Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 86: Ngắm trăng - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt ,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

pptx 31 trang minhlee 11/03/2023 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 86: Ngắm trăng - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_86_ngam_trang_truong_thcs_thpt.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 86: Ngắm trăng - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. ắ ă Ng mHồ ChíTr Minh ng
  2. I. Tìm hiểu chung 1 2 Tác giả Tác phẩm
  3. Hồ Chí Minh - Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung - Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. - Người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt suất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. ( 1890 – 1969 )
  4. 2 Tác phẩm NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt)
  5. Ngắm Trăng a. Xuất xứ : *Tập thơ Nhật ký trong tù : -Sáng tác trong thời gian Bác bị bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 -Gồm 133 bài thơ tiếng Hán * Bài thơ Ngắm trăng : là bài thơ thứ 20 trong tập thơ Nhật ký trong tù.
  6. II. Đọc – hiểu văn bản
  7. 1. Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác : Phiên âm Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Dịch thơ Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Tại sao tác giả lại mở đầu bài thơ bằng hai chữ “Ngục trung – Trong tù” ? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về hoàn cảnh của Bác hiện tại ?
  8. 1. Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác : => Điệp từ “vô” đi kèm với “diệc” để nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn của Bác. - “khó hững hờ” → Xốn xang, bối rối trước đêm trăng đẹp. => Yêu thiên nhiên say mê, mãnh liệt, thể hiện tâm hồn thi sĩ của Bác. ➢ Bác ngắm trăng trong cảnh tù đày, lòng xốn xang, bối rối, rung động trước cảnh trăng đẹp.
  9. 2. Cuộc ngắm trăng – cuộc vượt ngục về tinh thần
  10. Thảo luận nhóm Nhóm 1 Hoàn cảnh ngắm trăng khác thường nên cách ngắm trăng của Bác cũng khác thường như thế nào? Nhóm 2 Về mặt kết cấu, hai câu thơ có gì đặc biệt?
  11. Nhóm 2 Về mặt kếu cấu, hai câu thơ có gì đặc biệt ? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Kết cấu Cấu trúc đối xứng (phép đối) : nhân > < thi gia
  12. Câu hỏi Đầu bài thơ là hình ảnh người tù, cuối bài thơ đã trở thành thi gia. Điều gì đã chuyển hóa một người tù thành một nhà thơ? => Bởi người tù có tâm hồn rung động, nhạy cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên, có tình tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Chính tình yêu đó: - Làm cho vầng trăng vô tri trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm hồn như con người - Đã xóa đi hình ảnh nhà tù thay vào đó là không gian đầy lãng mạn, chỉ có trăng và người yêu.
  13. Song sắt Bên trong tù Bên ngoài ■ Nhà tù đen tối ■ Vầng trăng thơ mộng ■ Thế giới của sự tàn bạo ■ Thế giới của tự do và cái đẹp → Song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa. => Cuộc vượt ngục về tinh thần (chất thép), tình cảm giữa trăng và người (chất tình) -» Phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên sâu sắc của thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh.
  14. - Phép đối, phép điệp, phép nhân hóa đặc sắc 1. Nghệ thuật : - Kết hợp hài hòa giữa chất thép và chất tình
  15. Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng” Hãy tìm những bài thơ của Bác có hình ảnh ánh trăng ?
  16. Dặn dò: 1/ Thuộc thơ (dịch thơ) và học bài. 2/ Tiết tới: “Câu cảm thán”