Nội dung củng cố, ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An

I/ NHỚ RỪNG - THẾ LỮ:

1. Nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

2. Nghệ thuật: - Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

docx 9 trang minhlee 06/03/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung củng cố, ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_cung_co_on_tap_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_8_tuan_202.docx

Nội dung text: Nội dung củng cố, ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Hưng, ngày 19 tháng 02 năm 2020 NỘI DUNG CỦNG CỐ, ÔN LUYỆN KIẾN THỨC TUẦN 20, 21: (Khối 8) * PHẦN VĂN HỌC: I/ NHỚ RỪNG - THẾ LỮ: 1. Nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. 2. Nghệ thuật: - Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình. - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm. II/ ÔNG ĐỒ- VŨ ĐÌNH LIÊN: 1. Nội dung: - Tình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng. - Tác giả gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ: ngũ ngôn gồm nhiều khổ. - Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng. “mỗi năm ông đồ già.” “Năm nay ông đồ xưa”. - Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm. III/ QUÊ HƯƠNG - TẾ HANH: 1. Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hung. - Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa. - Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật. IV. KHI CON TU HÚ-TỐ HỮU: 1. Nội dung: Lòng yêu sự sống mãnh liệt và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi tù ngục của người chiến sĩ cộng sản. 2. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát mềm mại, tình thơ tha thiết, hình ảnh khi tươi sáng, khi dằn vặt, u uất đã thể hiện thành công tâm trạng, cảm xúc của tác giả. * PHẦN TIẾNG VIỆT. Các kiểu câu – Lớp 8 HKII. Hệ thống hóa các kiểu câu TT Kiểu câu Chức năng chính
  2. 4Trần thuật Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả, Lưu ý: Cần phân biệt một số câu TT có ( Dùng nhận định, giới thiệu, hứa hẹn, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, hói, (sử dụng từ nghi vấn, từ cầu khiến , dấu chấm than) *Khi viết câu TT thường kết thúc bằng dấu chấm. Đôi khi câu TT kết thúc bằng dấu chấm than, chấm lửng *Câu TT được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản 5Câu phủ định - Thông báo xác nhận không có sự vật sự việc tính chất quan hệ nào đó (PĐMTả). Vd: ( - Phản bác một ý kiến, một nhận định (PĐBBác) Vd: ( VD: Tôi không ăn cơm. VD: Lá rớt rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu. - Thường có các từ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải (là) , chẳng phải (là), đâu có phải là, đâu có , đâu có phải Bài tập vận dụng: Câu 1: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng? a- Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng. Lượm ơi còn không? (Tố Hữu) b- Một cậu bé hỏi mẹ: - Tại sao mẹ lại khóc? Người mẹ đáp: - Vì mẹ là một phụ nữ. c - Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây, hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông? Thịt da em hay là sắt là đồng ? (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng )
  3. e - Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! ( Tố Hữu ) f - Ôi , quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công ! g- Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! ( Tố Hữu ) h - Mệt ơi là mệt ! i- Thương thay cũng một kiếp người . ( Nguyễn Du ) k- Con này gớm thật ! ( Nguyên Hồng ) l- Thế thì tốt quá ! ( Nam Cao ) m - Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ( Nam Cao ) Câu 7: Viết 3 câu cảm thán cho 3 chủ đề sau: - Khi em được chứng kiến một việc làm tốt đẹp của người khác. - Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay. - Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm. BÀI TẬP 2: xác định kiểu câu và đặc điểm hình thức nào cho em biết điều đó. 1.Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. 2. Ông giáo hút thuốc đi. 3.Nay chúng ta không làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 4.Thôi, im cái điệu mưa dâm sùi sụt ấy đi. Dào tổ nông thì cho chết. 5.Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngàu mai lại được nghỉ cả ngày nữa. BT2: Các câu sau có phải là câu cảm thán? Phân tích cảm xúc? 1. Ai làm cho bể kia đây Cho ao kia cạn cho gầy cò con. 2. Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này. 3. Tôi có chờ đâu có đợi đâu Đem chi xuân đến gợi thêm sầu. 4.Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! 5. Cai Tứ là một người đàn ông thấp gầy, tuổi độ bốn lăm, năm muwoi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. 6. Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn đó là lòng chung thủy của ta! 7. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. 8. Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên: - Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn! Cảm ơn ông! 9. Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? 10. Trước cảnh đẹp đêm nay khó hừng hờ.
  4. Nêu đặc điểm của thể thơ. -Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng. -Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt -Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến -Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. -Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối. -Bố cục: +4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp +2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình -Những nhận xét, đánh giá chung -Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú. Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt. Kết bài: Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học. 2. THẮNG CẢNH. DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) Ví dụ: Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và cô cùng hùng vĩ, xinh đẹp. II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) 1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) • Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long • Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế • Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên • Được công nhận là di sản văn hóa thế giới 2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) - Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) • Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt • Có truyền thuyết nói rằng khi nước ta bị xâm lược thì có một con rồng cuộn mình tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn giặc ngoại xâm • Nhưng theo địa lí học thi đây là do kiến tạo địa chất - Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long:
  5. hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu. - Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam. Thịt để làm phở - Chủ yếu là thịt bò và thịt gà. + Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon, + Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong. Các loại rau thơm và gia vị - Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành. - Tiêu bắc, bột ngọt. 3. Kết bài - Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. - Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày. - Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới. - Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.