Tài liệu học online môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận vế tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Trường THCS & THPT Cô Tô
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
1. Ví dụ sgk/61
2. Nhận xét:
a/ Vấn đề nghị luận của văn bản:
Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-Pa” của Nguyễn Thành Long.
* Nhan đề:
- Sa Pa không lặng lẽ
- Xao xuyến Sa Pa
- Vẻ đẹp của lối sống và tình người trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ…
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu học online môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận vế tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Trường THCS & THPT Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_online_mon_ngu_van_lop_9_nghi_luan_ve_tac_pham.docx
Nội dung text: Tài liệu học online môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận vế tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Trường THCS & THPT Cô Tô
- Nghị luận vế tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 1. Ví dụ sgk/61 2. Nhận xét: a/ Vấn đề nghị luận của văn bản: Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa-Pa” của Nguyễn Thành Long. * Nhan đề: - Sa Pa không lặng lẽ - Xao xuyến Sa Pa - Vẻ đẹp của lối sống và tình người trong “Lặng lẽ Sa Pa” - Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ b. Hệ thống luận điểm (Tìm những câu nêu hoặc cô đúc các luận điểm của văn bản?) + Yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. + Hiếu khách, quan tâm đến người khác. + Khiêm tốn. * Những câu nêu lên hoặc cô đúc các luận điểm của văn bản - “Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ (Các câu nêu vấn đề nghị luận). - “Trước tiên nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu chủ đề nêu luận điểm) - “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người’, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. (Câu chủ đề nêu luận điểm) - “Công việc vất vả, có nhũng đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. (Câu chủ đề nêu luận điểm) - “Cuộc sống của chúng ta thật đáng tin yêu. (Đoạn cuối bài – những câu cô đúc vấn đề nghị luận). c/ Cách lập luận: - Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý. - Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể có trong tác phẩm. - Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động, bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm . 3. Kết luận: - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Nội dung: Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động của nhân vật nghệ thuật trong tác phẩm. - Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng. II. Luyện tập 1. Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp nhân vật này. 2. Các ý kiến được nêu: 1
- a/ Tìm hiểu đề: - Thể loại: nghị luận về một nhân vật - Phương pháp: xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân - Đối tượng: nhân vật ông Hai - Phạm vi dẫn chứng: truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân - b/ Tìm ý: - Phẩm chất nổi bật: tình yêu làng hòa quyện gắn bó với lòng yêu nước. + Chi tiết tản cư, nhớ làng + Theo dõi tin tức kháng chiến + Khi nghe tin làng theo giặc + Khi nghe tin cải chính - Các chi tiết nghệ thuật: + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt + Các chi tiết miêu tả nhân vật + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại) 2. Dàn bài: A. Mở bài: nêu vấn đề nghị luận - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về nhân vật ông Hai: tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước. B. Thân bài: Triển khai tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật xây dựng nhân vật. 1. Luận điểm 1: tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai - Luận cứ 1: ở nơi tả cư ông Hai nhớ Làng. - Luận cứ 2: ông theo dõi tin tức kháng chiến - Luận cứ 3: ông đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. - Luận cứ 4: ông vui sướng khi tin đồn được cải chính. 2. Luận điểm 2: nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Kim Lân - Luận cứ 1: chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật. - Luận cứ 2: các chi tiết miêu tả nhân vật: ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ tự nhiên dân dã giàu tính khẩu ngữ, đặc biệt là tâm lý hay khoe làng của nhân vật ông Hai. - Luận cứ 3: các hình thức trần thuật phong phú: đối thoại, độc thoại nội tâm. C. Kết bài: kết thúc vấn đề - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật 3. Viết bài * Chú ý: - Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn: diễn dịch, qui nạp , tổng- phân- hợp. - Phương pháp lập luận chứng minh, phân tích, giải thích - Các dẫn chứng chính xác và tiêu biểu. - Lí lẽ phải xuất phát từ tính cách số phận nhân vật. - Các đoạn phải có sự liên kết. - Chú ý dùng dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép \ 3
- - Từ ngữ giàu giá trị tạo hình, gợi hình ảnh một gia đình hạnh phúc. - Thủ pháp liệt kê: + Một bước, hai bước, tiếng nói, tiếng cười: gợi hình ảnh trẻ đang tập nói, tập đi và không khí gia đình đang tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. + Tới cha, tới mẹ: ánh mắt dõi theo của cha mẹ, vòng tay đón đợi của gia đình. -> Lời thơ giản dị như một lời tâm tình: gia đình là cội nguồn, là cái nôi yêu thương, ấm áp đầu đời. “Đan lờ tấm lòng” - Cuộc sống lao động cần cù của quê hương, quê hương đã chở che, đùm bọc và nuôi dưỡng mỗi người. => Lời nhắn nhủ: trên hành trình trưởng thành, con nhờ công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, của gia đình, sự đùm bọc của quê hương vì thế con không được phép quên. 2. Phẩm chất cao quý của người đồng mình và lời khuyên con: “Người đồng mình thương lắm con ơi .không lo cực nhọc” - Người đồng mình: chỉ những người sống trên một vùng đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. - Phép điệp (sống, không chê), kết hợp so sánh: người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương. - Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. “Người đồng mình thô sơ da thịt phong tục” - Hình ảnh người đồng mình tuy vóc dáng, hình hài thô sơ da thịt nhưng lớn lao về ý chí, tâm hồn. + “đục đá”: quá trình dựng làng, bản, làm nên mọi giá trị vật chất (nhà cửa, bản làng, đồng ruộng). + “làm phong tục”: làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. => Lời thơ tràn đầy niềm tự hào và vẻ cao quý của người đồng mình. “Con ơi tuy thô sơ da thịt nghe con” - Nhắn nhủ người con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, lấy đó làm hành trang để bước trên đường đời. • Ý nghĩa VB: (ghi nhớ sgk) Qua bài thơ Nói với con, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp của một dân tộc miền Núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Mây và sóng I- Giới thiệu: 1/ Tác giả: - Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ, xuất thân trong gia đình quý tộc. - Ông là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nobel về văn học (1913). - Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc dân chủ sâu sắc, tư tưởng nhân văn cao cả và chất trữ tình nồng đượm. 2/ Tác phẩm: 5