SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả - Năm học 2019-2020
Trường THCS Định Mỹ là một trường nông thôn của Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang – Trường được thành lập năm 1972. Từ buổi đầu, nhà trường chưa có cơ sở vật chất đầy đủ nên việc dạy và học là hết sức khó khăn. Mặc dù vậy nhưng cả thầy và trò đều không quản ngại khó khăn vất vả, ra sức học tập và rèn luyện. Cũng chính từ những khoá học đầu tiên đó, nhiều học sinh đã đem kiến thức, trí tuệ, tài năng của mình phục vụ cho quê hương, đất nước. Nhiều cựu học sinh của nhà trường đã trở nên rất thành đạt về kinh tế, đảm nhận nhiều chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước.
Chính từ những tấm gương vượt khó đó mà trong giai đoạn hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường là phải đào tạo được nguồn nhân lực có tài và đức để phục vụ cho quê hương, đất nước. Để thực hiện được mục tiêu nói trên thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là hết sức quan trọng. Qua quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Định Mỹ như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn.
- Cơ sở vật chất, phòng học của trường khá đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
- Đa số em học sinh trong đội tuyển đều ngoan hiền, chăm học và đặc biệt là yêu thích bộ môn Toán.
* Khó khăn:
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm tăng tiết trái buổi, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, dạy theo kinh nghiệm của bản thân, theo sự chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn thành tốt công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn… đó là một thực tế do lãnh đạo nhà trường lúc nào cũng muốn giao công việc cho những giáo viên tốt, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi lại chưa quan tâm đúng mức đến việc cho con em mình đi bồi dưỡng.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả”
- Lĩnh vực: Toán 8, 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_o_t.docx
Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả - Năm học 2019-2020
- luyện giải để làm quen với đề thi, giảm áp lực khi thi cử. Đồng thời qua việc giải đề thi của các em tôi có thể phát hiện ra các điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó có các biện pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm hình thành kỹ năng giải bài tập của từng em. Ngoài ra, việc sưu tầm đề thi còn giúp tôi có một ngân hàng đề thi phong phú, bồi đắp thêm các định hướng ôn tập cũng như phương pháp bồi dưỡng cho học sinh trong đội tuyển, rèn kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề khi giải bài tập cho học sinh. d. Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ học sinh kịp thời và thường xuyên : Bản thân tôi khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thường phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh và thường xuyên kiểm tra, theo dõi xem học sinh có tiến bộ hay không, động viên, nhắc nhở học sinh về nề nếp, tác phong, chuyên cần, Nếu có gì khó khăn vướng mắc sẽ cùng nhau bàn hướng giải quyết, giúp đỡ các em học sinh kịp thời. Chẳng hạn: Trong thời gian học, gia đình một số học sinh gặp khó khăn sợ không có tiền học nên nghỉ học. Trước hoàn cảnh đó bản thân tôi thường liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và trao đổi với ban giám hiệu, vận động em đi học lại, không phải đóng khoản tiền nào. Giáo viên dạy bồi dưỡng cần tổ chức kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của mình thường xuyên nhằm phát hiện những chỗ học sinh còn yếu để có biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy học sinh phải tự giác tìm tòi học hỏi thêm để có thể nâng cao kiến thức. e. Tận dụng mạng xã hội: Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động rất lớn đến sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong đời sống xã hội. Công nghệ thông tin đã tạo nhiều điều kiện đưa các ngành khoa học kĩ thuật lên một tầm cao mới. Giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công nghệ thông tin đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học. Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy nhằm đáp ứng được các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì thế mà bản thân tôi cũng đã mạnh dạn tận dụng sự thuận lợi của các trang mạng xã hội để có thể kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh mà không cần phải vào trường trực tiếp kiểm tra. Cụ thể tôi đã dùng mạng xã hội “zalo” 17
- f. Cho học sinh tham gia cuộc thi giỏi toán qua mạng “ViOlympic”: Song song với việc bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện khả năng giải toán của học sinh thì bản thân tôi cũng thường xuyên cho các em tham gia cuộc thi ViOlympic Toán vì đó là một cuộc thi bổ ích đối với các em học sinh, tạo cho các em một sân chơi trí tuệ trên internet. Qua cuộc thi này các em sẽ có cơ hội giao lưu, kết bạn với bạn bè cả nước, học được nhiều kinh nghiệm quý báu khi học Toán, làm Toán, điều mà trên lớp các em khó có cơ hội được trải nghiệm. Thông qua cuộc thi ViOlympic Toán đã mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học để nuôi dưỡng đam mê học Toán cho các em học sinh. Trên hết, ViOlympic đã giúp các em làm quen với internet và biết cách đưa internet trở thành một phương tiện học tập hữu ích. Để thực hiện tốt cuộc thi ViOlympic Toán thì nhiệm vụ của giáo viên phụ trách, bồi dưỡng là hết sức quan trọng. Do đó bản thân tôi đã thực hiện các bước sau để giúp học sinh tham gia tốt cuộc thi: - Nghiên cứu kĩ thể lệ và cách thức thi, tổ chức thi để xây dựng kế hoạch, phổ biến và hướng dẫn học sinh tham gia dự thi. - Hướng dẫn học sinh tham khảo tài liệu để tham gia cuộc thi trong từng giai đoạn. - Thường xuyên theo dõi tình hình tham gia kỳ thi của các học sinh mình phụ trách để kịp thời động viên, khích lệ phong trào. Vì đặc trưng giải toán trên mạng khó hơn so với kiến thức cơ bản của học sinh, nên giáo viên phụ trách môn toán các lớp cần theo dõi, giúp đỡ, động viên khuyến khích các em kịp thời để kích thích dược nhiều học sinh tham gia, thúc đẩy hơn nữa phong trào của nhà trường nhằm rèn luyện khả năng tư duy, giải toán của học sinh. Một số hình ảnh minh họa cho cuộc thi ViOlympic Toán: 19
- Bên cạnh đó bản thân giáo viên bồi dưỡng cũng cần trao đổi với lãnh đạo nhà trường về các chính sách thi đua, khen thưởng kịp thời, công bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp. Tóm lại, các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng và hỗ trợ nhau. Do vậy, trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi không được coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải kết hợp và triển khai một cách đồng bộ. Tuy mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau, song các biện pháp nêu trên đều cấp thiết và khả thi. Do đó bản thân tôi đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt tất cả các biện pháp nêu trên để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả tốt hơn. 3.5. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường; phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh để cùng phối hợp giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh ôn tập, rèn luyện một cách tốt nhất: Không phải chỉ cần lôi cuốn được học sinh lựa chọn bộ môn của mình để dạy bồi dưỡng là đủ mà cần phải tuân theo kế hoạch chung của trường, cần có cái nhìn chung cho tất cả bộ môn bồi dưỡng. Vì vậy cần có sự phối hợp, tham mưu với ban giám hiệu, với giáo viên chủ nhiệm, với các giáo viên dạy bồi dưỡng khác để có được sự giáo dục, bồi dưỡng đồng bộ với tất cả các bộ môn trong nhà trường về thời gian, về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học bồi dưỡng, kinh phí . Một yếu tố quan trọng hỗ trợ công tác bồi bưỡng học sinh giỏi nữa đó là phụ huynh học sinh. Cần làm sao cho phụ huynh hiểu rõ, biết được kế hoạch bồi dưỡng cho con, em họ. Từ đó phụ huynh sẽ có sự phối hợp tốt nhất về điều kiện thời gian, kiểm tra đôn đốc, và hỗ trợ một phần kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên bồi dưỡng. Việc này cần có sự phối hợp với ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm. Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, cơ sở vật chất 23
- Năm học 2014 – 2015: 25
- Năm học 2018 – 2019: Qua kết quả này học sinh ở các khóa tiếp sau sẽ có cách nhìn khác hơn về việc thi học sinh giỏi môn Toán vì đa số học sinh đều cho rằng thi học sinh giỏi Toán rất khó đậu vì trường THCS Định Mỹ vẫn là một trường ở vùng sâu nên không đủ kiến thức để làm tốt bài thi. Bên cạnh đó cũng sẽ giảm căng thẳng cho bản thân trong công tác định hướng và chọn học sinh bồi dưỡng. * Về phía giáo viên : Sau khi có kết quả thi học sinh giỏi, không những chỉ có học sinh, phụ huynh học sinh, lãnh đạo nhà trường, các giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng mà tất cả thành viên trường chúng tôi đều rất vui mừng phấn khởi. Lãnh đạo địa phương cũng đã nhìn nhận sự chuyển biến tích cực trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán nói riêng cũng như chất lượng dạy – học nói chung của trường tôi . Bản thân tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm quí báu làm nền tảng để có thể hoàn thiện hơn kế hoạch giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi của mình trong những năm tiếp theo. Qua kết quả này cũng đã dấy lên phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, tích cực tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo động lực cho giáo viên 27
- mang lại những hiệu quả tích cực cho quý đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. VI- Kết luận: Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường, đối với giáo viên bộ môn, mà đặc biệt nó là yêu cầu bức xúc của học sinh và phụ huynh nhằm đào tạo ra những học sinh giỏi, có năng khiếu làm tiền đề cho việc phát triển tư duy và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bồi dưỡng học sinh giỏi là cả một quá trình, vừa thể hiện năng lực, bản lĩnh của giáo viên vừa khẳng định trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là công việc có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai mà nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ như con ong hút mật mỗi ngày để có được những thành quả như mình mong muốn. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán THCS ta cần tránh những điều sau: - Không đưa ra được phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Không thường xuyên bồi dưỡng, bồi dưỡng không có hệ thống. - Không tạo ra được hứng thú say mê học toán, không khuyến khích được tinh thần tự học, tự nghiên cứu tài liệu của học sinh. - Không định hướng được nội dung cơ bản, không xây dựng được một hệ thống lý thuyết, bài tập và phương pháp dạy từng loại bài, từng dạng bài. - Nóng vội, không kiên trì trong quá trình bồi dưỡng. - Không hiểu được tâm lí, sở trường, sở đoản của học sinh và thiếu nhiệt huyết. Trong quá trình thực hiện đề tài, không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ lãnh đạo, Thầy, Cô, và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện đề tài này cũng như có những giải pháp tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi ở cấp THCS. Xin chân thành cảm ơn ! Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 29
- MỤC LỤC I- Sơ lược lý lịch tác giả: trang 1 II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: trang 1 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: trang 2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến trang 2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến trang 4 3. Nội dung sáng kiến trang 4 IV. Hiệu quả đạt được: trang 24 V. Mức độ ảnh hưởng: trang 28 VI- Kết luận: trang 29 DANH MỤC VIẾT TẮT trang 30 31