Đề kiểm tra bài văn viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)

 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp12, của 5 tuần đầu chương trình HK1

- Đề kiểm tra chỉ bao quát một số  nội dung kiến thức, kĩ  năng trọng  tâm của chương trình Ngữ văn 12 ở 5 tuần đầu học kì I theo phân môn Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau:

+ Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Hình thức : tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1/ Liệt kê các đơn vị bài học

  Phần văn học

   * Văn học Việt Nam ( 7 tiết)

-Khái quát văn học Việt Nam từ  CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX ( 2 tiết )

-Tuyên ngôn độc lập (phần một : Tác giả)( 1 tiết )

-Tuyên ngôn độc lập (phần hai: Tác phẩm) ( 2 tiết )

-Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( 1 tiết )

-Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS( 1 tiết )

docx 4 trang minhlee 17/03/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài văn viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_bai_van_viet_so_2_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra bài văn viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Chi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN GV: Nguyễn Thị Kim Chi ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 2 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 (Bài viết ở nhà) oOo I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp12, của 5 tuần đầu chương trình HK1 - Đề kiểm tra chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 ở 5 tuần đầu học kì I theo phân môn Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau: + Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1/ Liệt kê các đơn vị bài học Phần văn học * Văn học Việt Nam ( 7 tiết) -Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX ( 2 tiết ) -Tuyên ngôn độc lập (phần một : Tác giả)( 1 tiết ) -Tuyên ngôn độc lập (phần hai: Tác phẩm) ( 2 tiết ) -Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( 1 tiết ) -Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS( 1 tiết ) Phần tiếng Việt ( 1 tiết) Phong cách ngôn ngữ khoa học( 1 tiết ) Phần làm văn ( 4 tiết ) -Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí( 1 tiết ) -Luyện tập Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( 1 tiết ) -Nghị luận về một hiện tượng đời sống( 1 tiết ) -Thực hành: Luyện tập nghị luận về một hiện tượng đời sống( 1 tiết ) Đề 1: Viết một bài văn phát biểu ý kiến của anh chị về ý kiến của Cô- phi An-nan trong bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống Aids, 1-12-2003“ Trong thế giới khốc liệt của Aids, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”(SGK Ngữ văn, tập 1) Đề 2 : Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, người đã đoạt giải Nobel về hòa bình năm 1964 có cho rằng: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Đề 3: Trong bức thư gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai mình, tổng thống Mĩ A. Li con đã viết : “Xin thầy hãy dạy cho cháu có đủ sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo như thế”. Anh chị hiểu như thế nào về nguyện vọng của người cha gửi đến thầy Hiệu trưởng của con trai mình?
  2. 1) Giải thích khái niệm: - Kẻ xấu: theo quan niệm thông thường của xã hội: Là những kẻ độc ác tàn nhẫn, không có tình yêu thương đối với con người, những kẻ ích kỉ và muốn làm hại người khác, có những lời nói hành động làm tổn hại đến những người xung quanh. - Người tốt: là những con người không độc ác, không ích kỉ, những con người nhân hậu, bao dung, những con người có tấm lòng độ lượng nhân từ, những con người dễ động lòng trắc ẩn với người khác, những con người không làm hại đến những người xung quanh mình. 2) Bàn luận : - Lương tri của chúng ta xót xa ở đây chính là lý giải cái thái độ, phản ứng của chúng ta, sự phẫn nộ, bất bình, đau xót về những lời nói : gièm pha, đố kị, không được kiểm chứng, hành động - Lời nói gièm pha, đố kị, vô trách nhiệm.( Ví dụ những coment vô trách nhiệm ) - Hành động: Côn đồ, xấu xa, vụ lợi, bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp pháp luật - Vì sự im lặng của những người tốt: + Theo nghĩa đen: Nghĩ mình như vậy là khôn ngoan, không thể hiện thái độ của mình, không có lời nói nào bênh vực cho những người yếu đuối, không có lời nói nào để phản đối những kẻ xấu xa, những hành động côn đồ, những hành vi vụ lợi bất chấp luân thường đạo lý hay pháp luật. Không phát ngôn. + Theo nghĩa bóng: Thực ra những con người họ rất nhân hậu, họ không làm tổn thương ai cả, thấy người khác bị kẻ xấu làm tổn hại, xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể hay quyền lợi bởi những hành động, lời nói đố kị, vô trách nhiệm. Không tỏ thái độ, tỏ ra thờ ơ vô cảm, bàng quan. - Bởi lời nói hành động của kẻ xấu làm tổn hại đến con người, đến cộng đồng người lương thiện, và trật tự xã hội. - Bởi sự im lặng ấy là cách dung túng cho cái xấu, kẻ xấu, đó là một cách làm tổn hại đến những con người trong xã hội. - Hậu quả của thái độ im lặng đáng sợ của những người tốt: - Cái ác sẽ lộng hành trong xã hội, cái thiện sẽ mất dần lòng tin. - Cái thiện sẽ mất niềm tin vào cuộc đời, những người yếu đuối bất hạnh, yếu đuối sẽ không được bênh vực, che chở, không được bảo vệ che chở. - Cái chân lý không được khẳng định, không được bảo vệ ( dẫn chứng: Bao nhiêu vụ bị ép cung, bao nhiêu án oan đăng trên báo ). - Con người trở nên vô cảm. - Nguyên nhân thờ ơ vô cảm của người tốt: - Ích kỉ, hèn nhát. - Quan niệm về người tốt: Không phải chỉ làm những điều xấu, tổn hại đến người khác mới là người xấu, không phải chỉ có những lời nói, hành động có hại cho mọi người, và xã hội mới là kẻ xấu mà những người im lặng cho kẻ xấu cũng là cách dung túng cho cái xấu, làm cho cái thiện, cái đẹp làm tổn hại. Và như vậy họ cũng không xứng đáng là người tốt đích thực. - Những phẩm chất cần có của người tốt: Vị tha, dũng cảm, trung thực. 3) Bài học: - Hiểu sâu sắc căn bệnh thờ ơ vô cảm. - Cần phải rèn cách sống tích cực nhân hậu, sự trung thực dũng cảm để cuộc sống