Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hoài Thanh (1909 - 1982) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX.

- Ông là tác giả của tập Thi nhân Việt Nam (công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới).

2. Tác phẩm

Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động (1936)

pptx 43 trang minhlee 11/03/2023 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_96_y_nghia_van_chuong_truong_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 96: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. KHỞI ĐỘNG Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận cứ nào để chứng minh cho sự giản dị của Bác? Hãy thể hiện những luận cứ đó trên bản đồ tư duy.
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hoài Thanh (1909 - 1982) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. - Ông là tác giả của tập Thi nhân Việt Nam (công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới). 2. Tác phẩm Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động (1936)
  3. CÂU HỎI - Dựa vào chú thích SGK và những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa tiêu đề của văn bản? - Qua tìm hiểu, em hãy xác định văn bản này thuộc thể loại gì? - Em hãy xác định bố cục của văn bản?
  4. 5. Bố cục. Gồm 3 phần: Ý nghĩa văn chương Phần 1 Phần 2 Phần 3 " Người ta " Văn chương " Vậy thì muôn loài" sự sống " đến bực nào" Nguồn Nhiệm Công gốc của vụ của dụng của văn văn văn chương chương chương
  5. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: - Là tình cảm: lòng thương người, muôn vật, muôn loài.
  6. CÂU HỎI - Em có nhận xét gì về luận cứ và cách lập luận của phần này? - Em có nhận xét gì về luận cứ thứ nhất?
  7. CÂU HỎI Có ý kiến cho rằng: "Quan niệm về nguồn gốc văn chương của Hoài Thanh chưa đầy đủ." Em có nhất trí với ý kiến đó không? Vì sao? Hãy đưa ra quan niệm của em.
  8. - Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. -Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. → Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động.
  9. ➔ Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hoá, lễ hội, trò chơi
  10. Chúng ta nhất trí với ý kiến đó, bởi vì văn chương không chỉ bắt nguồn từ lòng yêu thương mà còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động, từ cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập, từ nỗi đau, từ khát vọng cao cả Chính vì vậy mà Hoài Thanh đã có một cách nói rất khéo léo, không áp đặt cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát quan niệm khác mà ông đã dùng từ "cốt yếu" sau từ "nguồn gốc" để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng yêu thương.
  11. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: b. Nhiệm vụ của văn chương Nhiệm vụ của văn chương Hình dung sự sống muôn hình Sáng tạo sự sống vạn trạng Văn chương phản Đưa ra ý tưởng mà ánh cuộc sống đa cuộc sống hôm nay dạng, phong phú, chưa có, nhưng sẽ có muôn màu, hoặc có thể có nếu muôn vẻ con người phấn đấu
  12. * Trong nhiệm vụ thứ nhất “Hình dung" ở đây là danh từ nghĩa là hình ảnh, là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Chính vì vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống, mà đời sống vốn đa dạng và phong phú. Cho nên nhiệm vụ thứ nhất nói dễ hiểu hơn đó là: Văn chương phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú muôn màu, muôn vẻ. * Nhiệm vụ thứ 2 là sáng tạo Có nghĩa là qua các áng văn chương bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành nhà văn đưa ra ý tưởng mà cuộc sống hôm nay chưa có nhưng sẽ có hoặc có thể có nếu chúng ta biết phấn đấu.
  13. “Cái cò lặn lội bờ ao ” “Vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo”. ( Ca dao ) ( Lượm - Tố Hữu) → Phản ánh cuộc sống lao → Phản ánh cuộc sống động. chiến đấu. 27
  14. ➔Văn chương ghi lại văn hóa, lễ hội, trò chơi, giải trí
  15. Truyện “Thạch Sanh” Truyện “ Cây bút thần” → Phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực xã hội, sự công bằng cho người lao động của người xưa. 31
  16. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: b. Nhiệm vụ của văn chương c. Công dụng của văn chương - Văn chương giúp cho tình cảm và (Dẫn chứng): “ Một người gợi lòng vị tha hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện - Khơi dậy trạng thái cảm xúc cao hay ngâm thơ có thể vui, buồn, thượng cho con người mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”
  17. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: b. Nhiệm vụ của văn chương c. Công dụng của văn chương - Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha (Dẫn chứng): “ Có kẻ nói từ - Khơi dậy trạng thái cảm xúc cao khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi thượng cho con người non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; Từ khi có người - Rèn luyện thế giới cảm xúc cho lấy tiếng chim kêu, tiếng suối con người chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. - Văn chương làm đẹp, làm hay Lời ấy tưởng không có gì là quá những thứ bình thường. đáng”.
  18. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: b. Nhiệm vụ của văn chương c. Công dụng của văn chương - Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha - Khơi dậy trạng thái cảm xúc cao thượng cho con người - Rèn luyện thế giới cảm xúc cho con người - Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường. - Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
  19. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: b. Nhiệm vụ của văn chương c. Công dụng của văn chương 2. Nghệ thuật 3. Ý nghĩa văn bản Văn bản thể hiện quan - Văn bản thể hiện quan niệm của niệm sâu sắc của nhà văn nhà văn về vấn đề gì? về văn chương. III. TỔNG KẾT Để văn bản nghị luận có cảm xúc, hình ảnh, Hoài Thanh đã kết hợp thêm những Ghi nhớ SGK/63 yếu tố khác như: tự sự, miêu tả và biểu cảm. Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
  20. LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
  21. + Luyện những tình cảm ta sẵn có? Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ  Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước Văn chương giúp ta biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt