Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83: Câu trần thuật và câu phủ định

I.Đặc điểm hình thức và chức năng.

1. Ví dụ.

? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình

 thức của câu nghi vấn,câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ?

VD a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (2) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.(3)

VD b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời :(1)

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! (2)

Các câu trong đoạn (a) và (b) đều không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

ppt 34 trang minhlee 06/03/2023 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83: Câu trần thuật và câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_83_cau_tran_thuat_va_cau_phu_di.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83: Câu trần thuật và câu phủ định

  1. Tiết 83: CÂU TRẦN THUẬT VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH
  2. I.Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ. ? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn,câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ? VD a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, (2) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.(3) VD b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời :(1) - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi ! (2)  Các câu trong đoạn (a) và (b) đều không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
  3. Câu hỏi: Các câu được dẫn trong mỗi ví dụ ở phần 1 được dùng để làm gì? a/ (1) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (2) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, (3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các dân tộc ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. (1) Nhận định (2) Kể (3) Yêu cầu b/ (1) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - (2) Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (1) Kể, tả (2) Thông báo
  4. I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 1. Đặc điểm hình thức: 2. Chức năng: a. Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả b. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc ? Khi viết câu trần thuật kết thúc bằng dấu gì ? 3. Dấu hiệu khi viết Thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. ? Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao ?
  5. Bài tập nhanh ? Cho biết chức năng của các câu trần thuật sau : 1. Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. = > bộc lộ cảm xúc lo lắng, không yên 2. Chị Lan kia rồi ! => Thông báo về sự xuất hiện 3. Hoa cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành. => Miêu tả cử chỉ của nhân vật 4. Trúc không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu. => Kể ? Đặt câu trần thuật với các chức năng sau : -Kể : -Giới thiệu: -Thông báo:
  6. II.Luyện tập: Bài 1 /SGK: Hãy xác định kiểu câu và chức năng chính của các câu sau đây : a. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (1)Tôi thương lắm.(2) Vừa thương vừa ăn năn tội mình.(3) b. Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên : (1) - Cây bút đẹp quá ! (2) Cháu cảm ơn ông ! (3) Cảm ơn ông ! (4)
  7. Bài 2 (SGK trang 47) ? Đọc câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa và phần dịch thơ của bài thơ “Ngắm trăng ” .Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó? Dịch nghĩa :Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? => Câu nghi vấn Dịch thơ : Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. => Câu trần thuật => Về ý nghĩa : Câu thơ dịch nghĩa và câu thơ dịch thơ tuy khác nhau về kiểu câu nhưng đều thể ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
  8. Bài 4 (SGK trang 47) ? Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? Những câu này dùng để làm gì ? a, Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. => Câu trần thuật , dùng để yêu cầu b, Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : (1) "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".(2) => Câu trần thuật :+ Câu 1 : dùng để kể + Câu 2 : dùng để yêu cầu
  9. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nắm được các đặc điểm về hình thức và chức năng của câu trần thuật. - Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK/ .
  10. Ví dụ 1: a) Nam đi Huế. Thông báo có sự việc Nam đi Huế. Khẳng định. b) Nam không đi Huế. c) Nam chưa đi Huế. Thông báo không d) Nam chẳng đi Huế. có sự việc Nam đi Huế. ĐẶC Có từ ngữ CÂU PHỦ ĐỊNH ĐIỂM phủ định.
  11. 1 Nam không phải là em tôi. 2 Nam đi Huế không phải bằng tàu. 3 Nam làm việc đó không sai. CÂU Sự việc Nam không đi Huế. PHỦ ĐỊNH Sự vật Nam đi Huế không phải bằng tàu. MIÊU Quan hệ TẢ Nam không phải là em tôi. (Không Tính chất có) Nam làm việc đó không sai.
  12. TIẾT : 83 CÂU PHỦ ĐỊNH b. Nam không đi Huế. Thông báo, xác nhận c. Nam chưa đi Huế. không có sự việc CÂU d. Nam chẳng đi Huế. → Phủ định miêu tả. PHỦ ĐỊNH 1. Không phải, nó chần Bác bỏ một ý kiến, chẫn như cái đòn càn một nhận định. 2. Đâu có! → Phủ định bác bỏ.
  13. VÍ DỤ 1.“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” (Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn) Phủ định+Phủ định = Ýnghĩa khẳng định. Trẫm rất đau xót về việc đó, nên phải dời đổi. 2.Câu chuyện ấy ai chẳng biết . Từ nghi vấn + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu chuyện ấy ai cũng biết.
  14. 1. BT1/53: Trong tất cả các câu sau đây câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? a. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. BằngBằng hànhhành độngđộng đó,đó, họhọ muốnmuốn camcam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. ( Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) b.Tôi an ủi Lão: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. ( Nam Cao, Lão Hạc) c. Không, chúng con không đói đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  15. * So sánh: Các câu trong bài tập 2 với các câu ta vừa đặt. a/ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) - Câu có ý nghĩa tương đương: Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa. b/ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn, Quả thơm) - Câu có ý nghĩa tương đương: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. c/ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh =>hayNhững thích câuthú trongchia bàinhau tập nhấm2 ý nghĩa nháp khẳng món định sấu được dầm nhấn bán mạnh trước hơn nhữngcổng câu ta vừatrường. đặt. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội )
  16. LƯU Ý: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Từ nghi vấn + Phủ định =Ý nghĩa khẳng định. Không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định
  17. - Đối với bài học ở tiết học này: - Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật. - Làm hoàn thành các bài tập còn lại. - Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng 4 loại câu đã học. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: CHIẾU DỜI ĐÔ - Tìm hiểu về Lý Công Uẩn, thể chiếu. - Trình tự lập luận, dẫn chứng trong bài chiếu. - Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc.