Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Nhắc lại một số đơn vị đo độ dài mà em đã biết?
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m)
C1.
TÌM SỐ THÍCH HỢP ĐIỀN VÀO CÁC CHỖ TRỐNG SAU:
a. 1m = ................dm
b. 1cm = ...............mm
c. 1m = ................cm
d. 1km = ................m
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_6_bai_1_do_do_dai_truong_thcs_thpt_my_h.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng
- CHƯƠNG I :CƠ HỌC BÀI GIẢNG VẬT LÝ 6
- CHƯƠNG I :CƠ HỌC Tiết 1 - Bài 1 - 2: Đo độ dài I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (SGK)
- 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. Bài 1: Xem hình vẽ 1 và 2 và điền vào chỗ trống các GHĐ và ĐCNN của các thước Hình 1 có GHĐ là 12cm Và ĐCNN là 0,5cm Hình 2 có GHĐ là 12cm Và ĐCNN là 0,1cm Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có?
- 2. Đo độ dài Đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách Vật lí 6. a. Chuẩn bị: SGK b. Tiến hành + ước lượng chiều dài vật cần đo. + Chọn dụng cụ đo: xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo đo. + Đo độ dài: Đo 3 lần, ghi vào bảng, rồi tính giá trị trung bình . l + l + l l = 1 2 3 3 HOẠT ĐỘNG NHÓM 5 PHÚT
- III. Cách đo độ dài: 1. Trả lời các câu hỏi C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? Kết quả ước lượng và kết quả đo thực tế có sai khác chút ít C2: Em chọn dụng cụ nào để đo? Chiều dài bàn học Thước dây Bề dày quyển sách Vật lí 6 Thước kẻ
- C4: Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo? Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật C5: Nếu đầu cuối của vật không trùng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào ? Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
- ? Hãy nêu cách đo độ dài của vật ? Cách đo chiều dài của một vật là: a) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. b) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số không của thước. c) Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật d) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần đầu kia của vật.
- IV. Vận dụng: C7: Hãy nhìn hình 2.1, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì ? Hình 2.1.c Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 trùng với một đầu của bút chì
- C9. Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả tương ứng a) Hình a: l = 7 cm b) Hình b: l = 7 cm c) Hình c: l = 7 cm C10: Kinh nghiệm cho thấy độ dài sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (hình 2.4). Em hãy kiểm tra điều này Có thể em chưa biết: Đơn vị đo chiều dài của nước Anh là inch 1inch = 2,54 cm
- Bài 1: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m . Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất ? A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm
- Mỗi quốc gia có đơn vị đo độ dài hợp pháp khác nhau: + Đơn vị đo độ dài của nước Anh là : 1inch = 2,54cm hoặc 1ft(foot) = 12inch + Trong nghành hàng hải người ta còn dùng đơn vị đo là dặm, hải lí