SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Kim Phượng

* Thuận lợi:

Đơn vị có đội ngũ giáo viên có đủ năng lực đảm nhiệm giảng dạy. Trình độ chuyên môn của giáo viên đa số đạt trên chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm chăm sóc học sinh.

- Tổ trưởng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong chuyên môn.

- Đa số Cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của các em.

* Khó khăn:

- Còn một vài phụ huynh do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, kinh tế không ổn định phải đi làm xa, gửi con lại cho ông bà nên  ít quan tâm đến việc học của con em.

- Còn một vài trường hợp học sinh cá biệt và bệnh về trí não nên việc tiếp thu bài còn rất chậm nên giáo viên rất vất vả trong việc giảng dạy cho các em.

* Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao.

* Lĩnh vực: Chuyên môn.

doc 10 trang minhlee 08/03/2023 5960
Bạn đang xem tài liệu "SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Kim Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsknn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_su_dung_thiet_bi_day_ho.doc

Nội dung text: SKNN Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Kim Phượng

  1. PHÒNG GD - ĐT PHÚ TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH C PHÚ MỸ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phú Mỹ, ngày 20 tháng 10 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Huỳnh Kim Phượng , Nữ . - Ngày tháng năm sinh: 07/6/1968. - Nơi thường trú: ấp Trung 2, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Tiểu học C Phú Mỹ . - Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng. - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm. - Lĩnh vực công tác: Quản lý chung. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: * Thuận lợi: - Đơn vị có đội ngũ giáo viên có đủ năng lực đảm nhiệm giảng dạy. Trình độ chuyên môn của giáo viên đa số đạt trên chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm chăm sóc học sinh. - Tổ trưởng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong chuyên môn. - Đa số Cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của các em. * Khó khăn: - Còn một vài phụ huynh do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, kinh tế không ổn định phải đi làm xa, gửi con lại cho ông bà nên ít quan tâm đến việc học của con em. - Còn một vài trường hợp học sinh cá biệt và bệnh về trí não nên việc tiếp thu bài còn rất chậm nên giáo viên rất vất vả trong việc giảng dạy cho các em. * Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao. * Lĩnh vực: Chuyên môn. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Như chúng ta đã biết, để thực hiện tốt chương trình ở bậc Tiểu học đảm bảo theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, người giáo viên cần phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đó vào thực hành. Để thực hiện điều này thì giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức về chuyên môn và phải phối hợp nhiều phương pháp dạy học, trong đó việc sử dụng đồ dùng dạy học chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, với vai trò là Hiệu trưởng, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả trong các tiết dạy. Vì vậy, tôi luôn 1
  2. cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề rất cần thiết. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện tốt mục tiêu dạy học. Vì đồ dùng dạy học là những phương tiện tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Vì thế, việc chuẩn bị để sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là hết sức cần thiết đối với giáo viên trước khi lên lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học, bản thân đã suy nghĩ và tổ chức thực hiện giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học nhiều năm qua đạt kết quả cao. Trong năm học này, tôi tiếp tục áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên sử dụng đạt hiệu quả cao” để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tiến trình thực hiện: Trong những năm qua, tôi luôn tìm nhiều biện pháp nghiên cứu, học hỏi thêm những kinh nghiệm ở đồng nghiệp để thực hiện sáng kiến và đạt kết quả bước đầu khá tốt. Từ những kết quả đạt được trong năm học 2018 - 2019, tôi tiếp tục dự giờ, chỉ đạo cho giáo viên một số biện pháp trong năm học 2019 - 2020 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục. 3.2. Thời gian thực hiện: Năm học 2019 – 2020. 3.3. Biện pháp tổ chức: 3.3.1. Biện pháp 1: Họp Ban giám hiệu: Ngay từ đầu các năm học, Ban giám hiệu chúng tôi họp để thống nhất chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học: - Cán bộ phụ trách thiết bị, kiểm kê theo danh mục, giải quyết cho giáo viên mượn nguyên cả bộ ngay từ đầu năm học và cuối năm học mới trả lại. - Giáo viên chủ động trong việc sử dụng cũng như có kế hoạch tự làm các loại thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu. - Để giúp cho việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, nhà trường đã trang bị cho mỗi lớp một tủ sắt để bảo quản đồ dùng dạy học và được để ngay tại lớp học, rất thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi sử dụng đồ dùng thiết bị. 3.3.2. Biện pháp 2: Họp tổ chuyên môn ở các khối lớp: Để giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, khi họp tổ chuyên môn lần thứ hai, tôi đã chỉ đạo giáo viên các khối lớp thực hiện một số giải pháp sau: 3
  3. 3.3.3. Biện pháp 3: Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng, thấy được một số hạn chế và những bất hợp lý còn tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục cần đòi hỏi nhà trường phải có đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học và các thiết bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học. Trong mấy năm gần đây, nhà trường tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó có phong trào "Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học", bởi vì tôi nhận thấy: - Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học. - Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học. Ví dụ: Khi dạy các bài (5 bài) “Bảng đơn vị đo độ dài; Bảng đơn vị đo khối lượng; Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài; Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng; Bảng đơn vị đo diện tích”. Giáo viên chỉ làm một đồ dùng bài “Bảng đơn vị đo khối lượng”, sẽ dạy được các bài trên. +Vật liệu: gồm thiết, đề can, nẹp nhôm, nam châm lá, nam châm, con tán. +Cách làm: in chữ, số có đơn vị đo liên quan đến các bài dạy, dán vào thiết dán nam châm. Cắt đóng khung, làm bộ chữ rời, in đề can. +Cách sử dụng: giáo viên lần lượt gọi học sinh nêu lại các đơn vị đo, học sinh nêu đến đâu giáo viên cài đến đó. - Khi nghiên cứu làm làm đồ dùng dạy học, cần chú ý một vài yêu cầu sau: + Đảm bảo gọn, bền, đẹp để gây cảm giác tốt đối với học sinh trong quá trình tiếp thu bài. + Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm. + Thể hiện rõ nội dung, ý nghĩa bài dạy. - Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị các vật thật, tranh ảnh để tiết dạy thêm sinh động, kích thích sự hứng thú của các em trong học tập. Ví dụ: Khi dạy TNXH lớp 3 bài “Rễ cây (tiếp theo) ” có phần thực hành: Cắt một cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất. Sau một ngày, em thấy cây rau như thế nào? Tại sao? Để học sinh trình bày chính xác, giáo viên phải dặn các em thực hành trước ở nhà và ghi kết quả, sau đó đem vào lớp vật thật để trình bày kết quả đã thực hành ở nhà. 3.3.4. Biện pháp 4: Giáo viên sử dụng đồ dùng học tập của học sinh Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị đồ dùng dạy học của người thầy mà đồ dùng học tập của trò cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho các em. Bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức và đồ dùng học tập của học sinh 5
  4. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác” (Môn thủ công lớp 1), để đảm bảo yêu cầu cần đạt, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị: * Giáo viên: + Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. + Hai tờ giấy màu khác nhau. + Giấy trắng làm nền, hồ dán. * Học sinh: + Giấy thủ công màu. + Giấy nháp có kẻ ô ki. + Vở thủ công, hồ dán, bút chì. Ví dụ 2 : Khi dạy bài: “Gấp, cắt dán bông hoa” (Thủ công lớp 3) * Giáo viên: +Bài mẫu về bông hoa, bình hoa. +Các tờ giấy màu khác nhau. + Giấy trắng làm nền, hồ dán. * Học sinh: + Giấy thủ công màu. + Giấy nháp có kẻ ô ki. + Vở thủ công, hồ dán, bút chì. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Ôn tập: Con người và sức khoẻ”, giáo viên có thể (dùng phiếu học tập vào cuối giờ dạy) để tổ chức cho học sinh tự đánh giá qua bài tập cá nhân. Qua kết quả phiếu học tập giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ thấy được không có một đồ dùng dạy học nào là vạn năng chỉ có thể sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực cho giờ dạy. 7
  5. Sau khi áp dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy giáo viên không còn ngán ngại khi sử dụng đồ dùng trong dạy học. Thấy được hiệu quả của nó tất cả giáo viên đều tích cực nghiên cứu để sử dụng đồ dùng dạy học. Đến giữa học kì I, các tiết học đã trở lên hấp dẫn hơn, thu hút học sinh, học sinh rất thoải mái, tự tin và thích học, thích đến trường. Bởi vì chính đồ dùng dạy học đã giúp các em tiếp thu bài một cách dễ dàng, hiểu bài, làm được bài, chất lượng giáo dục nâng lên một cách rõ rệt. Đó là kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Kết quả: a. Về giáo viên: Chất lượng giảng dạy của giáo viên hàng năm có tăng: * Năm học: 2017 - 2018: có 30 giáo viên tham gia phong giáo viên dạy giỏi, trong đó: - Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường : 29 . - Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 13 . - Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh có : 02. * Năm học: 2018 - 2019: có 31 giáo viên tham gia phong giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 29. b. Về học sinh: Năm học Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 2018 - 2019 921 555 60,3% 362 39,3% 4 0,4% 2019 - 2020 Các tiết học đã trở lên hấp dẫn hơn, thu hút học sinh, học Giữa HKI sinh rất thoải mái, tự tin và thích học, thích đến trường. V. Mức độ ảnh hưởng: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong nhà trường được nâng lên, các thiết bị và đồ dùng dạy học trong nhà trường và trong từng lớp học được giáo viên sử dụng rất hiệu quả, việc học tập của học sinh được phát huy một cách tích cực, các em hăng say học tập và hiệu quả của từng tiết dạy được nâng cao. Chính vì thế tôi nhận thấy đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các khối lớp trong nhà trường và có thể nhân rộng ở các trường bạn và qua các giải pháp nêu trên đã được các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường nhận thấy hay và có hiệu quả. Để mang lại thành công trong các giải pháp trên, tôi thiết nghĩ những điều kiện cần thiết đó là: Giáo viên phải luôn hiểu được tầm quan trọng của các thiết bị và đồ dùng dạy học trong nhà trường là vô cùng cần thiết, giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức tận dụng tối đa các đồ dùng dạy học vào các tiết học và các trò chơi, đố vui, hái hoa học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình: “Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc học tập”. Như thế hiệu quả các giải pháp trên sẽ thành công đáng kể. VI. Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay nhất là đối với bậc Tiểu học, bậc học có những đặc trưng khác biệt so với bậc học 9