Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Trần Thị Vân Hà

 1. Sự thống nhất giữa cấu tao và chức năng của mỗi cơ quan ở ca xanh có hoa

* Mục tiêu:

       - Hệ thống hóa cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa

           * Học sinh cần chuẩn bị: 

                 + Nêu tên và vị trí các cơ quan của cây có hoa.

                 + Cqsd  gồm những bộ phận nào? có chức năng gì?

                 + Cqss gồm những bộ phận nào? có chức năng gì?

* Nội dung ghi bài:

Cây có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Mỗi cơ quan đều có các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của cơ quan đó.

docx 2 trang minhlee 07/03/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Trần Thị Vân Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_22_tran_thi_van_ha.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 22 - Trần Thị Vân Hà

  1. Tuần 22 Tiết 43,44,45 Bài 36: TỔNG KẾT CÂY XANH CÓ HOA 1. Sự thống nhất giữa cấu tao và chức năng của mỗi cơ quan ở ca xanh có hoa * Mục tiêu: - Hệ thống hóa cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa * Học sinh cần chuẩn bị: + Nêu tên và vị trí các cơ quan của cây có hoa. + Cqsd gồm những bộ phận nào? có chức năng gì? + Cqss gồm những bộ phận nào? có chức năng gì? * Nội dung ghi bài: Cây có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Mỗi cơ quan đều có các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của cơ quan đó. 2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa * Mục tiêu: Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn Giáo dục ý thức của HS: Không nên ngắt( bẻ) bất kì 1 bộ phận nào của cành cây để đùa giỡn. * Học sinh cần chuẩn bị: + Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng + Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của 1 cơ quan được tăng cường hay giảm sẽ ánh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác * Nội dung ghi bài: - Cây xanh là 1 thể thống nhất về cấu tạo và chức năng. Nếu tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây. Bài 37: TẢO 1. Cấu tạo của tảo: * Mục tiêu: Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo (không đi sâu phần cấu tạo) của tảo thể hiện tảo là TV bậc thấp * Học sinh cần chuẩn bị: Vì sao tảo có màu lục? Vì sao rong mơ có màu nâu? * Nội dung ghi bài: - Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục, chưa có rễ, thân, lá, hầu hết sống ở nước. 2. Một vài loại tảo: * Mục tiêu: Nhận biết 1 vài tảo đơn bào và đa bào qua hình ảnh * Nội dung ghi bài: - Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic - Tảo đa bào: tảo vòng, rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hưu.