SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Lớp 8 qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thúy Hằng

1. Thuận lợi:

- Năm 2018, trường được UBND tỉnh An Giang trao quyết định công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ đã tạo tâm lí phấn khởi cho tập thể Cán bộ –  giáo viên – nhân viên và học sinh của trường trong hoạt động giảng dạy và học tập. 

- Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan xanh – sạch – đẹp, nhiều sân chơi tạo điều kiện cho học sinh vui chơi thoải mái sau những giờ học tập căng thẳng.

  - Được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Thoại Sơn, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, … đã tạo điều kiện và hỗ trợ để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

- Đội ngũ giáo viên của trường trẻ khỏe, nhiệt tình luôn tận tâm và hỗ trợ lẫn nhau trong giảng dạy. Vì vậy chất lượng giảng dạy của trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ngày càng được nâng cao.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú cho việc học tập các môn văn hóa nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng.

- Phần lớn học sinh của trường đều chăm ngoan, lễ phép và có ý thức khá tốt trong học tập.

doc 36 trang minhlee 07/03/2023 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Lớp 8 qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Lớp 8 qua môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trịnh Thúy Hằng

  1. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ Hình thành kiến thức I/ Tìm hiểu chung *HD học sinh Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả: An-đéc-xen (1805- GV gọi HS đọc phần chú thích 1875) là nhà văn Đan Mạch ? Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn “ Người kể chuyện cổ tích” nổi An-đéc-xen? tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận GV sử dụng máy chiếu về niềm tin và lòng yêu thương ->Là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết đối với con người. truyện cho trẻ em. Ông là con một người thợ giày, gia đình nghèo, ông ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng học hành ít, từng mơ ước trở thành nhà thơ và nhà soạn kịch. Nhờ sự giúp đỡ của một giám đốc nhà hát ông được đi học thêm và đỗ tú tài. Năm 1835 ông bắt đầu sáng tác và đã tìm được mảnh đất dụng võ với đề tài viết cho trẻ em. 2. Tác phẩm: Văn bản là phần (giới thiệu một số tác phẩm của An-đéc-xen.) cuối truyện ngắn “ Cô bé bán ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? diêm”. GV: Hướng dẫn đọc: giọng chậm, cảm thông. II. Đọc-hiểu vb Lưu ý: lúc thực và lúc ảo. GV Đọc mẫu. ? Bố cục văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? HS: Chia làm 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đờ ra. -> Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. - Phần 2: Hoàn cảnh thượng đế. -> Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng. 19
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG ?Cô bé bán diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt sống. nào? HS: Một đêm giao thừa rét buốt, giữa lúc mọi người được nghỉ ngơi sum họp đón tết. GV: Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch những ngày - Trong đêm giao thừa, một em cuối năm rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp có khi âm độ, bé đầu trần chân đất đi lang tuyết rơi dày đặc. thang trong đói khát, gió rét, ?Vào thời điểm đó, cảnh trong nhà và ngoài đường tuyết rơi, không nhà, không phố được tác giả miêu tả thế nào? người yêu thương để bán từng - Đêm giao thừa giá rét > Chọn thời điểm này, An-đéc-xen tạo ra sự tương phản để nói lên nỗi khổ cực của em bé và sự thờ ơ không cảm thông với người nghèo của xã hội. Đêm giao thừa mọi người xum vầy hạnh phúc trong nhà còn em bé phải lang thang cô độc ngoài đường, vì thế nỗi khổ cực của em tăng bội phần. Tình cảnh đáng thương, tội ? Trong phần này, Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? nghiệp. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? -> Nỗi khổ cực của em bé về vật chất và mất mát về tinh thần. CHUYỂN TIẾT 19 20 21
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG trong ảo mộng lại bị thực tế phủ phàng bóp nghẹt ngay khi que diêm vụt tắt. ? Em có nhận xét gì về những mong ước của cô bé trong 4 lần quẹt diêm? Những hi vọng và ước mơ rất bình thường nhưng em cũng không thể có được. ?Qua những mộng tưởng đó, em phát hiện thêm tính cách nào của cô bé? - Là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này. - Em bé là người sống có tâm hồn, giàu trí tưởng tượng. Nhờ trí tưởng tượng em mới sống được những Đồng cảm với khát khao phút giây hạnh phúc trước khi giã từ cuộc đời. hạnh phúc nhỏ nhoi của em bé. * GV giáo dục đạo đức, rèn luyện ký năng sống cho HS: *GV sử dụng máy chiếu về hình ảnh những em bé sống lang thang, cơ nhở. [?] Những hình ảnh trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về cuộc sống xung quanh chúng ta? [?] Đối với những em bé có hoàn cảnh bất hạnh, phải sống lang thang, không gia đình thì em sẽ có 23
  4. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GHI BẢNG được cô bé mời mua diêm, thì em sẽ ứng xử ntn? ->HS tự bộc lộ suy nghĩ, qua đó GV giáo dục đạo đức HS : Biết đồng cảm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. [?] Cái chết của em bé có ý nghĩa gì ntn? Cách kết thúc truyện như vậy thể hiện được thái độ gì của nhà văn An-đéc-xen -> Cái chết là sự giải thoát cho em bé khỏi cảnh đói rét, cô độc. Cái chết tố cáo sự ác độc của người cha.Cái chết lên án sự thờ ơ, vô nhân đạo của người đời trước một em bé khốn khổ. Cách kết thúc truyện thể =>Day dứt, xót xa trước một cái chết thương tâm. hiện nỗi day dứt, xót xa của [?] Để khắc họa hình ảnh đáng thương, bất hạnh của nhà văn đối với em bé bất cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ hạnh. thuật gì? [?] Em có nhận xét ntn về cách kể chuyện của nhà 3. Nghệ thuật văn An-đéc-xen? - Sắp xếp trình tự sự việc hợp [?] Qua văn bản tác giả muốn nhắc nhở chúng ta lí. điều gì? - Sử dụng biện pháp nghệ thuật [?] Qua VB tác giả muốn bày tỏ thái độ gì đối với đối lập, tương phản để làm rõ hoàn cảnh những em bé đáng thương và thái độ nỗi bất hạnh của em bé. của mọi người trong XH ? - Sáng tạo trong cách kể Hoạt động thực hành: chuyện, đan xen giữa hiện thực [?] Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua truyện và mộng tưởng. này? Sưu tầm một số hình ảnh về trẻ em sống lang 4. Ý nghĩa văn bản thang, cơ nhở. Truyện thể hiện niềm thương Hoạt động vận dụng – mở rộng: cảm sâu sắc của nhà văn đối [?] Những câu tục ngữ, ca dao nào phản ánh đúng vời những số phận bất hạnh. 25
  5. ngược lại với số đông để gây sự chú ý. Vì vậy, nếu chúng ta nổi giận, la mắng các em thì giống như giọt nước làm tràn ly. Còn nếu dạy dỗ hay khuyên nhủ các em ngay thời điểm đó thì các em tỏ thái độ theo kiểu “Biết rồi. Nói mãi”. Hiểu được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS lớp 8 nên tôi không dùng biện pháp giáo dục cứng rắn mà thay vào đó là biện pháp giáo dục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” để từng bước uốn nắn, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS bằng cách lồng ghép, tích hợp vào bài dạy của mình một cách hợp lí trong chương trình Ngữ văn 8 như tôi đã đề cập ở trên và kết quả vô cùng bất ngờ và ngoài sự mong đợi của tôi. Sau khi thực hiện biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 8 qua môn Ngữ văn đã đạt được những kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh vi phạm ít hơn và giảm đáng kể, không còn học sinh vi phạm về đồng phục, nhuộm tóc, bấm lỗ tai, mặc quần đáy xệ. Hiện tượng HS vô lễ với giáo viên hay việc gây gổ đánh nhau cũng giảm đáng kể so với trước đây. Ý thức của các em được nâng lên, một số học sinh thường xuyên quậy phá, cá biệt đã thay đổi thái độ và không còn vi phạm hay bị nhắc nhở phê bình. Một số em có ý thức học tập chưa tốt các em có sự tiến bộ hơn trong học tập. Trong đó, điều mà tôi cảm thấy tâm đắc và hài lòng nhất cho đến thời điểm hiện nay là các em thật yêu thích môn Ngữ văn, một môn học mà các em thường hay ngủ gục, mệt mỏi, uể oải khi phải nghe thầy cô cứ “thao thao bất tuyệt” mà không đọng lại trong đầu các em điều gì sau khi giờ học kết thúc. Nhưng giờ thì đã khác. Các em thật sự mong chờ được học tiết Ngữ văn để được nghe kể những chuyện vui, chuyện hài, chuyện bi, thậm chí là những câu chuyện xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống đời thường của chúng ta như truyện về những tấm gương hiếu thảo, những mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi có ý nghĩa giáo dục rất cao. Bằng sự duyên dáng của thầy cô giáo, cách dẫn dắt vấn đề mới lạ và sự lồng ghép khéo léo, đúng lúc sẽ tạo được sự thích thú, tò mò cho HS. Hoặc GV có thể cho HS hóa thân thành các nhân vật trong truyện để các em tự cảm nhận lại có hiệu quả thuyết phục hơn trăm lần so với những bài luận khô khan mà lứa tuổi học sinh THCS không thể cảm hết được. Vì HS thật sự thích thú với môn học nên ý thức học tập của các em cũng được nâng cao. Các em chủ động soạn bài ở nhà, cùng nhau thảo luận những câu hỏi khó, những tình huống có vấn đề mà giáo viên đặt ra. 27
  6. Học sinh tham gia tháng bộ môn Ngữ văn – tiểu phẩm Cô bé bán diêm Học sinh tham gia lao động Học sinh tham gia trồng cây Học sinh tham gia ngoại khóa HS nuôi heo đất ủng hộ HS nghèo đón Tết 2. Đối với giáo viên bộ môn: Có ai đó nói rằng một người giáo viên giỏi không phải là người luôn làm cho học sinh khiếp sợ. Người giáo viên giỏi thật sự là khi người giáo viên đó biết giúp học sinh của mình nhận ra những khuyết điểm của bản thân và từng bước hoàn thiện nhân cách. Điều đó quả không sai. Xây dựng được một tiết học mà không làm cho học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hay ức chế nhưng vẫn đảm bảo về nội dung, kiến thức là một tiết dạy thành công. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, tư 29
  7. thức nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy để từng bước đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của nhà trường, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì vậy chất lượng giáo dục của trường nói chung và của tổ chuyên môn Ngữ văn nói riêng đang từng bước được nâng cao. V. Mức độ ảnh hưởng: Dạy học Ngữ văn có tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt là các em học sinh lớp 8 là phương pháp giáo dục tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện và nhiệm vụ của ngành giáo dục hiện nay. Vì vậy, không chỉ riêng môn Ngữ văn hay môn Giáo dục công dân mới có thể ứng dụng được phương pháp này mà có thể được ứng dụng trong tất cả các môn học. Tuy nhiên, điều người giáo viên cần làm là phải tìm ra chỗ thích hợp để tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức cho HS một cách hợp lý mà không quá miễn cưỡng hay gượng gạo. Nếu mỗi giáo viên đều có tâm huyết với nghề, sự chịu khó và cộng thêm một chút sáng tạo trong cách dạy thì tôi tin rằng thì chất lượng giáo dục của huyện nhà sẽ không ngừng được nâng cao. Khi tham gia nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi chỉ mong được chia sẻ với đồng nghiệp một vài phương pháp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng. Bởi đây là lứa tuổi mà các em có khả năng tiếp thu nhanh chóng mọi vấn đề. Vì vậy, nếu người giáo viên biết tích hợp một cách khéo léo thì sẽ có tác dụng rất tích cực. Và đây sẽ là những hành trang vô cùng quý giá trên con đường chinh phục tri thức của các em. Mặc dù trong quá trình giảng dạy, tôi còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có khó khăn mới làm người ta trăn trở, suy nghĩ và tìm hướng giải quyết. Tôi nghĩ những khó khăn cùng với công sức mà mình bỏ ra thật xứng khi nhìn thấy học sinh ngày càng tiến bộ, ngoan hiền và lễ phép. Điều này động lực giúp tôi dạy học tốt hơn. VI. Kết luận: Đất nước ngày một phát triển thì việc giáo dục thế hệ trẻ càng trở nên khó khăn và thách thức đối với ngành giáo dục nói chung và bản thân người giáo viên nói riêng. Đó là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của toàn xã hội. Xã hội đổi mới 31
  8. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 33
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn , tập hai (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 2/ Bình giảng văn 8 (Nhà xuất bản giáo dục) 3/ Tư liệu Ngữ văn 8 (Nhà xuất bản giáo dục) 4/ Các dạng bài tâp làm văn và cảm thụ thơ văn 8 (Nhà xuất bản giáo dục) 5/ Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập một - tập hai (Nhà xuất bản giáo dục) 6/ Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn lớp 8 - Nhà xuất bản giáo dục 7/ Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Trung học cơ sở của tác giả: Đỗ Thị Hạnh Phúc . 35