu tranh trên em có nhận xét gì? Những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc: Hai Bà 1 điểm Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. Nhận xét của em qua các cuộc đấu tranh này: ( Chú ý đây là phần tham khảo) - Trong thời Bắc thuộc nhân dân ta luôn có quyết tâm chống giặc giành lại độc lập dưới sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc. 1 điểm - Những cuộc đấu tranh đã để lại cho chúng em một truyền thống quý 5