Tài liệu học online môn Vật lí Lớp 10 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS & THPT Cô Tô

I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

  1. Định nghĩa

  Cơ năng của vật trong trọng trường là tổng động năng và thế năng của vật khi chuyển động trong trọng trường.

W = Wđ + Wt    => W = mv2 + mgz

2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

 Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

W = Wđ + Wt = hằng số

  W = mv2 + mgz  = hằng số

3. Hệ quả

Trong quá trình chuyển động của vật trong trọng trường:

- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại.

- Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

docx 5 trang minhlee 15/03/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu học online môn Vật lí Lớp 10 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS & THPT Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_hoc_online_mon_vat_li_lop_10_tiet_45_den_48_nam_hoc.docx

Nội dung text: Tài liệu học online môn Vật lí Lớp 10 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS & THPT Cô Tô

  1. TÀI LIỆU HỌC TẬP VẬT LÝ 10 TIẾT 45 – BÀI 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường 1. Định nghĩa Cơ năng của vật trong trọng trường là tổng động năng và thế năng của vật khi chuyển động trong trọng trường. 1 2 W = Wđ + Wt => W = mv + mgz 2 2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. W = Wđ + Wt = hằng số 1 W = mv2 + mgz = hằng số 2 3. Hệ quả Trong quá trình chuyển động của vật trong trọng trường: - Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại. - Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại. II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bỡi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật và là một đại lượng bảo toàn. 1 1 W= mv2+ k( l )2 = hằng số 2 2 Chú ý: Khi có lực cản, lực ma sát. . . thì công của các lực đó bằng bằng độ biến thiên của cơ năng. W = A TIẾT 46_BÀI TẬP VỀ CƠ NĂNG Câu 1: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 1 1 1 A. W mv mgz . B. W mv2 mgz . C. W mv2 k( l)2 . D. W mv2 k. l 2 2 2 2 2 2 Câu 2: Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 1 1 1 A. W mv mgz . B. W mv2 mgz . C. W mv2 k( l)2 . D. W mv2 k. l 2 2 2 2 2 2 Câu 3: Cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo A. bằng động năng của vật. B. bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo. C. bằng thế năng đàn hồi của lò xo. D. bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo. Câu 4: Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không. Câu 5: Cơ năng đàn hồi là một đại lượng A. Có thể dương, âm hoặc bằng không. B. Luôn luôn khác không. C. luôn luôn dương. D. luôn luôn dương hoặc bằng không. Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng: A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng B. Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi
  2. TIẾT 47 – BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ A – NỘI DUNG I. Cấu tạo chất : 1. Những điều đã học về cấu tạo chất : + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử. + Các phân tử chuyển động không ngừng. + Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Lực tương tác phân tử : + Giữa các phân tử đồng thời có lực hút và lực đẩy : -Khi khoảng cách các phân tử nhỏ, lực đẩy mạnh hơn lực hút. -Khi khoảng cách các phân tử lớn, lực hút mạnh hơn lực đẩy. -Khi khoảng cách các phân tử rất lớn thì lực tương tác coi không đáng kể. 3. Các thể rắn, lỏng, khí : + Ở thể khí lực tương tác các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động quanh vị trí này. + Ở thể lỏng, lực tương tác phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn nên các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được. II. Nội dung thuyết động học phân tử chất khí : 1. Nội dung + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. + Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ vật càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. 2. Khí lí tưởng : Chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lý tưởng. B – BÀI TẬP Câu 1. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực đẩy. B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. C. chỉ lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút. Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí? A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 4. Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng? A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.