SKNN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trần Bảo Toàn

* Thuận lợi:

- Nhà trường: 

+ Được sự ủng hộ của Phòng giáo dục – Đào tạo và sự đồng tình của phụ  huynh học sinh, nhà trường đã được tạo điều kiện trang bị 1 phòng máy vi tính gồm 1 máy giáo viên và 25 máy học sinh trong 3 năm học vừa qua để phục vụ nhu cầu học tin học.

+ Được sự đồng ý của phòng giáo dục đào tạo, trường tiểu học C Phú Mỹ đã mạnh dạn trang bị phòng máy vi tính và giảng dạy tin học từ lớp 4 đến lớp 5, được trang bị phòng máy sử dụng đó là điều hết sức thuận lợi cho học sinh học tập và giáo viên giảng dạy.

+ Luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng giáo dục đạo tạo huyện Phú Tân, nhà trường nên phòng máy vi tính thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng máy phục vụ cho việc dạy và học tập.

+ Hệ thống máy tính bản thân tôi cũng đã cài đặt các phần mềm quản lí học sinh và giáo viên cùng các phần mềm hỗ trợ khác nhằm khai thác triệt để hiệu quả hệ thống máy vi tính mà nhà trường mình có.

- Giáo viên:

+ Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. 

+ Yêu mến học sinh, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Luôn lắng nghe sự đóng góp giúp đỡ của đồng nghiệp trong nhà trường, các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn Tin học để phát huy tốt bản thân cho công tác dạy.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc giảng dạy môn Tin học ở bậc tiểu học.

- Học sinh:

+ Giảng dạy Tin học ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết đầu tiên về Tin học và ứng dụng Tin học trong đời sống, học tập. Bước đầu làm quen với môn học biết xử lý giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.

+ Có tinh thần ham học hỏi, yêu thích môn Tin học.

+ Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. 

+ Trong nhà trường thì việc đào tạo tin học cho học sinh sao có chất và lượng đó là nhiệm vụ hàng đầu. Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tin học, có kiến thức cơ bản, kỹ năng sơ đẳng từ đó tạo nền móng cho các em học và tự học nâng cao kiến thức sau này.

doc 13 trang minhlee 08/03/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "SKNN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trần Bảo Toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsknn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_thuc_hanh_tin.doc

Nội dung text: SKNN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trần Bảo Toàn

  1. + Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. * Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học lớp 5. * Lĩnh vực: Chuyên môn Tin học. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: - Năm học 2016 – 2017, nhà trường đã trang bị phòng máy vi tính tạo điều kiện học tập tin học cho các em và năm học 2017 – 2018 bản thân về trường nhận nhiệm vụ giảng dạy môn tin học. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học ở khối lớp 5 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (Học sinh hoàn thành tốt), do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu về chất lượng. - Do tình hình trường nên các em chỉ được tiếp xúc môn Tin học ở lớp 4 nên việc học và bắt đầu tìm hiểu còn rất khó khăn với các em. Lớp 4 các em được học quyển Luyện tập Tin học 3, còn lớp 5 các em học quyển Luyện tập Tin học 4. - Mặt khác, hầu hết học sinh thường thiếu chủ động và phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ yêu cầu được giao, không cố gắng giải quyết vấn đề, thậm chí có em bỏ yêu cầu thực hành để mở những chương trình trò chơi (game) khác để thực hiện. Do đó, các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra thực hành, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. - Từ những trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá và tự học. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: - Trải qua công tác giảng dạy tin học lớp 5 tôi nhận thấy ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức về tin học, phát triển tư duy mặt khác phải chú trọng rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập vào đời sống. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy tính, một số học sinh còn ngại thực hành vì thao tác trên máy tính chưa chuẩn, đa số thực hành trên máy tính chỉ tập trung vào học sinh hoàn thành tốt số còn lại chỉ quan sát nên khi giáo viên hỏi lại không thực hiện được do vậy các tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao. 3
  2. - Trong điều kiện cơ sở vật chất của trường, với một tiết thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. - Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. - Cách chia nhóm: Chia nhóm 2-3 học sinh/1 máy (nhóm ngẫu nhiên với nhiều đối tượng học sinh để hỗ trợ cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành trong quá trình thực hành). Giáo viên chọn những học sinh hoàn thành tốt làm nhóm trưởng. Hình ảnh được chia nhóm 2 bạn/ 1 máy ➢ Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành. Hướng dẫn cho học sinh các thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: + Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát và bổ trợ khi cần thiết. Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành trong các nhóm; những kỹ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt trong nhóm + Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. + Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng của mình. 5
  3. - Ví dụ về tiết thực hành vẽ theo mẫu trên phần mềm Paint: + Cho các em xem mẫu vẽ trước khi thực hành qua phần mềm quản lý của máy giáo viên Netop School. Học sinh quan sát mẫu vẽ trước khi thực hành + Qua các công cụ chúng ta đã học trong phần mềm Paint các em thấy các mẫu vẽ trong bức hình sau sẽ được vẽ từ các công cụ nào mà chúng ta đã học. + Từ đó kích thích sự hứng thú học tập của các em, các em sẽ tập trung vào tìm hiểu bài học, tìm hiểu công cụ nào để vẽ được mẫu vẽ ngôi nhà, công cụ nào vẽ cây cối , công cụ vẽ mây và hàng rào. - Học sinh khi được tạo cảm hứng rất hăng say chú ý bài theo hướng dẫn của giáo viên, khi các em tập trung thì dễ tiếp thu hơn, thực hành tốt hơn và trong quá trình chia nhóm 2 bạn/ 1 máy học sinh hoàn thành tốt có thể hướng dẫn bạn chưa hoàn thành chi tiết hơn, còn học sinh chưa hoàn thành sẽ thao tác tốt khi hiểu được công cụ nào để tạo ra được hình vẽ, mẫu vẽ đúng theo yêu cầu. 3.3.5. Biện pháp 5: Củng cố kiến thức lý thuyết trước khi thực hành. - Kiến thức lý thuyết nghe có vẻ khô khan nhưng nó lại là nguồn kiến thức giúp chúng ta áp dụng vào thực hành, thực tiễn vì lý thuyết cũng đúc kết từ thực hành, vận dụng. Mối quan hệ giữa lý thuyết với thực hành là rất quan trọng trong môn Tin học nếu các em đã nắm được lý thuyết thì vấn đề thực hành chỉ còn phụ thuộc vào kỹ năng sử lý nhanh hay chậm của các em. - Muốn thực hành tốt điều quan trọng là kiến thức lý thuyết phải nắm vững vàng, hiểu được ý nghĩa từng nội dung và nắm chắc kiến thức trước khi vào thực hành. Bởi vậy giáo viên nên định hướng kiến thức phù hợp với từng học sinh, đưa ra phương pháp truyền thụ cho các em dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu giúp các em có kiến thức để thực hành tốt. - Ví dụ phần mềm Paint (sách Luyện tập Tin học 4 tập 1) khi các em nắm được kiến thức về công dụng từng công cụ qua hình dáng khác nhau trong Paint khi học lý thuyết thì các em áp dụng vào để vẽ các hình theo mẫu rất thuận tiện và có thể sáng tạo thêm đối với các em học sinh hoàn thành tốt. - Ví dụ phần mềm Microsoft PowerPoint (sách Luyện tập Tin học 4 tập 1) kiến thức lý thuyết rất quan trọng chủ yếu phần mềm này các em phải nhớ được các nút lệnh để tạo trang nền cho bài trình diễn; nút lệnh chèn hình, nút lệnh chèn 7
  4. nhóm lớn theo từng dãy của phòng máy thực hành, trong mỗi nhóm lại chia thành các cặp mỗi cặp ngồi chung một máy tính, ngồi cố định với nhau trong suốt học kì, các em sẽ cùng học, cùng thực hành ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học. - Giáo viên sẽ theo dõi quá trình học, tiến bộ của các nhóm qua các tuần, tháng và có đánh giá sau mỗi tháng, học kì. Hình ảnh giúp đỡ bạn vẽ Paint Hình ảnh giúp đỡ bạn làm Photo Story Hình ảnh giúp đỡ bạn làm Word Hình ảnh giúp đỡ bạn làm PowerPoint - Giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh hoàn thành tốt kèm một học sinh chưa hoàn thành hoặc học sinh hoàn thành để cho học sinh hoàn thành tốt này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật kỹ trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. 9
  5. - Giáo viên chia nhỏ thành các yêu cầu sau: + Tạo chữ nghệ thuật (WordArt) với nội dung là NGÀY EM VÀO ĐỘI. + Tiếp theo tạo chữ nghệ (WordArt) với nội dung là Họ và tên học sinh. + Sau đó thay đổi kiểu WordArt; thay đổi màu nền tím, màu viền màu tím và hiệu ứng chữ cho nội dung NGÀY EM VÀO ĐỘI. + Cuối cùng là thay đổi kiểu WordArt; thay đổi màu nền vàng, màu viền vàng và hiệu ứng chữ cho nội dung Họ và tên học sinh. - Các bài tập không quá dài mà được nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức bài học trước. 3.3.9. Biện pháp 9: Khen thưởng, khích lệ các em. - Các môn học khác có thể treo thưởng, khích lệ các em bằng cách phát quà hoặc được tuyên duyên. Còn môn tin học ngoài việc đó, giáo viên có thể sử dụng phần mềm, các trò chơi có thể vừa chơi vừa rèn được kỹ năng sử dụng máy tính để khuyến khích học sinh có động lực học tập. Hình ảnh giải trí sau khi hoàn thành bài tập trước thời gian - Các trò chơi trên máy tính luôn là phần thưởng mà các em học sinh luôn hào hứng muốn đạt được. Đó cũng là một phần giúp cho các em có mục tiêu thực hành tốt hơn. - Ví dụ nhóm nào hoàn thành nhanh trước thời gian quy định thì sẽ được sử dụng phần mềm, trò chơi trong máy tính như trò chơi “nhanh tay lẹ mắt” trong quyển Luyện tập Tin học 3. Phần mềm này không chỉ giải trí mà còn giúp các em thao tác chuột nhanh và vận động trí óc khi tham gia trò chơi này. - Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên giao cho. 11
  6. 2. Sau khi áp dụng sáng kiến: - Trong 3 năm học vừa qua khi áp dụng biện pháp học sinh học tích cực hơn, thực hành tốt hơn, ít làm chuyện riêng vì rất hứng thú với tiết thực hành hay bài tập được giao cho. - Học sinh chưa hoàn thành cũng thao tác làm bài tập đúng theo yêu cầu được giao cho, học sinh hoàn thành tốt thì phát huy được tính giúp đỡ bạn bè và tính tập thể. - Kết quả của khối lớp 5 (sách Luyện tập Tin học 4) trong tiết thực hành khi áp dụng đề tài năm học 2018 – 2019: Kết quả kiểm tra Sĩ Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác TT Lớp số nhanh đúng chậm chưa được SL % SL % SL % SL % 1 5A 44 12 27,3 25 56,8 6 13,6 1 2,3 2 5B 41 9 21,9 24 58,6 6 14,6 2 4,9 3 5C 40 7 17,5 23 57,5 5 12,5 5 12,5 4 5D 38 8 21,1 22 57,9 4 10,5 4 10,5 5 5E 38 6 15,8 25 65,8 6 15,8 1 2,6 Tổng 201 42 20,9 119 59,2 27 13,4 13 6,5 3. Lợi ích thu được của sáng kiến áp dụng: Qua thời gian áp dụng, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh hoàn thành tốt. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. VI. Kết luận: - Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của trường Tiểu học thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em có tính giúp đỡ bạn bè. - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong thời gian gần đây, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều thiếu sót trong cách thực hiện. Mong được đón nhận ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để giúp đỡ học sinh ngày một tốt hơn. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Bảo Toàn 13