Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Ngày 16/4/2020 - Trường THCS Vĩnh Gia

I/ NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất  rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

- Các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

doc 2 trang minhlee 04/03/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Ngày 16/4/2020 - Trường THCS Vĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_ngay_1642020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Ngày 16/4/2020 - Trường THCS Vĩnh Gia

  1. Trường THCS Vĩnh Gia Môn: Vật Lý Lớp: Khối 6 Họ tên: Thời gian nộp: 16/4/2020 BÀI KIỂM TRA Điểm Lời phê I/ NỘI DUNG KIẾN THỨC - Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn - Các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. II/ TRẮC NGHIỆM: CHỌN CHỮ CÁI ĐẦU CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT VÀ KHOANH TRÒN CHỮ CÁI ĐÓ (10,0 điểm) Câu 1. Chất rắn nở ra khi A. đông đặc . B. lạnh đi. C. nóng lên. D. nóng chảy. Câu 2. Chất khí co lại khi A. nóng lên. B. lạnh đi. C. đông đặc. D. nóng chảy Câu 3. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe ở chổ tiếp giáp giữa 2 thanh ray? A. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể nở dài ra. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì để tạo nên âm thanh đặc biệt của thanh ray. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ nở vì nhiệt Câu 4. Chất khí nở ra khi A. đông đặc . B. lạnh đi. C. nóng lên. D. nóng chảy. Câu 5. Chất rắn co lại khi A. nóng lên. B. lạnh đi. C. đông đặc. D. nóng chảy Câu 6. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì A. vỏ quả bóng bàn nở ra do bị ướt. B. không khí trong bóng nóng lên, nở ra. C. nước nóng tràn vào bóng. D. không khí tràn vào bóng Câu 7. Các chất rắn, lỏng, khí có tính chất nào giống nhau ? A. Nở ra và co lại khi nóng lên. B. Nở ra và co lại khi lạnh đi. C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Nở ra khi lạnh đi Câu 8. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất theo thứ tự giảm dần thì cách sắp xếp nào sau đây là đúng nhất ? A. Rắn, lỏng, khí. C. Khí, lỏng, rắn. B. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng