Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Võ Đức Hồng Nghiệp (Có đáp án và thang điểm)

I.MỤC TIÊU

  - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 12.

  - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì II từ bài viết số 5 đến thời điểm bài viết số 6 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức tự luận.

  - Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được một bài văn nghị luận văn học có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông.

II.HÌNH THỨC

- Hình thức kiểm tra: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài ở nhà.

doc 4 trang minhlee 16/03/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Võ Đức Hồng Nghiệp (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_bai_viet_so_6_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Võ Đức Hồng Nghiệp (Có đáp án và thang điểm)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN GV: Võ Đức Hồng Nghiệp ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 6 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian : ở nhà oOo I.MỤC TIÊU - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 12. - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì II từ bài viết số 5 đến thời điểm bài viết số 6 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức tự luận. - Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được một bài văn nghị luận văn học có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông. II.HÌNH THỨC - Hình thức kiểm tra: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài ở nhà. III.THIẾT LẬP MA TRẬN 1/Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn. Phần Văn học: - Vợ chồng A Phủ (trích). - Vợ nhặt. - Rừng xà nu. - Những đứa con trong gia đình. - Chiếc thuyền ngoài xa. - Một người Hà Nội (đọc thêm). - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích). Phần Tiếng Việt: - Thực hành về hàm ý. Phần Làm văn: - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận. - Diễn đạt trong văn nghị luận. - Phát biểu tự do. *Đề bài *Đề 1 : Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. *Đề 2 : Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, liên hệ điểm giống nhau của nhân vật Tnú với nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để thấy được nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. *Đề 3 : So sánh tính cách của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. *Đề 4 : Phân tích ý nghĩa tình huống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 1
  2. V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm LÀM VĂN 10,0 Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, liên hệ điểm giống nhau của nhân vật 10,00 Tnú với nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1,00 Cảm nhận về nhân vật Tnú. Liên hệ điểm giống nhau với nhân vật Việt c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn 6,00 chứng. - Cảnh ngộ và bản chất: Tnú mồ cha mẹ từ nhỏ, anh lớn lên trong vòng tay yêu thương của dân làng, nhất là cụ Mết già làng. - Giàu tình cảm yêu thương: + Với cảnh rừng xà nu: ngắm nhìn, phát hiện vẻ đẹp của cây Xà nu, lòng buâng khuâng, bịn rịn. + Với bà con dân làng: Tnú coi như ruột thịt + Với vợ con: chăm sóc, che chở vợ con. - Dũng cảm bất khuất, một lòng trung thành với cách mạng: + Sớm giác ngộ cách mạng: với Tnú: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.”. Bị giặc bắt, tra hỏi “Cộng sản ở đâu?”, Tnú trỏ vào bụng mình đĩnh đạc đáp ” Ở trong này + Khi giặc đốt mười ngón tay, Tnú vẫn nhớ lời anh Quyết: Người cộng sản không thèm kêu van rồi tự nhủ “Tnú không thèm kêu van”. + Tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét khác dữ dội hơn . Mười tên ác ôn đã bị giết. + Vượt qua bi kịch của bản thân, Tnú đi lực lượng để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ bản làng, giải phóng quê hương. - Tóm lại: Nhân vật Tnú mang tính sử thi. Số phận, tính cách và con đường đi theo cách mạng của Tnú tiêu biểu cho số phận, tính cách và con đường đi lên của dân làng Xô Man. *Liên hệ điểm giống nhau của nhân vật Tnú với nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. - Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc. - Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc. - Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. *Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Cuộc đời và sự hi sinh của những 3