Đề kiểm tra bài văn viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)
Đề 1: “Rừng xà nu” là tác phẩm rất đậm chất sử thi. Phân tích chất sử thi thể hiện trong tác phẩm?
Đề 2 :Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài văn viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_bai_van_viet_so_6_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra bài văn viết số 6 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN GV: Nguyễn Thị Kim Chi ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 6 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian : làm ở nhà oOo I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp12, của 12 tuần đầu chương trình HK2 - Đề kiểm tra chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 ở 12 tuần đầu học kì 2 theo phân môn Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau: + Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1/ Liệt kê các đơn vị bài học Phần Văn học: - Vợ chồng A Phủ (trích) (2 tiết) - Vợ nhặt (2 tiết) - Rừng xà nu (2 tiết) - Những đứa con trong gia đình (2 tiết) - Chiếc thuyền ngoài xa (2 tiết) - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) (2 tiết) - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (2 tiết) Phần Tiếng Việt: - Thực hành về hàm ý (1 tiết) Phần Làm văn: - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (2 tiết) - Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận (2 tiết) - Diễn đạt trong văn nghị luận (2 tiết) * Đề bài: Đề 1: “Röøng xaø nu” laø taùc phaåm raát ñaäm chaát söû thi. Phaân tích chaát söû thi theå hieän trong taùc phaåm? Đề 2 : Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua 2 nhân vật: Tnú (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành-) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” -Nguyễn Thi-)
- toan. 2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) Nhân vật người đàn bà chài - Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh) So sánh nét tương đồng, khác biệt - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực - Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình 4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại) + Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này Kết luận - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân d. Sáng tạo 1,00 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm Duyệt của TT GVBM Võ Đức Hồng Nghiệp Nguyễn Thị Kim Chi