Đề thi tham khảo môn KHTN Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo môn KHTN Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tham_khao_mon_khtn_lop_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi tham khảo môn KHTN Lớp 6 (Có đáp án)
- I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong các bệnh sau, bệnh nào do nguyên sinh vật gây nên? A. Sốt virut B. Ung thư C. Covid 19 D. Sốt rét Câu 2. Trong số các bệnh sau, bệnh nào do nấm gây ra? A. Bệnh cúm ở người. B. Bệnh sốt rét. C. Bệnh hắc lào ở người. D. Bệnh viêm não Nhật Bản. Câu 3. Hành động nào bảo vệ đa dạng sinh học ? A. Săn bắt động vật hoang dã B. Trồng rừng C. Đốt rừng D. Vứt rác bừa bãi. Câu 4. Chỉ ra đâu là nguyên sinh vật? A. Trùng roi xanh B. Cá chép C. Thằn lằn D. Châu chấu Câu 5. Dụng cụ dùng để đo lực là A. cân. B. đồng hồ. C. thước dây. D. lực kế. Câu 6. Đơn vị đo lực là A. ki lô gam (kg). B. mét (m). C. Niu tơn (N). D. giây (s). Câu 7. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bị với ổ trục xe đạp, xe máy. B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 9: Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho: A. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc 600 B. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực C. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực D. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang
- Câu 10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Nam đóng đinh vào tường. Câu 11. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt. Câu 12. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống? A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng. C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng. Câu 13. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời. Câu 14. Một ô tô đang chuyển động thì có dạng năng lượng nào? A.Động năng B. Điện năng C. Quang năng D. Hóa năng Câu 15. Quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày là A. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Bắc. B. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. C. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Bắc. D. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông. Câu 16. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mặt Trăng là một ngôi sao. D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với môi trường? Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy lấy 1 ví dụ về động vật có xương sống và 1 ví dụ về động vật có xương sống? Câu 3 (0,75 điểm). Hãy biểu diễn lực: Một người kéo một cái thùng với lực 15 N theo phương năm ngang, chiều từ phải sang trái.( Tỉ xích 1cm = 5N) Câu 4 (0,75 điểm). Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt trời theo thứ tự xa dần Mặt trời? Câu 5 (1,0 điểm). Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi sau:
- Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? Câu 6 (1,0 điểm). Em hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Câu 7 (1,0 điểm). Vì sao khi chạy thi ở các cự li đài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích? --------------------- Hết -------------------- (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp D C A B D C D A C C C B A A B B án II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm Vai trò của thực vật đối với môi trường: + Cân bằng khí Oxygen và carbon dioxide trong khí quyển. 0,25 Câu 1 + Giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính. 0,25 (1,0 + Tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà 0,25 điểm) + Bảo vệ đất và nguồn nước, hạn chế, giảm nhẹ mức độ nguy hiểm 0,25 của thiên tai như lũ quét, sạt lở đất. Câu 2 - Động vật không xương sống: Ốc sên, tôm... 0,25 (0,5 - Động vật có xương sống: Cá chép, thỏ... 0,25 điểm) Câu 3 Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng (0,75 này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác 0,75 điểm) Câu 4 Các hành tinh vòng trong của hệ Mặt trời theo thứ tự xa dần Mặt trời: 0,75 (0,75 Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh điểm) Câu 5 - Ở các vị trí P, Q đang là ban ngày 0,25 (1,0 - Giải thích: Vì các vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng. 0,25 điểm) - Ở các vị trí M và N đang là ban đêm 0,25 - Giải thích: Vì các vị trí này lúc đó không được Mặt Trời chiếu sáng. 0,25 Câu 6 - Biểu diễn lực đúng 0,5 ( 1,0 - HS ghi chú giải đúng 0,5 điểm) Câu 7 - Vì khi chạy có lực cản của không khí. 0,25 ( 1,0 - Nếu chạy sau các vận động viên khác thì sẽ giảm được lực cản không điểm) khí, vẫn giữ được tốc độ, đỡ tốn sức, dành sức cho đoạn chạy nước 0,75 rút. Lưu ý: HS làm đúng theo cách khác, lập luận chặt chẽ vẫn chấm điểm tối đa./.