Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Bánh trôi nước - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

CẢNH LÀM LẼ

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, 
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! 
Năm thì mười họa, nên chăng chớ, 
Một tháng đôi lần, có cũng không ... 
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng, 
Cầm bằng làm mướn, mướn không công. 
Thân này ví biết dường này nhỉ, 
Thà trước thôi đành ở vậy xong. 

pptx 24 trang minhlee 11/03/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Bánh trôi nước - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_banh_troi_nuoc_truong_thcs_thpt.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Bánh trôi nước - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ viết bằng chữ Nôm ngày càng được sáng tác nhiều và có giá trị. - Với những sáng tác độc đáo, Hồ Xuân Hương được coi là Bà Chúa Thơ Nôm. 2. Tác phẩm Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu của nữ sĩ.
  2. Thân em vừa trắng, lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 15
  3. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 3. Giá trị bài thơ - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. - Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 4. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. - Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật. 5. Ý nghĩa văn bản Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến: - Ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ. - Thể hiện lòng cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.