Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Giới thiệu vài nét .về xuất xứ của tác phẩm.

           2. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả trong văn bản.

          3. Nhận xét về giọng trần thuật trong văn bản.                                I

          4.  Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong câu văn:

           Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bố đay trong cánh tay để tước thành sợi.

docx 3 trang minhlee 11/03/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Bài tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020

  1. BÀI TẬP K12 – HKII NĂM HỌC 2019 - 2020 1.BÀI TẬP 1 I. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình củng là con trâu, mình củng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái. củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lủi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra củng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008, tr.6) 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Giới thiệu vài nét .về xuất xứ của tác phẩm. 2. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả trong văn bản. 3. Nhận xét về giọng trần thuật trong văn bản.I 4. Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bố đay trong cánh tay để tước thành sợi. 5. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chi tiết Mị nắm trong căn buồng có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. 6. Chi tiết: Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến chết thì thôi cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị? 7. Từ văn bản, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị vế tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật. II. Làm văn: Nhận xét về hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (TÔ Hoài), có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc họa thành công diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Ý kiến khác lại cho rằng: Tác phẩm thể hiện tài năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Bằng cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, hãy bình luận các ý kiến trên. 1
  2. 3. Việc lặp đi lặp lại chi tiết người bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma có ý nghĩa gì? 4. Trước sự kiện anh cu Tràng “nhặt” được vợ, những người dân ở xóm ngụ cư đã tỏ thái độ ra sao? 5. Phân tích chi tiết Sợ chúng nó (mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư) đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. II. Làm văn 1. Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà Kim Lân. 2. Anh/chị hãy phân tích một nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). 3. “Vợ nhặt’’ (Kim Lân) là truyện ngắn làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người. Bằng những hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 3