Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT An Giang

Câu 12: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
D. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 13: Đơn vị của động lượng là
A. kg m.s2 B. kg.m.s C. kg/m.s D. kg.m/s
Câu 14: Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc những
yếu tố nào?
A. Tính chất của chất lỏng và của thành ống.
B. Đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.
C. Đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
D. Đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống. 
pdf 2 trang minhlee 16/03/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_10_ma_de_a_nam_hoc_2018.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT An Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II AN GIANG Năm học 2018-2019 Môn VẬT LÍ Lớp 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 02 trang) (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Mã đề A Số báo danh: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (18 câu -> 6,0 điểm ) Câu 1: Áp suất của một lượng khí ở 2730 C là bao nhiêu? Biết áp suất ở 00 C là 780 mmHg và thể tích khí không đổi. A. p = 390 mmHg. B. p = 1053 mmHg. C. p = 1560 mmHg. D. p = 780 mmHg. Câu 2: Hệ thức nào sau đây là không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? pV pT p V p V A. hằng số. B. pV ~ T. C. hằng số. D. 1 1 2 2 T V T1 T2 Câu 3: Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 4: Với V0 là thể tích ban đầu của vật rắn; là hệ số nở dài,  là hệ số nở khối. Độ nở khối của vật rắn được xác định theo công thức A. V = .V0. t B. V = V0 + t C. V = .V0. t D. V = V0 + . t Câu 5: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 20J. Khí nở ra thực hiện công 14J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 34 J. B. - 6 J. C. 6J. D. -34 J. Câu 6: Chọn câu sai khi phát biểu về lực tương tác giữa các phân tử chất khí. A. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy nhỏ hơn lực hút. B. Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút lớn hơn lực đẩy. C. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy lớn hơn lực hút. D. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. Câu 7: Công suất đo bằng A. Công sinh ra trong quãng đường 1m. B. Công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. Công sinh ra trong một thời gian nhất định. D. Công sinh ra khi thực hiện công việc. Câu 8: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi, thì A. thế năng của vật tăng gấp đôi. B. gia tốc của vật tăng gấp đôi. C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. động lượng của vật tăng gấp đôi. Câu 9: Trong hệ tọa độ (p, V), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường song song với trục tung. C. Đường song song với trục hoành. D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. Câu 10: Chiếc kim khâu có chiều dài d nổi trên mặt nước. Lực căng bề mặt tác dụng lên chiếc kim là  A. f 2 .d B. f 2.d . C. f . D. f  .d 2d Trang 1/2 - Mã đề thi A