Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 56, Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020 - 2021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 56, Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020 - 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_56_bai_13_dau_ngoac_don_va_dau_ha.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 56, Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2020 - 2021
- Ngày giảng: 11/12/2020 Tiết 56 - Bài 13: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được công dụng và cách dùng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt, biết sử dụng các dấu câu trong Tiếng Việt khi viết. - Trung thực: Trong việc báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Tựu tin: Trong việc báo cáo, trình bày kết quả thảo luận. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, có ý thức chuẩn bị bài theo sự phân công của giáo viên chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động một cách tích cực. - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Sử dụng các dấu câu trong quá trình tạo lập văn bản. - Năng lực giao tiếp, HĐ cá nhân, nhóm trình bày: Trình bày ý kiến cá nhân tự tin - Hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến trong các HĐ học. b. Năng lực đặc thù: - Ngôn ngữ: Nói rõ ràng, mạch lạc khi trình bày trước tập thể lớp. - Văn học: Nhận biết và tác dụng của hai dấu câu trong các văn bản văn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Học bài và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, hoạt động nhóm 2, đánh giá chéo. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Chiếu ví dụ sau: Ảnh Tô Hoài và nội dung đính kèm: Chúng ta thường nói Tô Hoài 1920 - 2014 là nhà văn của thiếu nhi.
- ? Câu trên thầy đang sử dụng thiếu dấu câu nào, theo em dấu câu đó đặt vị trí nào trong câu? -> Gv có thể gợi ý trong tiết dạy các văn bản (phần tác giả, văn bản) thầy cô hay cho ghi như thế nào?... -> Hs trả lời -> Gv dẫn dắt vào bài... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm I. Dấu ngoặc đơn - HS: Đọc ví dụ/SGK. 1. Ví dụ: SGK sgk/134 - HĐ nhóm 4 - 4p. Chia theo dãy (3 dãy) ? Ở các ví dụ, phần trong dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? Có công dụng gì? - Hs làm việc theo nhóm. - Gv quan sát, hướng dẫn Hs làm việc. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Ví dụ a: (những người bản xứ) → giải - Gv nhận xét, chốt kết quả: thích rõ cho từ họ: chỉ ai. GV: → Đánh dấu phần giải thích. - Để giải thích làm rõ ngụ ý chỉ ai, đó - Ví dụ b: (ba khía là... rất ngon). là những người bản xứ => để hiểu rõ → Đánh dấu phần thuyết minh. hơn phần được chú thích. - Ví dụ c: (701 - 762) bổ sung thêm - Thuyết minh về một loài động vật thông tin về năm sinh, năm mất của Lý mà tên của nó ba khía cạnh được dùng Bạch. để gọi tên một con kênh nhằm giúp → Đánh dấu phần bổ sung. người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh. - Phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lý Bạch và phần cho người đọc biết thêm miền châu thuộc tỉnh nào? (Tứ Xuyên). ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết: dấu ngoặc đơn có công dụng gì trong => Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu khi tạo lập văn bản? phần chú thích: giải thích, thuyết minh, - HS: Trả lời. bổ sung thêm. - HS: Đọc ghi nhớ 1 sgk/Tr.134 2. Ghi nhớ 1 sgk/Tr.34 II. Dấu hai chấm - HS: Đọc ví dụ a/SGK. 1. Ví dụ: SGK/Tr.135 HS hoạt động cá nhân: a. Lời đối thoại của Dế Mèn với Dế Choắt. ? Tìm lời đối thoại trong đoạn trích? - Dựa vào dấu hai chấm để nhận biết. Cho biết đó là lời của ai, dựa vào dấu
- hiệu nào mà e biết điều đó? - HS: Trả lời. ? Dấu hai chấm ở a ví dụ được dùng -> Đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của để làm gì? lời đối thoại - HS: Đọc ví dụ b/SGK. b, Là lời dẫn trực tiếp: ? Theo em trong đoạn văn vừa đọc là lời của người xưa hay là lời của nhà - Thép mới dẫn lại của người xưa. văn Thép Mới? ? Dấu hai chấm ở ví dụ b được dùng -> Đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của để làm gì? lời dẫn trực tiếp. GV giải thích thêm về sự có mặt của dấu ngoặc kép. (GT sẽ học phần lời dẫn trực tiếp và gián tiếp ở lớp 9). - HS: Đọc ví dụ c SGK. - GV: Cho hs chú ý vào câu: Cảnh vật .... đi học. - Câu trên có 3 vế, vế thứ 3 giải thích nghĩa cho vế 2, căn cứ vào dấu hiệu nào mà em biết điều đó? - HS: Trả lời: Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa của câu, căn cứ vào hình thức (dấu hai chấm) ? Dấu hai chấm ở ví dụ c được dùng -> Đánh dấu báo trước phần giải thích. để làm gì? ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết dấu hai chấm có những công dụng gì trong khi viết? - HS: Trả lời, - HS: Đọc ghi nhớ trong SGK/Tr.135. 2. Ghi nhớ 2 sgk/135 III. Luyện tập - HS: Đọc yêu cầu bài tập. 1. Bài 1 sgk/135 - HS: Làm bài cá nhân. - HS: Trả lời. - HS: Nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, kết luận. a. Giải thích b. Thuyết minh c. - Bổ sung - Giải thích, thuyết minh - HS: Đọc yêu cầu bài tập. 2. Bài 2 sgk/136 - HĐ nhóm 4 - 3p. - Gv quan sát. - Hs đổi phiếu và chấm điểm theo thang
- điểm mà Gv chiếu trên máy chiếu -1p - Gv cho Hs báo cáo điểm. - GV: Nhận xét, kết luận. a. Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá. b. Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh (Nội dung mà dế Choắt khuyên dế Mèn). c. Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG GV: Yêu cầu bài tập: H’: Viết đoạn văn từ 3 - 5 dòng có sử dụng cấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. HS hoàn thành cá nhân. (7p) * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PT Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm những câu văn, đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk (Tr.102). - Làm lại BT 3,4,5 (Tr.103). - Soạn bài: Dấu ngoặc kép. - Yêu cầu đọc kĩ các ngữ liệu sgk và trả lời câu hỏi: ? Công dụng của dấu ngoặc kép? - Dự kiến làm trước các bài tập ở phần luyện tập.