Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Trường THCS Vĩnh Phú
Giống nhau : Có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
KẾT LUẬN: Vì các tác phẩm ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống thế nào). Ở những văn bản như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Trường THCS Vĩnh Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_bai_26_tim_hieu_yeu_to_bieu_cam_tron.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Trường THCS Vĩnh Phú
- TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 1. Nghe, đọc văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ (sgk trang 95, 96) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản ?
- Giống nhau : Có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm. KẾT LUẬN: Vì các tác phẩm ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống thế nào). Ở những văn bản như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.
- I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? Văn nghị rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
- II. Luyện tập: Bài tập 1: Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I: Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã dùng những biện pháp gì để biểu cảm ? Tác dụng biểu cảm đó là gì ? * Những yếu tố đối lập: + những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu - những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do + vinh dự đột ngột - đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường + cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi - xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái
- Bài tập 2 : Đọc đoạn văn nghị luận sau (SGK trang 97, 98) và cho biết: Những cảm xúc gì được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm như thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục mà còn gợi cảm? * Những cảm xúc biểu hiện qua đoạn văn: - Nỗi buồn của tác giả trước tình trạng “học vẹt”, “học tủ” của học sinh. - Những dằn vặt và sự khổ tâm của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây. * Tình cảm ấy thể hiện: - Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: nỗi khổ tâm, nói làm sao. . . - Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: “Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”. - Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: “Sao không có một “hãng” nào đó ”