SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong việc thiết kế hoạt động khởi động chương “Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” - Vật lý 10 - Năm học 2018-2019 - Đoàn Vĩnh Tường

  • Thuận lợi:
  • Luôn được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám Hiệu, Chi Đảng bộ nhà trường về mọi mặt. Tạo điều kiện tốt cho việc học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua các lớp do ngành tổ chức.
  • Trường với cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học. Phòng bộ môn trang bị đầy đủ chất lượng đáp ứng tốt cho việc thực hành nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
  •  Nội bộ sư phạm đoàn kết tạo sự gắn kết với các thành viên trong đơn vị, giúp đỡ, hỗ trợ tốt trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
  •  Được phân công giảng dạy nhiều năm ổn định ở khối lớp 10, 12 nên nghiệp vụ chuyên môn khá vững vàng.
  • Tham gia tốt các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè cũng như các chuyên đề của ngành và trường tổ chức.
  • Khó khăn:
  • Một số học sinh sống địa bàn nông thôn, ba mẹ sống bằng nghề nông hoặc làm thuê xa địa phương nên việc quan tâm đến học tập con em còn hạn chế.
  • Các khoản thu cho trường, lớp còn chậm.
  • Một số học sinh còn nghỉ học làm ảnh hưởng chất lượng học tập.
  • Học sinh giỏi trong các kì thi các cấp số lượng còn khiêm tốn.
  • Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET TRONG VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” – VẬT LÝ 10.
  • Lĩnh vực: Ứng ụng CNTT trong dạy học
doc 22 trang minhlee 20/03/2023 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong việc thiết kế hoạt động khởi động chương “Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” - Vật lý 10 - Năm học 2018-2019 - Đoàn Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_tailieu_trong_viec_thiet_ke_hoat_dong.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong việc thiết kế hoạt động khởi động chương “Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” - Vật lý 10 - Năm học 2018-2019 - Đoàn Vĩnh Tường

  1. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Vật Lý là môn khoa học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Học môn Vật Lý sẽ giúp cho học sinh giải thích được các hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống của các em, giúp các em hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng một cách khoa học, linh hoạt. Trong quá trình học tập môn Vật Lý cũng như các môn học khác nhiều phẩm chất nhân cách của học sinh được hình thành: thế giới quan, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, năng lực cũng như các nét tính cách, ý chí, tính ham hiểu biết. Sách giáo khoa là một tài liệu chuẩn nhất mà học sinh có thể khai thác tốt. Vấn đề quan trọng là vận dụng và khai thác nội dung sách giáo khoa như thế nào, phải nắm kiến thức sâu rộng, thấy hết các khía cạnh của vấn đề, vận dụng thực tế để minh hoạ. Vì vậy, kiến thức sách giáo khoa không phải là một cái gì cứng nhắc. Việc nắm vững chương trình Vật Lý Học không chỉ có ý nghĩa là hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức qui định trong trường mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề của thực tiễn đời sống. Muốn thế cần phải nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo thực hành như làm thí nghiệm, vẽ đồ thị, tính toán Chính kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức sâu sắc và vững vàng của kiến thức mà học sinh thu nhận được. Đặc biệt Vật Lí là môn học có nhiều thí nghiệm và hiện tượng thực tế xung quanh ta, các em có thể bắt gặp và tiếp xúc hằng ngày. Tuy nhiên một số thí nghiệm vì điều kiện nhà trường chưa thực hiện được cũng như chưa thu được kết quả như mong muốn, nên việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ là hết sức cần thiết. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật Lý. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Vật Lý của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Vật Lý rất chậm, đặc biệt là các em học sinh khối 10. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Vật Lý về những năm học sau. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đã chứng minh, công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập. Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Hiện nay trong hệ thống nhà trường công nghệ thông tin đã được áp Năm học: 2018 - 2019 Trang 3
  2. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: - Nhằm giúp cho HS lớp 10 hứng thú trong môn Vật lí, tiếp nhận các vấn đề trực quan và sinh động hơn. 3. Nội dung sáng kiến: - Tiến trình thực hiện: + Áp dụng cho chương VII “Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” của lớp 10 + Đối tượng: học sinh học tập môn Vật lí 10 ở trường THPT Võ Thành Trinh. - Thời gian thực hiện: năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019. A. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho HS những kĩ năng vả thói quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra cho HS những nhận thức, năng lực hành động và phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Chuẩn bị hành trang cho HS tiếp tục tham gia vào lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa họa kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học. - Môn vật lí còn có khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy logic và tư duy biện chứng, hình thành cho HS niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. - Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và CNTT, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề của con người ngày nay càng phải nâng cao không ngừng và đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của xã hội trong thế kĩ thừ XXI. - Xu thế chung là đa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư trong đó có Việt Nam. Đại hội đảng lần thứ VII năm 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng con người mới lao động sáng tạo”. - Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách giáo dục cũng được đặt ra. Người ta đề cập nhiều đến chất lượng giáo dục, đến chương trình SGK cho Năm học: 2018 - 2019 Trang 5
  3. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và cã thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. - Violet cung cấp công cụ thiết kế mạch điện, cho phép vẽ được tất cả các loại mạch điện trong chương trình phổ thông như mạch song song, mạch nối tiếp, mạch kết hợp, mạch cầu, với các thiết bị điện như: nguồn một chiều, nguồn xoay chiều, điện trở, biến trở, cuộn cảm, tụ điện, vôn kế, ampe kế, đèn, công tắc, dưới dạng các ký hiệu như quy định trong SGK hoặc các hình ảnh giống thật, sinh động. - Các giá trị của các thiết bị điện có thể thay đổi được trong lúc trình chiếu bài giảng, biến trở và công tắc có thể tương tác được như thật, đèn có thể sáng hoặc tắt khi có hoặc không có dòng điện, đặc biệt các thiết bị đo như vôn kế hay ampe kế sẽ luôn chỉ đúng giá trị thực tế bất kể mạch như thế nào. Chính vì vậy công cụ thiết kế mạch điện sẽ rất hữu ích trong việc kiểm chứng kết quả của các bài toán mạch điện, hướng dẫn thí nghiệm lắp mạch điện, trong các chương trình Vật lý và Công nghệ. - Để sử dụng công cụ thiết kế mạch điện, ở cửa sổ soạn thảo, click nút “Công cụ”, chọn “Thiết kế mạch điện”. Màn hình soạn thảo mạch điện sẽ xuất hiện như sau: Năm học: 2018 - 2019 Trang 7
  4. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình Năm học: 2018 - 2019 Trang 9
  5. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường Năm học: 2018 - 2019 Trang 11
  6. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường - Ví dụ 2: Bài 36 “Sự nở vì nhiệt của vật rắn ” – SGK vật lý 10/194 Năm học: 2018 - 2019 Trang 13
  7. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường Thông qua kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc giới thiệu về làng Ngũ Xã ở Hà Nội nổi tiếng về nghề đúc đồng. - Ví dụ 2: Bài 36 “Sự nở vì nhiệt của vật rắn ” – SGK vật lý 10/194 Năm học: 2018 - 2019 Trang 15
  8. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Thống kê đánh giá kết quả - rút ra nhận xét: I. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của thực nghiệm sư phạm 1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm - Mục đích của thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài. - Xác nhận tính hiệu quả của các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học bằng cách tăng cường và sử dụng một cách có hiệu quả phần mềm Violet trong dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng nắm kiến thức và phát triền trí tuệ của HS. + Giúp HS có thái độ và sự nhận thức tích cực hơn về việc học. + Góp phần giúp HS thu nhận và tổng hợp kiến thức tốt hơn. + Tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy thông qua việc mở rộng, tinh lọc kiến thức và sử dụng kiến thức có hiệu quả 2. Nhiệm vụ Thực nghiệm sư phạm cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: giảng dạy theo giáo án thực nghiệm đã soạn + Soạn giáo án: Hoạt động khở động bài 37 “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” - Triển khai giảng dạy ở các lớp theo giáo án đã soạn. 3. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm - Học sinh lớp 10 ban cơ bản của trường THPT Võ Thành Trinh năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018-2019. - Nội dung của thực nghiệm sư phạm: Lớp 10c1 năm học 2018-2019 II. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá Tôi đánh giá kết quả TNSP qua các mặt sau: Năm học: 2018 - 2019 Trang 17
  9. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SỐ GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU NĂM HỌC LƯỢNG TS % TS % TS % TS % 2016 - 2017 75 10 13,33 34 45,33 29 38,67 2 2,67 2017 - 2018 76 28 36,84 27 35,53 21 25,0 2 2,63 2018 - 2019 36 33 91,67 3 8,33 0 0 0 0 Qua bảng thống kê kết quả đạt được, thông qua chất lượng cuối năm của HS ta thấy qua ba năm áp dụng sáng kiến kết quả học tập của các em tăng lên đáng kể. Cụ thể là tăng số lượng HS khá giỏi và giảm số lượng HS trung bình yếu nâng cao chất lượng bộ môn. Điểm số học tập về môn học của HS cao, phát triển hết tư duy cũng như kĩ năng của mình để giải quyết vấn đề đặt ra của giáo viên. Các em dần yêu thích hơn, say mê hơn đối với môn học, cụ thể là số lượng HS đăng kí thi HSG tăng cao theo từng năm. Năm học: 2018 - 2019 Trang 19
  10. GVTH: Đoàn Vĩnh Tường - Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp và vốn kĩ năng tin học cơ bản bởi thiết kế một bài giảng điện tử có ứng dụng phần mềm Violet đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng. - Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Vật lí nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung. Qua quá trình thực hiện báo cáo sáng kiến, tôi có một số kiến nghị sau: - GV cần cho HS làm quen dần với cách làm việc theo nhóm và làm việc một cách tích cực và có ý thức quản lý chặc chẽ HS cũng như thời gian. - Nhà trường cần có các buổi tập huấn về phần mềm Violet để giáo viên có thể làm quen và tự thiết kề một bài giảng cho riêng mình. - Tổ chuyên môn nên có các buổi sinh hoạt chuyên đề này cho các thành viên trong tổ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. An Giang, ngày 12 tháng 02 năm 2019 Tác giả (họ, tên, chữ ký) ĐOÀN VĨNH TƯỜNG Năm học: 2018 - 2019 Trang 21