Bài tập trắc nghiệm và tự luận Vật lý Lớp 6

 1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là:

  A. Kilômét (km)              B. Mét (m)               C. Đềximét (dm)                D. Centi mét (cm)

2. Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:

  A. Đoạn cây                     B. Sợi dây               C. Gang tay                         D. Thước đo

3. Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là:

  A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước                     B. Độ  dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

  C. Độ dài lớn nhất của thước.                           D. Cả ba câu trên đều sai.

doc 15 trang minhlee 06/03/2023 8260
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_vat_ly_lop_6.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận Vật lý Lớp 6

  1. 1. Lực đàn hồi có đặc điểm A. không phụ thuộc vào độ biến dạng. B. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. C. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. 2. Người cầu thủ sút bóng. Lực của chân tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả nào dưới đây ? A. Chỉ làm cho quả bóng bay đi. B. Chỉ làm cho quả bóng bẹp lại. C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. D. Không gây ra biến đổi gì ở quả bóng. 3. Buộc đầu trên của một sợi dây cao su lên giá đỡ, treo vào đầu dưới dây một quả cân. Căn cứ vào dấu hiệu nào dưới đây để biến được quả cân đã tác dụng vào dây cao su một lực ? A. Dây cao su đứng yên. B. Quả cân đứng yên. C. Dây cao su bị quả cân kéo dãn ra. D. Dây cao su giữ cho quả cân không rơi. 4. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ? A. Lực của quả nặng treo dưới lò xo làm lò xo dãn ra. B. Lực của lò xo bị nén tác dụng vào hai ngón tay bóp hai đầu lò xo. C. Lực hút của Trái Đất làm cho giọt nước bị biến dạng. D. Lực của nam châm hút cái đinh sắt. 5. Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10,0 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100 g thì lò xo có chiều dài 14,0 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2 N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu ? A. 20,0 cm. B. 28,0 cm. C. 24,0 cm. D. 18,0 cm. 6. Lực nào trong số bốn lực sau đây là lực đàn hồi ? A. Lực mà đầu búa tác dụng vào cái đinh làm nó cắm sâu xuống gỗ. B. Lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. C. Lực mà một cơn sóng to đập mạnh vào mạn thuyền làm bọt nước bắn tung. D. Lực mà gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. BÀI 10 1. Trên vỏ túi bột giặt có ghi 500 g. Số đó cho ta biết A. thể tích của túi bột giặt. B. trọng lượng của túi bột giặt. C. khối lượng riêng của túi bột giặt. D. khối lượng của bột giặt trong túi. 2. Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450 g. Số đó cho biết điều gì ? A. Thể tích của hộp sữa. B. Trọng lượng của hộp sữa. C. Trọng lượng của sữa trong hộp. D. Khối lượng của sữa trong hộp. 3. Một vật có khối lượng 250 g sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niuton ? A. 250 N. B. 25 N. C. 2,5 N. D. 0,25 N. 4. Đơn vị đo trọng lượng là A. N. B. Kg. C. N/m3. D. kg/m3. 5. Lực kế dùng để A. đo chiều dài B. đo khối lượng C. đo thể tích. D. đo lực. 6. Một vật có trọng lượng 1 N thì có khối lượng là A. 100 kg. B. 10 kg. C. 100 g. D. 10 g. BÀI 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
  2. m D = ? D = = 78 : 0.03= 2600 (kg/m3) V d = ? c. Trọng lượng riêng của chất đó là: Cách 1 : d = 10 D = 10. 2600 = 26000 ( N/m3) Cách 2 : d = P/V = 780 / 0.03 = 26000 (N/m3) BÀI 13: Câu 1: Khi kéo trực tiếp ống bê tông lên theo phương thẳng đứng thì gặp những khó khăn gì ? a. Tư thế đứng không vững chắc dễ ngã b. Phải tính đến khả năng chịu lực của dây kéo c. Phải cần nhiều người d. cả a, b và c đều đúng Câu 2: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo ống bê tông lên cao một cách dễ dàng. Vì: a. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn b. máy cơ đơn giản tạo ra lực kéo lớn c. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể d. lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng vật chọn kết luận sai Câu 3: Chọn kết luận đúng nhất . Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về: a. Điểm đặt b. Điểm đặt, phương và chiều c. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn d. Độ lớn Câu 4: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực như thế nào ? a. Lực lớn hơn trọng lượng của vật b. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật c. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật d. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật Câu 5: Đường qua đèo núi là ví dụ về mày cơ đơn giản nào ? a. Mặt phẳng nghiêng b. Đòn bẩy c. Mặt phẳng nghiêng kết hợp với đòn bẩy d. Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản Câu 6: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản ? a. Cái búa nhổ đinh b. Cái bấm móng tay c. Cái thước dây d. Cái kìm Câu 7: Dùng máy cơ đơn giản có tác dụng gì ? Câu 8: Tìm thí dụ về máy cơ đơn giản. Bài 14 Câu 1: Dùng lực nào dưới đây là có lợi nhất để kéo vật có khối lượng m lên theo mặt phẳng nghiêng ? a. Lực lớn hơn trọng lượng của vật b. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật c. Lực bằng trọng lượng của vật d. Cả a, b và c đều đúng Câu 2: Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ? a. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng
  3. BÀI 16 . RÒNG RỌC Câu 1: Dùng ròng rọc cố định có thể đưa vật lên với lực kéo như thế nào so với trọng lượng của của vật ? a. F=P b. F P d. F F2 d. Câu a và c Câu 6. Nếu cần nâng một vật nặng lên cao, ta nên dùng loại máy cơ đơn giản nào sau đây ? a. đòn bẩy b. mặt phẳng nghiêng c. Pa lăng d. ròng rọc cố định BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Câu 1: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? A. Khác nhau. B. Giống nhau C. Có chất giống, có chất khác. D. Không xác định được Câu 2: Thể tích của quả cầu tăng lên khi nào ? A. Lạnh đi. B. Nguội đi C. Nóng lên. D. Cả 3 đều đúng Câu 3: Thể tích của quả cầu giảm khi ? A.Nhiệt độ của quả cầu giảm. B. Nhiệt độ của quả cầu tăng C. Nhiệt độ của quả ổn định. D. Cả 3 đều sai. Câu 4: Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray tàu hỏa người ta chừa 1 khe hở ? A. Tiết kiệm vật liệu. B. Khi nóng lên thanh ray nở ra C. Khi nóng lên thanh ray co lại. D. Khi nóng lên thanh ray tăng. Câu 5: Khi nút chai thủy tinh bị kẹt người ta làm như thế nào để lấy nút chai ra ?
  4. A. Nước nở nhiều hơn ấm nước tràn ra ngoài. B. Ấm nở ra nên nước không tràn ra ngoài. C. Nước và ấm đều nở ra cùng lúc nên nước không tràn ra ngoài. D. Ấm nóng hơn nở nhiều hơn nên nước không tràn ra ngoài. *Phần tự luận: 1.Chất lỏng khi nóng lên thì như thế nào? Khi lạnh đi thì ra sao? Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau không ? 2. Kinh nghiệm cho biết, khi đun nước sôi thì không nên đổ nước thật đầy ấm. Tại sao như vậy ? Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1-Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng? a. Rắn – khí – lỏng b. Lỏng – rắn – khí c. Rắn – lỏng – khí d. Lỏng – khí – rắn 2-Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách sắp xếp nào đúng? a. khí – lỏng - rắn b. Lỏng – rắn – khí c. Rắn – lỏng – khí d. Lỏng – khí – rắn 3- Khi không khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây không đổi ? a. Thể tích b. Khối lượng c. Trọng lượng riêng d. Khối lượng riêng 1- Khi không khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây giảm ? a. Thể tích b. Khối lượng c. Trọng lượng d. Khối lượng riêng 2- Khi không khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây tăng ? a. Thể tích b. Khối lượng c. Trọng lượng d. Khối lượng riêng 3-Phát biểu nào sau đây không đúng ? a.Chất khí nở ra khi nóng lên b.Chất khí co lại khi lạnh đi c.Chất khí nở ra nhiều hơn chất rắn d.Chất khí nở ra ít hơn chất lỏng II. Câu hỏi tự luận: 1- Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 2- Giải thích vì sao quả bóng bàn bị móp bỏ vào nước nóng lại phồng lên như cũ ? BÀI 21 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 1.Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng: A.Chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Chất rắn dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. 2. Vật nào dưới đây hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt ? A. Nhiệt kế kim loại. B. Băng kép. C. Quả bóng bàn. D. Khí cầu dùng không khí nóng. 3. Ở chổ tiếp nối của hai đầu thanh ray tàu hỏa lại có khe hở là vì: A. để cho đẹp. B. để cho sự co dãn vì nhiệt xãy ra dễ dàng.
  5. 7/ Nhiệt kế thủy ngân dùng để làm gì ? Kể tên hai loại nhiệt kế khác mà em biết ? 8/ Trong đời sống hàng ngày, người ta thường sử dụng nhiệt giai nào để đo nhiệt độ ? Bài 24: Câu 1: Trường hợp nào dưới đây , không xảy ra sự nóng chảy ? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy ? A. Sương động trên lá B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng C. Đun nước đỗ đầy ấm , nước có thể tràn ra ngoài D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài , sau một thời gian , tan thành nước Câu 3: Khi thả 3 miếng thép , chì băng phiến vào kẽm đang nóng chảy thì miếng nào sẽ nóng chảy ? A. Băng phiến B. Thép C. Chì D. Chì và băng phiến Câu 4: Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nó A. Không ngừng tăng B. Không ngừng giảm C. Mới đầu tăng , sau giảm D. Không đổi Câu 5: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi D. Các chất khác nhau có sự nóng chảy khác nhau Câu 6: Ở nhiệt độ lớp học , chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng ? A. Thủy ngân B. Rượu C. Nhôm D. Nước II/Tự luận: Câu 1/: Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến ? Câu 2: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Bài 25 : Sự nóng chảy 1. Ở nhiệt độ của lớp học chất nào không tồn tại ở thể lỏng ? A. Thủy ngân. B. Rượu. C. Nhôm. D. Nước. 2. Trường hợp nào sau đây không liện quan đến sự đông đặc ? A. Tạo thành nước đá. B. Xi măng đông cứng lại. C. Làm kem que. D. Đúc tượng đồng. 3. Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau: A. Rắn -> lỏng -> rắn. B. Rắn -> lỏng. C. Lỏng -> rắn. D. Lỏng -> rắn -> lỏng -> rắn. 4. Khi để nguội dần băng phiến lỏng ( đã được đun nóng chảy hoàn toàn ), lúc băng phiến bắt đầu đông dặc thì: A. Nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm dần. B. Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. C. Nhiệt độ của băng phiến lại bắt đầu tăng. D. Cả 3 câu trên đều sai. 5. Nước đông đặc ở nhiệt độ:
  6. A. vận tốc gió B. nhiệt độ C. diện tích mặt thoáng D. Cả A,B,C đều đúng Câu 2: Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoach muối trên những ruộng muối ? A. Trời nắng gắt B. Trời có gió mạnh C. Ruộng muối phải lớn, càng rộng cành tốt D. Cả ba yếu tố trên. Câu 3: Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước ? A.Sương đọng trên lá cây B. Hơi nước C. Mây D. cả ba hiện tượng trên Câu 4: Chọn câu đúng trong các câu sau đây? A.Sự ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện vào những ngày trời tiết lạnh B. Sự ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện vào những ngày trời tiết lạnh hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành sương mù C. Mây là sự ngưng tụ hơi nước D. cả A và C đều đúng. Câu 5: Vào những ngày thời tiết lạnh, khi ta nói hay thở thường “ra khói” ba bạn Bình, Lan, Chi giải thích như sau: Bình: Nhiệt độ trong cơ thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài, nên ta nói ra khói. Lan: Khi nói hay thở thường phát ra hơi nước. Khi gặp thời tiết lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti bay theo lực thở hay nói khiến ta lầm tưởng là khói. Chi: Trời lạnh, bụng ta có nhiều hơi nước nên khi nói hơi thoát ra ngoài. A. Bình đúng B. Lan đúng C. Chi đúng D. cả 3 đều sai Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước. D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước II. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Tại sao khi nấu cơm (nấu ăn) lại có những giọt nước đọng lại trên nắp nồi Trả lời Vì khi nấu nhiệt độ tăng, nước bốc hơi bay lên gặp nắp nồi nhiệt độ thấp hơn nên hơi nước ngưng tụ. Câu 2: Vì sao ban đêm có sương đọng trên lá cây nhưng ban ngày khi nắng lên những giọt sương không còn? Trả lời Vì ban đêm nhiệt độ thấp hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành những giọt sương còn ban ngày khi nắng nhiệt độ tăng lên những giọt sương này bốc hơi bay lên