Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X)

I.   MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.   Về kiến thức

HS nắm và trình bày được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Nhận xét được các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ này.

2.   Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

3.   Về kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng trình bày, phân tích và liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.

4.   Định hướng các năng lực hình thành:

*   Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

*   Năng lực chuyên biệt:

-   Năng lực tái hiện sự kiện

-   Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

docx 3 trang minhlee 10/03/2023 5240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_15_thoi_bac_thuoc_va_cuoc_dau_tra.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X)

  1. BÀI 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức HS nắm và trình bày được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Nhận xét được các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ này. 2. Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. 3. Về kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng trình bày, phân tích và liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội. 4. Định hướng các năng lực hình thành: * Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện sự kiện - Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH : 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tư liệu liên quan đến bài học, lược đồ 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tạo tình huống: a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Phương pháp: GV hỏi HS: Sự tích Mị Châu- Trọng Thủy cho các em biết những điều gì? HS trả lời. GV nhận xét và dẫn dắt bài mới c. Dự kiến sản phẩm: Sự tích Mị Châu – Trọng Thủy cho chúng ta biết về nhà nước Âu Lạc. Kế đê hèn của Triệu Đà để hoàn thành xâm chiến nhà nước của An Dương Vương. Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ X nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 15. 2. Hình thành kiến thức mới. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC DỰ KIẾN SẢN PHẨM I. CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
  2. Giáo án 10 + Về văn hóa - Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự. - Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ. Về xã hội có chuyển biến - Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng). - Đấu tranh chống đô hộ. - Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị 3. Hoạt động luyện tập: GV yêu cầu HS trảbóc lời lột câu theo hỏi kiểu: địa tô phong kiến. - Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: Mục đích, kết quả? - Sự biến đổi về kinh tế văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc? 4. Củng cố và mở rộng: Đã thực hiện trong quá trình lên lớp V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. - HS trả bài, trả lời câu hỏi trong SGK trang 73. - Chuẩn bị bài mới:Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (tt) + Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu + Tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền + Tìm hiểu về Hai Bà Trưng, Lí Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền.