Bài tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 10

Câu 4.3. phát biểu nào sau đây là sai:

A. động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi.           B. động lượng của vật là đại lượng vecto

C. động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng với vận tốc của vật.

D. động lượng của một hệ kín luôn thay đổi

Câu 4.4. trong các phát biểu sau đây phát biểu nào không đúng?

A. động lượng của vật là đại lượng vecto.

B. độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian ngắn bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy.

C. khi vật ở trạng thái cân bằng thì động lượng của vật bằng không.

docx 7 trang minhlee 10/03/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_10.docx

Nội dung text: Bài tập học kỳ II môn Vật lí Lớp 10

  1. BÀI TẬP LÝ 10 HKII CHƯƠNG 4 : CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Câu 4.1. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức : A. p m.v . B. p m.v . C. p m.a . D. p m.a . Câu 4.2. Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. Kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 4.3. phát biểu nào sau đây là sai: A. động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi. B. động lượng của vật là đại lượng vecto C. động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng với vận tốc của vật. D. động lượng của một hệ kín luôn thay đổi Câu 4.4. trong các phát biểu sau đây phát biểu nào không đúng? A. động lượng của vật là đại lượng vecto. B. độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian ngắn bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy. C. khi vật ở trạng thái cân bằng thì động lượng của vật bằng không. Câu 4.5. Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 4.6. Chọn phát biểu đúng Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với A. vận tốc. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công suất. Câu 4.7. Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát. Câu 4.8. Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 4.9. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s 2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 4.10. Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động lượng của: A. xe A bằng xe B. B. không so sánh được.C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hớn xe A. Câu 4.11. một quả bóng bay với động lượng p đập vuông góc vào một bức tường thẳng, sau đó bật ngược trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên của quả bóng là? A. 0 B. p C. 2 p D. 2 p Câu 4.12. biểu thức định luật II Niutơn có thể được viết dưới dạng: p A. F. t p B. F. p t C. F. m.a D. F. p m.a t Câu 4.13 Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau (v1 = v2). Động lượng p của hệ hai vật được tính bằng biểu thức nào sau đây: A. p 2mv1 B. p 2mv2 C. p m(v1 v2 ) D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 4.14. vật m chuyển động với vận tốc v , vật m chuyển động với vận tốc v . Điều nào sau đây đúng khi 1 1 2 2 nói về động lượng p của hệ? A. p tỷ lệ với (m1+m2) B. p tỷ lệ với ( v + v ) 1 2 C. p cùng hướng với v (với v v1 v2 ) D. cả A, B, C đều đúng. Câu 4.15. điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng? A. động lượng là một đại lượng vecto. B. động lượng được xác định bằng tích của khối lượng của vật và vecto vận tốc của vật ấy.
  2. Câu 4.27. Công suất của lực F làm vật di chuyển với vận tốc V theo hướng của F là: A. P=F.vt B. P= F.v C. P= F.t D. P= F v2 Câu 4.45:Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công A t suất? A. P = B. P = At C. P = D. P = A .t2 t A Câu 4.28. Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s 2.Công suất của cần cẩu là bao nhiêu : A. 2000W .B.100W C. 300W D. Một đáp án khác Câu 4.29. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là: A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W. 3. ĐỘNG NĂNG Câu 4.30. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : 1 1 A. W mv B. W mv2 . C. W 2mv2 . D. W mv2 . d 2 d d d 2 Câu 4.31: Động năng là đại lượng được xác định bằng : A. nửa tích khối lượng và vận tốc. B. tích khối lượng và bình phương một nửa vận tốc. C. tich khối lượng và bình phương vận tốc. D. nửa tích khối lượng và bình phương vận tốc. Câu 4.32. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 4.33. độ biến thiên động năng của một vật bằng công của: A. trọng lực tác dụng lên vật đó. B. lực phát động tác dụng lên vật đó. C. ngoại lực tác dụng lên vật đó. D. lự ma sát tác dụng lên vật đó. Câu 4.34. khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Động năng của vật tăng khi gia tốc của vật lớn hơn không. B. Động năng của vật tăng khi vận tốc của vật lớn hơn không. C. Động năng của vật tăng khi các lực tác dụng vào vật sinh công dương. D. Động năng của vật tăng khi gia tốc của vật tăng. Câu 4.35: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì: A. Thế năng tăng gấp đôi. B. Gia tốc tăng gấp đôi C. Động năng tăng gấp đôi D. Động lượng tăng gấp đôi Câu 4.36. Chọn phát biểu đúng.Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. động lượng của vật tăng gấp bốn. C. động năng của vật tăng gấp bốn. D. thế năng của vật tăng gấp hai. Câu 4.37. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 4.38 Một vật có khối lượng m = 500g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động năng của vật là: A. 25J B. 6,25 J C.6,25kg/m.s D. 2,5kg/m.s
  3. A. 200N/m. B. 2N/m. C. 200N/m2. D. 2N/m2. b. Thế năng đàn hồi có giá trị là : A. 0,1568J. B. 0,0784J. C. 2,8J. D. 5,6J. Câu 4.51: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính giá trị thế năng đàn hồi của lò xo. Chọn câu trả lời đúng: A. 0,04J. B. 0,05J. C. 0,03J. D. 0,08J. Câu 4.52. Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực trong chuyển động đó có giá trị bằng A. tích thế năng của vật tại A và tại B. B. thương thế năng của vật tại A và tại B. C. tổng thế nằng của vật tại A và tại B. D. hiệu thế năng của vật tại A và tại B. CƠ NĂNG Câu 4.53. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 1 1 1 A. W mv mgz . B. W mv2 mgz .C. W mv2 k( l)2 . D. W mv2 k. l 2 2 2 2 2 2 Câu 4.54. Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 1 1 1 1 A. W mv mgz . B. W mv2 mgz .C. W mv2 k( l)2 . D. W mv2 k. l 2 2 2 2 2 2 Câu 4.55. Chọn phát biểu đúng. Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không. Câu 4.56. phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng. A. Trong một hệ kín, thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn. B. khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. C. khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn. Câu 4.57. Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số. D. không; hằng số. Câu 4.58. Một vật được ném lên từ độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng: A. 4J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J Câu 4.59. Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:
  4. c) Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? 6.Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s-2. a. Tìm cơ năng của vật. b. Tính thế năng khi vật ở độ cao 5m, tìm vận tốc của vật khi đó? c. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? HẾT